Leo 27 tầng mỗi ngày để đi làm
Một nhân viên công sở ở Trung Quốc đi bộ hết 27 tầng cầu thang lên phòng làm việc mỗi ngày.
Nhiều người cùng tham gia leo bộ 27 tầng để đi làm với người đàn ông ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh minh họa: Gymflow100
Theo Global Times, người đàn ông 35 tuổi quyết định dùng thang bộ sau ba lần kẹt trong thang máy tại một công ty ở Vũ Hán, Hồ Bắc.
“Mỗi lần đi như vậy mất 15 phút”, anh nói với Chutian Metropolis Daily. “Tôi nhớ lần đầu tiên mình đã rất mệt, nhưng dần cũng quen”. Người đàn ông kể, có lần anh ta vừa đi vừa ăn mì và lên đến tầng 27 lúc nào không biết.
Video đang HOT
Các đồng nghiệp tỏ ra thích thú với ý tưởng và nhiều người bắt đầu tham gia “bài thể dục” mỗi ngày cùng người đàn ông.
Theo Datviet
Xe đạp phố cổ và "dấu ấn" ông Bí thư
Đó là Nguyễn Sự Bí thư thành ủy thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chuyện ông Nguyễn Sự đi làm bằng xe đạp vào ngày 20.2 để "khai trương" cho "dự án" cán bộ, công chức của thành phố Hội An đi làm bằng xe đạp được báo chí ghi nhận như một sự kiện.
ảnh minh họa
Con người Nguyễn Sự luôn tạo ra sự kiện và sự kiện nào cũng độc đáo, thu hút dư luận và mang lại hiệu quả thiết thực cho vùng đất Hội An cổ kính. Mới đây, ông đưa ra chủ trương cán bộ, công nhân viên chức đi làm bằng xe đạp, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch.
Với thành phố nhỏ như Hội An, việc đi làm bằng xe đạp rất hợp lý, vì ở đây đã có phố đi bộ, phố không động cơ. Với quãng đường trên dưới 3km, đường phố không đông đúc chen lấn, đi lại bằng xe đạp rất thuận tiện. Mỗi ngày vừa đi và về hai vòng, tính ra một người đã kết hợp tập thể dục bằng môn đạp xe được 12km. Một công đôi việc.
Tuy nhiên, một chủ trương dù hay đến mấy, cũng sẽ có người không đồng tình. Ví dụ, không thể bắt buộc mọi người đi làm bằng xe đạp, vì đi bằng phương tiện gì là quyền cá nhân của họ. Chính quyền chỉ nên khuyến khích, kêu gọi, động viên, tuyên truyền. Chính những lợi ích tạo ra từ việc đi xe đạp mà cộng đồng thực hiện, sẽ có sức thuyết phục để mọi người cùng tham gia.
Còn nhớ 5 năm trước, cũng với sáng kiến dẹp bao nylon ở Cù Lao Chàm, ông Sự đã biến hòn đảo và bãi biển này thành một điểm du lịch nổi tiếng. Có không ít ý kiến khẳng định Cù Lao Chàm là hòn đảo xanh và sạch nhất nước. Chuyện cái túi nylon, ở nơi nào cũng hô hào tẩy chay, nhưng chỉ duy nhất một nơi làm được, đó cũng là công của ông Nguyễn Sự. Còn nhiều việc khác nữa, hình như, những thay đổi tích cực của Hội An đều có dấu ấn Nguyễn Sự.
Vì sao ông Nguyễn Sự nói gì dân cũng nghe, cũng sẵn sàng làm? Phần lớn người dân Hội An cho rằng, vì ông Sự hết lòng vì dân. Ông Sự là người liêm khiết. Dân nói đố có sai.
Ông Nguyễn Sự làm việc và làm gương cho cấp dưới, cho người dân thành phố quê hương ông, nhưng có lẽ ông cũng làm gương cho nhiều người có vị trí lãnh đạo như ông. Làm lãnh đạo, nói là làm, hứa là thực hiện, hy sinh lợi ích cá nhân, chịu khổ cùng với dân, gần dân, thương dân, kính dân.
Làm lãnh đạo, đưa ra một chủ trương thì mình phải là người tiên phong thực hiện. Nếu như ông Sự đưa chủ trương đi xe đạp mà ông cứ ngồi xe hơi hoặc đi xe máy thì nói ai tin?
Ông Sự hay ông nào đó kêu gọi chống tham nhũng mà bản thân nhúng chàm thì nói ai tin?!
Lê Thanh Phong/ Theo Lao động
Tiêu đề do TVN đặt lại
Theo_VietNamNet
Con rể xuống tay hại hàng xóm để "rửa nhục" cho bố vợ Là người hiền lành, nhưng bản tính ham rượu chè, mỗi sáng thức dậy hay buổi chiều đi làm thuê về, Lê Văn Bé S. đều lấy rượu làm vui. Nhưng cũng chính vì rượu mà Bé S. thường mâu thuẫn với hàng xóm, để rồi bị chết trong một lần cãi "vặt" nhau. Hiềm khích vì nghĩ giàu mà keo kiệt Dù...