Lenovo trình làng chiếc laptop chơi game mỏng nhẹ nhất thế giới Legion Y740S: Cấu hình siêu ‘khủng’, eGPU BoostStation, giá từ 25 triệu
Lenovo vừa trình làng một mẫu laptop chơi game mới có tên Legion Y740S tại sự kiện CES 2020. Theo công ty, đây là mẫu laptop chơi game mỏng và nhẹ nhất hiện nay với trọng lượng chỉ 1.9 kg và mỏng 14.7 mm.
Để đạt được sự mỏng nhẹ này, Lenovo đã phải tách riêng GPU rời của máy và đặt nó trong một khối eGPU (external GPU) có tên là BoostStation, tương tự như Razer Core X.
Vì đây là laptop chơi game nên máy sẽ được trang bị các thông số “khủng” như chip Intel Core i9 dòng H, RAM tối đa lên tới 32 GB và bộ nhớ SSD lên tới 1 TB, màn hình 15.6 inch với hai tuỳ chọn độ phân giải Full HD hoặc 4K, tuy nhiên hơi đáng tiếc là tần số quét màn hình của máy vẫn chỉ dừng ở mức 60 Hz.
Còn về eGPU BoostStation, nó có hình dạng như một chiếc hộp, giúp bạn có thể gắn bất kỳ loại card đồ họa rời nào vào tùy theo mong muốn cũng như túi tiền của bạn, miễn sao là kích thước của card không quá 330 mm.
eGPU BoostStation sẽ kết nối với máy tính của bạn thông qua cổng Thunderbolt 3, bên cạnh đó nó còn có các cổng kết nối khác là USB 3.1 và Ethernet. Hiện tại thì Lenovo chỉ bán mỗi chiếc hộp nhưng sắp tới công ty sẽ bán chung cả hộp và card đồ họa rời để bạn dễ lựa chọn hơn.
Một số hình ảnh khác của Lenovo Legion Y740S:
Về giá bán, Lenovo Legion Y740S sẽ có giá từ 1.099 USD (~25,3 triệu), còn BoostStation sẽ có giá là 249.99 USD (~5.8 triệu) rẻ chút hơn so với mức 300 USD (~7 triệu) của Razer Core X. Chúng sẽ chính thức lên kệ từ tháng 5/2020.
Theo Thế Giới Di Động
Đánh giá chi tiết Lenovo Yoga C940 14IIL: 'Lời nguyền mỏng nhẹ', dư sức làm việc, thiếu sức chơi game
Dòng laptop doanh nhân từ trước đến nay được cho là có giá bán "khá chát" nhưng cấu hình và hiệu năng lại không bằng những chiếc laptop gaming.
Sự đắt tiền của dòng laptop này đến từ nhiều yếu tố mà yếu tố lớn nhất là thiết kế sang trọng và hướng đến khả năng di chuyển linh hoạt nhất. Vậy Lenovo Yoga C940 14IIL có bị dính "lời nguyền" này hay không?
Lenovo Yoga C940 mang đẳng cấp doanh nhân.
Mỏng nhẹ hơn MacBook, "biến hình" thành máy tính bảng
Lenovo Yoga C940 được định vị trong dòng laptop doanh nhân và có giá bán khá "đắt đỏ" nhưng gỡ gạc lại đó là thiết kế cứng cáp và sang trọng. Mỗi người có một sở thích khác nhau, nhưng mình nghĩ sự mạnh mẽ và nam tính của máy dễ dàng khiến anh em yêu thích. Chưa kể đến thân máy nhỏ gọn và "mỏng như tờ" giúp anh em quên đi những chiếc ba lô to lớn, anh em vẫn có thể đựng máy trong những chiếc cặp đeo chéo thời trang xứng với đẳng cấp của máy.
Lenovo Yoga C940 có trọng lượng 1.35 kg nên dễ dàng cầm bằng một tay.
Bề mặt vỏ máy khi sờ tay vào có một độ nhám nhất định, đây cũng là xu hướng chung của thị trường công nghệ. Sắc đen xám của máy phù hợp với mọi doanh nhân, mọi anh em văn phòng, màu sắc này cũng giúp máy bị bị bẩn và bị bám dấu vân tay.
Mặt trên với logo YOGA bóng loáng, quyến rũ.
Tuy nhiên, do các cạnh của máy được hoàn thiện bằng phương pháp cắt CNC cộng thêm chất liệu kim loại nguyên khối toàn bộ chi tiết nên khiến máy khá sắc bén. Các góc cạnh khá cấn tay khi gõ phím. Nhất là ở phần cạnh trước, khi để tay lên chiếu nghỉ, mình thấy không ưng ý lắm.
Cạnh phải với cổng USB-A, 2 cổng USB-C để sạc pin và jack cắm tai nghe 3.5 mm.
Cạnh trái là nơi đặt nút nguồn.
Mở nắp máy lên, ta có một màn hình 14 inch với viền benzels được tối ưu hóa diện tích rất mỏng đem đến góc nhìn rộng hơn cho người dùng. Theo Lenovo, viền hai cạnh bên mỏng 3.95 mm, viền đỉnh màn hình mỏng 6.9 mm.
Video đang HOT
Viền màn hình theo phong cách Narrow nên rất mỏng.
Kèm theo đó là một bàn phím có đèn nền với hành trình phím ngắn để giúp anh em "chạy deadline" trong đêm hiệu quả hơn, anh em có thể điều chỉnh độ sáng của bàn phím với phím cách.
Đèn nền phím có 3 mức sáng.
Bàn di chuột có kích thước phù hợp, các thao tác khá nhạy, nhưng nếu chẳng máy có sự cố thì màn hình cảm ứng sẽ ở bên anh em. Bên cạnh đó là cảm biến vân tay một chạm được đặt ở phần chiếu nghỉ.
Bàn di chuột kiểu cổ điển nhưng cho độ nhạy cao.
Vân tay một chạm giúp mở máy nhanh chóng.
Mang dáng hình có một chiếc laptop lai 2 trong 1, Lenovo Yoga C940 thừa hưởng khả năng gập 360 độ trứ danh của nhà Lenovo, "úm ba la" biến hình thành máy tính bảng. Bản lề được thiết kế linh hoạt, gập ra gập vào rất nhẹ nhàng nhưng vẫn đem đến cảm giác cứng cáp, không bị lung lay nắp máy.
Gập màn hình ngược ra sau nhẹ nhàng.
"Úm ba la" gập ra ngay 180 độ.
Ở góc 180 độ, máy cũng không quá to, vẫn thuận tiện cầm bằng một tay.
"Hô biến" là có ngay chiếc máy tính bảng.
Bên cạnh đó, nắp máy cũng không quá mỏng, vẫn có một độ chắc chắn nhất định khi sử dụng. Dù gập ở hướng nào vẫn đảm bảo cho anh em sự yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt là khi chống ngược máy xuống, nắp máy vẫn đủ sức để chống chịu được áp lực lớn.
Chống ngược máy xuống vẫn rất dễ dàng.
Hơn nữa, Lenovo Yoga C940 được trang bị thêm một chiếc bút cảm ứng Lenovo Pen. Phụ kiện này được đặt ở cạnh sau máy, dễ dàng rút ra để sử dụng và có chỗ để cất giữ. Lỗ cắm này cũng kiêm thêm nhiệm vụ sạc pin cho bút rất hữu ích.
Lenovo Pen được đặt ở lỗ cạnh sau, kiêm luôn sức năng sạc pin.
Dễ dàng rút bút ra sử dụng, cảm giác rút bút rấ là "chill".
Cảm ứng thuận tiện, hiển thị sống động
Màn hình 4K không phải là công nghệ quá xa lạ với chúng ta hiện nay, tuy nhiên laptop màn hình 4K thì vẫn chưa thông dụng do chi phí sản xuất. Dĩ nhiên, "khi tiền nhiều thì tất nhiên bạn sẽ được hít thịt thơm" là câu nói đúng cho Lenovo Yoga C940. Với mức giá nửa trăm triệu của máy, bạn sẽ được "mở rộng tầm mắt" với màn hình 14 inch độ phân giải 3.840 x 2.160 pixels và trải nghiệm cảm ứng cực kỳ thuận tiện.
Xem YouTube "mướt mắt" cùng màn hình 4K của Lenovo Yoga C940.
Trải nghiệm "chiêm ngưỡng" màn hình của Yoga C940 phải nói là nằm ở cái "tầm" anh em ạ. Chưa kể đến việc máy sử dụng tấm nền IPS và công nghệ HDR VESA400 giúp hình ảnh hiển thị sâu và trung thực hơn. Youtube, Nextflix hay "game gủng" gì đều làm anh em "phê pha" con mắt. Với lại chất lượng màn hình cao cấp thế này cũng một phần nào đó giúp anh em làm việc đỡ mỏi mắt hơn trong thời gian dài.
Màn hình của Lenovo Yoga C940 có độ sáng 500 nits, hiển thị màu "đâu ra đó".
Nhưng điều đáng tiếc là màn hình của máy chỉ được trang bị dải màu DCI-P3 ở mức 90% thôi, nên dù cho độ phân giải cao thì màu sắc vẫn chưa đúng 100% so với thực tế nên các anh em nào làm thiết kế, in ấn thì lưu ý tinh chỉnh màu sản phẩm của mình cho đúng hơn nhé.
Lenovo Yoga C940 cũng khá thích hợp làm đồ họa.
Bên cạnh đó, việc cảm ứng trên Lenovo Yoga C940 "ngon nghẻ" cực kỳ, ít có độ trễ, thao tác cũng trơn tru. Đây là điều đáng khen, vì lúc trước mình cũng trải nghiệm qua một vài "em máy" dạng này nhưng độ cảm ứng khá "chán", nhất là khi sử dụng với bút.
Sử dụng Lenovo Pen để viết vẽ với không gian làm việc Window Ink hoặc để chỉnh sửa ảnh với Photoshop.
Nhắc đến bút cảm ứng, thì mình cũng muốn giới thiệu rằng Lenovo Pen có thể tùy chỉnh thao tác của hai nút trên các ứng dụng khác nhau bấm bằng phần mềm kèm theo.
Tùy chỉnh chức năng của nút phía trên bút.
Và tùy chỉnh chức năng của nút dưới bút bằng Lenovo Pen Settings.
Hệ thống loa Dolby "sướng cái lỗ tai"
Từ trước đến nay có lẽ ít anh em nào quan tâm đến chất lượng âm thanh trên laptop, bởi vì nếu muốn thưởng thức chất lượng âm thanh "đã tai" nhất anh em sẽ dùng tai nghe hay kết nối với loa ngoài. Một điều quan trọng nữa là ít nhà sản xuất nào chú trọng đến hệ thống loa trên laptop, với kinh nghiệm sử dụng qua nhiều laptop khác nhau thì mình nhận thấy là loa trên laptop nếu không nhỏ thì sẽ bị ồn, rất hiếm có được một chiếc laptop làm mình "sung sướng lỗ tai".
Hệ thống âm thanh Dolby Atmos kiêm luôn nhiệm vụ bản lề.
Lenovo Yoga C940 là một chiếc laptop "hiếm có khó tìm" trong khoản âm thanh hay ho vì được trang bị hệ thống âm thanh Dolby Atmos. Không như những chiếc laptop thông thường đặt loa ở mặt dưới và cạnh bên, Yoga C940 có loa được đặt ở phần bản lề. Với thiết kế này thì khi gập laptop hay đặt ở tư thế nào đi nữa âm thanh vẫn luôn bên bạn như tôn chỉ "all around you" của Dolby mỗi khi xem phim ở rạp.
Dù sử dụng tư thế nào, âm thanh vẫn luôn hướng đến người dùng.
Nói không ngoa khi cho rằng chất lượng âm thanh trên Yoga C940 ở trên mức tuyệt vời, như khi anh em xem phim ở rạp vậy. Âm thanh rõ ràng, trung thực, đặc biệt là âm bass trầm ấm, không bị ọp ẹp. Bên cạnh đó, Lenovo cũng tặng kèm phần mềm điều chỉnh âm thanh của Dolby để anh em có thể tùy chỉnh trong tùy theo nhu cầu sử dụng như xem phim, nghe nhạc hay chơi game. Vì điều kiện không cho phép và nếu ghi lại thì chất lượng sẽ giảm đi, nếu không mình cũng đã quay video lại cho anh em thưởng thức.
Tùy chỉnh âm thanh trên Lenovo Yoga C940 bằng Dolby Atmos Speaker System.
Dư sức làm việc, thiếu sức chơi game
Mặc dù máy có thân hình mỏng nhẹ nhưng Lenovo cũng "nhét" vào Yoga C940 cấu hình gọi là mới nhất hiện tại. Cụ thể đó là:
- CPU: Intel Ice Lake core i7-1065G7
- RAM: 16 GB LPDDR4 (On board), 3733 MHz
- Ổ cứng SSD: 1024 GB M.2 PCIe
- Card đồ họa tích hợp: Intel Iris Plus Graphics
Cấu hình Lenovo Yoga C940 gồm chip Intel gen 10 và SSD 1 TB.
Với cấu hình này thì Lenovo Yoga C940 dư sức phục vụ nhu cầu sử dụng, thao tác nhanh của mọi người dùng, đặc biệt là đối tượng doanh nhân hay nhân viên văn phòng mở nhiều tab và ứng dụng. Bộ vi xử lý Intel thế 10 và ổ cứng SSD 1 TB cho tốc độ mở máy nhanh đáng kinh ngạc, thời gian từ lúc bấm nút nguồn cho đến lúc máy lên hoàn toàn chưa đến 10 giây.
Sau khi mở máy lên, không cần phải đợi chờ hay refresh máy, anh em có thể mở ứng dụng và thao tác ngay lập tức. Tốc độ ghi / đọc ổ đĩa trên C940 khá nhanh nên việc copy và paste dữ liệu dung lượng lớn không xảy ra hiện tượng chậm trễ lắm.
Tốc độ đọc / ghi ổ đĩa trên Lenovo Yoga C940 được đo bằng CrystalDislMark.
Tuy nhiên, không gì là hoàn hảo và Yoga C940 cũng không phải ngoại lệ. Khi ra mắt bộ vi xử lý thế hệ 10, Intel cũng tích hợp card đồ họa Iris Plus chuyên phục vụ nhu cầu xử lý hình ảnh và video nội dung 4K. Mặc dù mình thấy việc xử lý đồ họa và hình ảnh trên Yoga C940 cực tốt, nhưng không thích hợp chơi game lắm.
Mình có thử chơi Liên Minh Huyền Thoại ở mức đồ họa cao, máy tỏ ra không mượt mà lắm ở những pha điều khiển, tung chiêu hay combat. Khung hình cũng không ổn định, "tuột lên tuột xuống" ảnh hưởng đến trải nghiệm tổng thể.
Chơi Liên Minh Huyền Thoại trên Lenovo Yoga C940 với "max setting", trường hợp này khung hình đã giảm xuống còn dưới 30 FPS.
Đồng thời, khi sử dụng Photoshop hay Lightroom để chỉnh sửa hình ảnh, mình cảm giác máy không thể hiện xuất sắc lắm. Với việc chỉnh sửa ảnh RAW trên hai phần mềm này, máy không xử lý "xuất thần" lắm. Nhất là khi chỉnh sửa trên Lightroom máy làm mình thật sự thất vọng khi chậm trễ trong khâu chọn ảnh hay kéo các thông số. Việc thiếu card đồ họa rời đã khiến máy dính "lời nguyền" hiệu năng không xuất sắc trong tầm giá 50 triệu.
Hiệu năng máy chưa khiến mình cảm thấy "đã" khi chỉnh sửa ảnh.
Nhanh nóng khi chơi game
Ở mặt dưới máy chúng ta có thể thấy được khen tản nhiệt, nhưng lỗ thông gió thực sự nằm ở cạnh sau phía dưới bản lề máy. Với thiết kế này thì lỗ thông gió không có nhiều diện tích để thoát khí dẫn đến việc tản nhiệt của máy làm việc không hiệu quả lắm.
Lỗ thông gió tản nhiệt được đặt ở dưới bản lề.
Nhất là hiệu năng của máy không thực sự "khủng", khi chơi game máy nhanh bị nóng ở phần tản nhiệt. Đặc biệt là khi bạn để trên đùi hay gập màn hình ra sau hoàn toàn, việc nóng lên nhanh dễ khiến người dùng bực mình.
Mình có thử đo nhiệt độ tản nhiệt của Lenovo Yoga C940 bằng phần mềm AIDA64, lúc này là mình chưa sử dụng máy lâu cũng như chưa mở nhiều ứng dụng nặng mà nhiệt độ CPU cũng đã thể hiện khá cao rồi.
Đo nhiệt độ tản nhiệt trong 1 phút 28 giây, lúc này mình không mở nhiều ứng dụng, nhưng nhiệt độ các core CPU đã trên mức 60 độ.
Thời lượng pin "cũng được"
Thật ra thời lượng pin trên laptop ít có anh em nào quan tâm vì đa số sẽ cắm sạc khi dùng. Tuy nhiên với những trường hợp cần sử dụng gấp thì một chiếc laptop có pin tốt có thể "gánh" được vài giờ làm việc đã là điều an ủi lắm rồi.
Lenovo Yoga C940 cho một thời lượng sử dụng không cắm sạc "chấp nhận được".
Mình đã dùng phần mềm BatteryMon để kiểm tra xem thời lượng pin trên máy là bao nhiêu. Kết quả là gần 6 gờ sử dụng. Với một thân hình mỏng nhẹ như thế này thì không thể nào đòi hỏi lượng pin lớn hơn được. Trong khi máy phải gánh màn hình 4K, do đó trụ được 6 giờ mình nghĩ cũng là một con số khá tốt rồi.
Kết quả test pin của Lenovo Yoga C940 bằng phần mềm BatteryMon.
Tuy nhiên anh em cũng đừng quá lo lắng, Yoga C940 được trang bị củ sạc lên đến 65 W, đây là một con số khá lớn đối với laptop giúp anh em khôi phục lại được năng lượng cho máy trong một thời gian nhanh "kha khá".
Đi kèm máy là củ sạc 65 W đem đến thời gian "hồi phục" nhanh cho máy.
Tổng kết
Qua quá trình trải nghiệm Lenovo Yoga C940, mình đã có những nhận xét và đánh giá trên về máy. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi anh em mà có cái nhìn khác nhau, tuy nhiên theo mình thì cấu hình và hiệu năng cũng như những gì mà Lenovo trang bị cho máy thì dư sức để anh em giải quyết công việc.
Lenovo Yoga C940 sẽ là trợ thủ đắc lực trong công việc.
Ngoài ra, nếu anh em muốn trải nghiệm hệ thống âm thanh Dolby Atmos và màn hình 4K tại nhà thì Yoga C940 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Tính giải trí đỉnh cao bên cạnh thiết kế tiện dụng sẽ đem đến "mood" làm việc cho anh em hơn đó. Hiện tại, Lenovo Yoga C940 được bán tại Thế Giới Di Động với giá 50 triệu đồng, nếu đặt hàng trước từ ngày 1 - 7/1 sẽ có giá khuyến mãi hấp dẫn hơn đó. Anh em nghĩ sao về những tính năng của Yoga C940, có xứng tầm với giá bán không hay chỉ là "đẹp mã" thôi?
Theo Thế Giới Di Động
Đánh giá Lenovo IdeaPad 720S - Laptop nhỏ nhắn xinh xắn nhưng 'có võ' Lenovo IdeaPad 720S là chiếc laptop có ngoại hình đẹp, đơn giản và hiệu năng mạnh, đủ dùng cho phần lớn nhu cầu cơ bản là làm việc, giải trí. Hiện tại nhu cầu sử dụng laptop đang trở nên hết sức đa dạng, một chiếc máy tính xách tay vừa phải đảm bảo sự nhẹ nhàng cơ động, ngoại hình đẹp mắt...