Lèo lái bởi chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn, Sasco báo lãi quý III giảm 35% do ảnh hưởng từ dịch
Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất ( Sasco, UPCoM: SAS) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch HĐQT đã có 3 quý liên tiếp phải ghi nhận sụt giảm ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Sasco tiếp tục báo lãi quý III sụt giảm 35%
Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm 2020, doanh thu quý III của Sasco chỉ đạt 105 tỷ đồng, giảm gần 85% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kinh doanh hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế – nguồn thu chủ yếu của Sasco trong những năm trước giờ lại là mảng kinh doanh kém hiệu quả nhất (doanh thu 18,5 tỷ đồng trong quý III/2020) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lợi nhuận gộp của Sasco giảm hơn 88% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận 37,9 tỷ đồng trên báo cáo tài chính quý III/2020.
Sau khi tiết giảm tối đa các loại chi phí trong kỳ, Sasco thu về hơn 41 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III, mức giảm so với cùng kỳ là hơn 35%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sasco không tránh khỏi sự sụt giảm. Cụ thể, doanh thu lũy kế đạt hơn 688 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, lợi nhuận sau thuế lũy kế cũng giảm hơn 70%, thu về vỏn vẹn 94 tỷ đồng.
Phía Sasco cho biết, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam làm các đường bay thương mại quốc tế đưa khách đi và đến Việt Nam đều phải tạm dừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo của Sasco có vẻ như đã dự kiến được tình hình hoạt động không mấy khả quan của doanh nghiệp này trong năm 2020 khi đề ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu thuần mục tiêu là 1.202 tỷ đồng (bằng 38,94% mức thực hiện của năm 2019), lợi nhuận sau thuế chỉ kỳ vọng 22 tỷ đồng.
Như vậy, 9 tháng đầu năm, Sasco đã hoàn thành 57% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận.
Tổng tài sản của Sasco tại ngày 30/9/2020 đã giảm 19% so với đầu kỳ, đạt giá trị 1.895 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 28%, đạt giá trị 1.066 tỷ đồng tại cuối quý III/2020.
Tổng nợ phải trả của Sasco giảm 45% so với đầu năm, chỉ còn ghi nhận 414 tỷ đồng tại báo cáo tài chính quý III. Tổng nợ vay của Sasco sau khi giảm mạnh ở cuối quý II/2020 (so với đầu năm) thì ở cuối quý III vẫn duy trì ở mức 5,5 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn nhất của công ty này là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nắm giữ hơn 65 triệu cổ phần tương ứng 49,07% vốn điều lệ.
Hai cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu châu với tỷ lệ nắm giữ là 15,39%; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) với tỷ lệ nắm giữ là 24,94%.
Bên cạnh 2 công ty trên, có 2 công ty khác cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại Sasco là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 4,93% và Công ty TNHH Thương Mại Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 2,21%.
4 công ty này đều được chi phối bởi gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Tổng tỷ lệ sở hữu của 4 công ty là 47,47%.
ACV: Lợi nhuận năm 2020 giảm 9.497 tỷ đồng
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh vừa làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch năm 2020 và các dự án sắp tới của ACV.
Tác động không lường trước
Ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc ACV cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Tổng công ty.
Sản lượng vận chuyển hành khách qua các cảng hàng không giảm 51 triệu khách, giảm 44% so với dự kiến đầu năm trước khi có dịch. Tổng doanh thu giảm 11.356 tỷ đồng tương ứng giảm 53%, trong đó doanh thu từ dịch vụ hàng không giảm đến 11.669 tỷ đồng tương ứng giảm 60%. Tổng lợi nhuận trước thuế cũng giảm đến 9.497 tỷ đồng tương ứng giảm đến 80% so với dự kiến đầu năm trước khi có dịch.
Về tác động của dịch Covid-19 đến thu nhập, tiền lương, ACV có gần 10.000 người lao động làm việc tại 21 cảng hàng không. Trong thời gian cách ly từ ngày 01 đến 22/4/2020 và thời gian dịch bệnh tái phát lần 2, ACV chỉ bố trí lực lượng trực với cơ số tối thiểu, còn lại tạm nghỉ.
Trong giai đoạn phục hồi của hoạt động hàng không, người lao động làm việc luân phiên khoảng 50%. Để đảm bảo kết quả kinh doanh, bảo toàn phát triển vốn, ACV đã thực hiện các giải pháp tiết giảm các chi phí, trong đó giảm quỹ lương từ 15 - 45%. Tuy nhiên, ACV chưa thực hiện giải pháp cắt giảm lao động.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ về quy mô, cấu trúc, tốc độ tăng trưởng của thị trường hàng không. Dự kiến thời gian phục hồi phải mất từ 3 đến 5 năm.
Theo đó, ACV đưa ra dự kiến tác động đến kế hoạch kinh doanh và dòng tiền giai đoạn 2021 - 2025 như sau: Tổng hành khách chỉ đạt 597 triệu lượt, giảm 24% tương đương 184 triệu khách so với dự kiến không có dịch Covid-19; tổng doanh thu đạt 111 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 20% tương đương hơn 28 nghìn tỷ đồng; tổng lợi nhuận đạt 62 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 28%, tương ứng 17 nghìn tỷ đồng so với dự kiến không có Covid-19.
Về dòng tiền tích lũy hàng năm để đầu tư đến năm 2025, ACV dự kiến giảm 24.761 tỷ đồng so với phương án không có dịch Covid-19 .
Điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư các cảng hàng không
Liên quan đến kế hoạch đầu tư, phát triển hạ tầng cảng hàng không và nhu cầu vốn đến năm 2025, hiện một số dự án đầu tư chưa cấp bách đã được ACV điều chỉnh giãn tiến độ để phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo đầu tư hoàn thiện 21 cảng hàng không hiện hữu.
Về kế hoạch vốn đầu tư đến năm 2025, tại 21 cảng hàng không đang hoạt động và cảng hàng không Nà Sản do ACV quản lý, tổng nhu cầu là 43.415 tỷ đồng (trước Covid-19 là 64.080 tỷ đồng).
Riêng đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Hội đồng thẩm định Nhà nước dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao ACV làm chủ đầu tư giai đoạn 1, thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, không bảo lãnh Chính phủ, với nhu cầu vốn dự kiến 93.088 tỷ đồng.
Tại cuộc làm việc với ACV, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu ACV đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn hàng không; tổ chức sắp xếp dây chuyền khai thác khoa học và linh hoạt, khai thác tối ưu nguồn tài nguyên của các cảng và hệ thống kết cấu hạ tầng tại các cảng hàng không; đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, quy định nhằm tạo điều kiện để các hãng hàng không triển khai chính sách kích cầu, tăng tần suất khai thác thị trường nội địa.
Người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị ACV đánh giá lại tình hình khả năng huy động vốn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó lưu ý tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát toàn bộ danh mục thuộc kế hoạch đầu tư giai đoạn 5 năm 2020 - 2025.
ACV cần chủ động, tích cực phối hợp với các Vụ chức năng thuộc Ủy ban và các bộ ngành, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện các cơ chế chính sách cho ACV như: Cơ chế quản lý khu bay, quyền đầu tư của ACV tại các sân bay, điều chỉnh quy hoạch các sân bay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tundra Sustainable sau sáp nhập: 5/10 khoản đầu tư lớn nhất là cổ phiếu Việt Nam Quy mô danh mục của quỹ đã tăng từ 120 triệu USD trước sáp nhập lên gần 160 triệu USD cuối tháng 9. Việt Nam vẫn là thị trường lớn thứ 2 Tundra Sustainable của với tỷ trọng 25%. Việt Nam có đến 5 đại diện nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại. Sau sáp nhập, quy mô...