Leo núi dã ngoại ở Geneva
Tại biên giới Thụy Sĩ và Pháp, du khách có thể trải nghiệm việc leo núi, tận hưởng thiên nhiên trong lành nếu đến thăm Geneva.
Từ trung tâm thành phố Geneva, chuyến xe buýt số 8 đi về phía nam thành phố theo hướng Veyrier Douane chính là cánh cửa đầu tiên đưa bạn đến chân núi Salève. Được mệnh danh là “ban công của Geneva”, ngọn núi này có độ cao 1.308 m. Nơi đây được ví như thiên đường dành cho người yêu thiên nhiên và muốn trốn tránh chốn đô thị náo nhiệt.
Núi Salève là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng dãy Apls và đỉnh Mont Blanc hùng vĩ xa xa với mây và tuyết thường xuyên phủ trắng.
Đường mòn dẫn lên đỉnh núi dành cho người leo núi.
Điều đầu tiên phải nhớ khi quyết định leo ngọn núi này đó là mang hộ chiếu bên mình. Mặc dù không thường xuyên kiểm tra, nhưng về hành chính, bạn đang di chuyển ở một khu vực biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp, nơi mà hoạt động kiểm tra giấy tờ tùy thân hay hành lý mang theo luôn khá khắt khe. Ngoài ra, dày dép và quần áo nên thuận tiện cho việc leo núi bởi thời tiết tại Geneva chủ yếu lạnh.
Chuyến xe buýt số 8 sẽ chạy khoảng 45 phút đưa bạn từ trung tâm Geneva đến chân núi Salève với giá vé 2,5 franc Thụy Sĩ (khoảng 60.000 đồng). Đi bộ một đoạn từ bến xe buýt đến cổng vào khu dã ngoại núi Salève, du khách sẽ dùng cáp treo từ chân lên đến lưng chừng núi, giá vé khứ hồi là 13 franc (hơn 300.000 đồng) dành cho người lớn. Hệ thống cáp treo này sẽ mở lại từ tháng 4/2014 sau một thời gian đóng cửa để nâng cấp.
Video đang HOT
Vách đá chứa đầy dấu tích người tiền sử.
Vách đá của ngọn Salève về phía Veyrier là khu vực được quy hoạch khảo cổ, sau khi nhiều nhà thám hiểm phát hiện các hóa thạch xương ngựa, tuần lộc, chim đa đa, đá lửa, những mảnh gỗ được chạm khắc trong các hang động cũng như những ngôi mộ đá tại núi Salève. Khách du lịch chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng vách đá này từ cáp treo khi nó từ từ di chuyển mỗi lần lên hoặc xuống.
Đoạn lưng chừng núi, nơi cáp treo dừng lại không chỉ là có nhà hàng, bãi cỏ rộng cho du khách nghỉ chân nhưng còn là điểm chính để dân chơi máy bay mô hình hay nhảy dù nhảy từ trên xuống thành phố phía dưới.
Quãng còn lại lên tới đỉnh núi chính là dành cho những người thích leo núi chinh phục những con đường mòn dốc ngoằn nghoèo lởm chởm đá bằng chính đôi chân của mình. Cũng có những con đường mòn khác phù hợp với xe đạp địa hình nếu bạn muốn trải nghiệm và khám phá khu vực rộng hơn của cả dãy núi.
Nhảy dù lượn từ trên núi Salève.
Những con đường mòn có bảng mũi tên chỉ dẫn đã được cắm sẵn trên đoạn đường leo lên đỉnh núi. Với những du khách khỏe mạnh, không cần nghỉ ngơi dọc đường, leo lên tới đỉnh cũng mất khoảng 30 phút. Nhưng cũng chính từ đỉnh này mà du khách được nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về thành phố Geneva, hồ Geneva, phía nam dãy núi Jura, rặng Prealps, hồ Annecy…Tất nhiên là vào một ngày trời trong xanh, có nắng.
Đây cũng là môi trường tự nhiên tuyệt vời mà nhiều người Thụy Sĩ ưa thích đến để thư giãn và khám phá thiên nhiên. Không gian và các dịch vụ hỗ trợ nơi này thuận tiện cho hoạt động dã ngoại, đi bộ, leo núi, xe đạp địa hình, chơi máy bay mô hình hoặc nhảy dù vào mùa hè cũng như trượt tuyết vào mùa đông.
Theo VNExpress
6 điểm đến chết chóc trên thế giới
Số người chết trên đỉnh Mont Blanc (Pháp) mỗi năm còn cao hơn ở Everest. Biển ở Florida (Mỹ) lại được gọi là "thủ đô cá mập của thế giới" vì số lượng cá mập tấn công người cao kỷ lục.
New Smyrna, Florida, Mỹ Với 250 vụ cá mập tấn công trong lịch sử, New Smyrna trở thành bãi biển có số lần cá mập tấn công cao nhất thế giới tính trên mỗi km vuông. Theo Cơ sở dữ liệu quốc tế về cá mập tấn công người (ISAF), biển ở Florida là "thủ đô cá mập của thế giới". Người ta ước tính trong vòng 3 m có một con cá mập nhưng may mắn hầu hết các vụ đều không dẫn đến tử vong. ISAF cũng cho biết có 72 vụ cá mập tấn công trên thế giới vào năm ngoái và tăng đều từ năm 1990 đến nay.
Mont Blanc, Chamonix, Pháp Mont Blanc (có nghĩa là Núi Trắng) là ngọn núi cao nhất trong dãy Alps, cách mực nước biển gần 4.800 m. Nó cũng giữ kỷ lục là nơi dễ gặp tử thần nhất với khoảng 100 ca tử vong mỗi năm. Trong khi đó, tổng số người chết khi leo Everest đến nay là hơn 200 người. Các yếu tố thời tiết, tuyết lở và sự thiếu kinh nghiệm đã khiến lượng người chết ở đây cao kỷ lục.
Half Dome, Công viên quốc gia Yosemite, Mỹ Là một trong những tuyến đi bộ dài và nguy hiểm nhất trong Công viên quốc gia Yosemite ở California, Half Dome đòi hỏi du khách phải trek cả một ngày và dựa trên dây cáp kim loại để lên đến đỉnh. Đây cũng là nơi những người leo núi có thể phải đối mặt cái chết nếu chẳng may trượt khỏi dây cáp hoặc rơi xuống những vách đá lớn trong thời tiết ẩm ướt. Hơn 60 người đã bỏ mạng ở Half Dome hoặc trên đường đến đây. Một số chết vì sét đánh, đau tim...
Vách đá Moher, Ireland Vách đá Moher thu hút khoảng một triệu du khách mỗi năm. Nhìn ra Đại Tây Dương, những vách đá phiến sét và sa thạch cao gần 120 m, dựng đứng tạo nên tầm nhìn ngoạn mục và cũng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm. Mặc dù không có số liệu thống kê chính xác số người tử vong, nơi đây từng ghi nhận một số trường hợp ngã chết người. Nguyên nhân thường do địa hình có độ dốc lớn, đất không đồng đều, thiếu đường hành lang an toàn, mưa (khiến trơn trượt) và gió mạnh. Trên thực tế, điểm tham quan này đóng cửa khi dự báo có gió quá mạnh.
Núi lửa Kilauea, Hawaii, Mỹ Có ba núi lửa hoạt động tại Hawaii, trong đó nguy hiểm nhất là Kilauea trên Đảo Lớn. Lần phun trào lớn gần đây nhất của núi lửa là năm 1983, nhưng năm 2014, dung nham từ Kilauea trở nên đáng sợ khi tràn tới gần thị trấn Pahoa. Vài thế kỷ trước, hơn 400 người thiệt mạng trong vụ phun trào núi lửa. Theo báo cáo của công viên quốc gia núi lửa Hawaii, mỗi thập kỷ có khoảng 40 trường hợp tử vong liên quan đến núi lửa. Nguyên nhân được cho là nhiễm độc không khí (khói mù dung nham), đặc biệt nguy hiểm cho du khách bị bệnh hen suyễn hoặc tim mạch.
Sông Colorado, Mỹ Con sông dài 2.330 km chảy qua Colorado, California, Utah, Nevada và Arizona. Thậm chí nó còn chảy qua Grand Canyon nên không có gì ngạc nhiên khi người dân địa phương và du khách ở nhiều nơi đổ về đây tham quan. Các hoạt động bao gồm đi bè trên sông, trượt ống và bơi lội. Tuy nhiên, nhiều người không lường trước được mức độ nguy hiểm của vùng nước này, đặc biệt là sau khi mưa lớn và băng tuyết tan chảy. Năm 2014 đánh dấu một kỷ lục khi xảy ra 15 ca tử vong chỉ trong 7 tháng đầu năm. Trường hợp chết đuối thường do dòng nước dữ gây nên đôi khi kết hợp với sự thiếu kiến thức hoặc thiết bị an toàn thích hợp.
Theo VNExpress
10 địa danh du lịch đẹp đến nao lòng của nước Pháp Nước Pháp quyến rũ bất kỳ du khách nào trên thế giới khi ghé thăm. Dưới đây là danh sách 10 địa danh du lịch đẹp đến nao lòng của nước Pháp. Bến cảng lâu đời của Pháp - Marseille có ảnh hưởng của vùng Địa Trung Hải, phong phú về văn hóa và di sản. Đây cũng là địa danh du lịch...