Lệnh kiểm duyệt in tiền polymer: Ảnh hưởng tiêu cực đến lãnh đạo VN
Lệnh kiểm duyệt in tiền polymer: Ảnh hưởng tiêu cực đến lãnh đạo VN
Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước Việt Nam cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Australia.
Ảnh minh họa
Trước việc ngày 19/6/2014, Tòa án Tối cao bang Victoria, Australia ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ án in tiền polymer, ngày 8/8/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Sau khi có những thông tin cáo buộc liên quan đến hợp đồng in tiền polymer, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phía Australia, nghiêm túc tiến hành điều tra vụ việc và không phát hiện thông tin, tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến việc tham nhũng của các quan chức Việt Nam.
Sau nhiều năm điều tra, đến năm 2012, Tòa án của Australia và của Vương quốc Anh đã phán quyết những cáo buộc liên quan đến việc một số công dân Australia và Vương quốc Anh hối lộ quan chức nước ngoài, trong đó có quan chức Việt Nam là vô căn cứ.
Tuy nhiên, ngày 19/6/2014, Tòa án Tối cao bang Victoria đã ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân Lãnh đạo, đất nước Việt Nam cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Australia. Việt Nam cực lực phản đối việc làm này của Tòa án Tối cao bang Victoria và nghiêm túc yêu cầu phía Australia giải thích rõ ràng Lệnh kiểm duyệt này và công khai thông tin khách quan, đúng sự thật về vụ việc.
Trước đó, ngày 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Australia tại Hà Nội để trao công hàm phản đối về vụ việc này”.
Theo Vietbao
Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc?
Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.
Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.
Hành động Trung Quốc hung hăng tranh giành chủ quyền trên Biển Đông cho thấy quốc gia này không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á.
Tại Hàn Quốc, chỉ có 32% người dân có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc trong khi 56% lại có tư tưởng ngược lại. Tại Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ Trung Quốc đã xuống mức thấp kỷ lục chỉ có 3%. Số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%.
Tuy nhiên, hình ảnh của Trung Quốc tại những vùng đất xa xôi như châu Phi và Mỹ Latinh lại khá tích cực. Trong số 3 quốc gia châu Phi tham gia khảo sát, tỷ lệ số người có cái nhìn tích cực với Trung Quốc đạt con số khá cao với Nigeria (85%), Ghana (67%), và Kenya (65%). Ngoài ra, tại 4 nước Mỹ Latinh, chỉ có Mexico có cái nhìn tiêu cực hơn về Trung Quốc (40%), trong khi tỷ lệ ủng hộ tại 3 nước còn lại khá cao Peru (54%), Brazil (52%), Argentina (45%).
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc lu loa, thế giới phản ứng
Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là "Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?" Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là "kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt".
Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.
Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là "Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta". Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.
Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào "ngoại giao công chúng" như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.
Thế giới lên án, Trung Quốc ngang ngược đâm tàu cá Việt Nam
Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.
Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Vietbao
Tòa án Tối cao Philippines: Trung Quốc không có chủ quyền ở biển Đông Tòa án tối cao Philippines nói đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra là "vụ ngụy tạo lịch sử khổng lồ". Thẩm phán Anotnio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines sau khi nghiên cứu các bản đồ Trung Quốc cổ đại, đã gọi tuyên bố của Bắc Kinh về chủ quyền với 90% biển Hoa Nam, là "vụ ngụy...