Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ giúp một bức ảnh chụp hoa đạt 75 triệu lượt xem trong một ngày
Ấn Độ đã thẳng tay cấm TikTok và 59 ứng dụng khác đến từ Trung Quốc vào năm ngoái. Hành động này đã góp phần “khai sinh” hàng chục ứng dụng video ngắn khác với tốc độ tăng trưởng cực nhanh và nhận được hàng triệu lượt xem mỗi ngày.
Nhưng có một thứ khác cũng đạt được lượng truy cập khủng khiếp sau lệnh cấm TikTok: bức ảnh chụp một bông hoa trên Wikimedia. Đỉnh điểm, bức ảnh đã có hơn 75 triệu lượt xem mỗi ngày, tức gần 20% số yêu cầu truy cập ảnh của Wikimedia.
Bạn có lẽ đang nhíu mày không hiểu chuyện quái gì đang xảy ra? Hãy đọc tiếp.
Sự việc bắt đầu nhận được sự chú ý khi có ai đó thuộc nhóm phát triển Wikimedia báo cáo với hình ảnh bông hoa và nhận được sự quan tâm của rất nhiều ngừoi khác. Nhóm phát triển cùng cộng đồng Hacker News lúc bấy giờ mới bắt tay mò mẫm xem nguyên nhân lỗi đến từ đâu.
Video đang HOT
Nhiều giờ trước khi nhóm phát triển khắc phục được lỗi, họ xác định rằng số yêu cầu truy cập ảnh cao đột biến này đến từ một ứng dụng mạng xã hội của Ấn Độ. Trong một bình luận đưa ra sau khi giải quyết vấn đề, nhóm cho biết ứng dụng này trở nên phổ biến vào khoảng thời gian lệnh cấm TikTok có hiệu lực, và đó là khi số yêu cầu truy cập rất cao kia bắt đầu đổ về máy chủ của Wikimedia.
Bức ảnh chụp hoa nhận được 75 triệu lượt truy cập mỗi ngày trên Wikimedia
Khá kỳ lạ là, dù ứng dụng này yêu cầu truy cập hình ảnh, nó không hề hiển thị hình ảnh đó ở bất kỳ đâu trong giao diện người dùng. Tuy nhiên, mỗi khi có ai đó mở ứng dụng lên, nó lại gửi một yêu cầu truy cập đến máy chủ Wikimedia.
Theo nhiều người tham gia bình luận, có vẻ đây là một trường hợp điển hình của việc nhà phát triển…lười nhác: họ đã “bê nguyên xi” một đoạn mã được đăng lên trang StackOverflow, vốn là một website chuyên thảo luận các vấn đề liên quan lập trình. Bức ảnh chụp bông hoa mà chúng ta đang nói đến ở đây xuất hiện trong một vài ví dụ mà người dùng đưa lên trang này, và nhà phát triển ứng dụng đã sao chép rồi dán đoạn mã vào ứng dụng của họ mà chẳng hề thực hiện bất kỳ thay đổi nào.
Đáng buồn là chúng ta vẫn chưa biết tên của ứng dụng bị lỗi. Trang Wikimedia hiện chưa đưa ra thêm bình luận nào, có lẽ họ còn đang bận ăn mừng vì vấn đề không nghiêm trọng như tưởng tượng!
Làn sóng thất nghiệp đe doạ ngành công nghệ Ấn Độ
Khi TikTok bị cấm vĩnh viễn, 2.000 nhân viên của ByteDane ở Ấn Độ đã bị sa thải.
Ngày 25/1, Indiatimes đưa tin Ấn Độ chính thức tuyên bố cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng từ Trung Quốc, trong đó có TikTok. Hai ngày sau, trong thông báo nội bộ, ByteDance (công ty mẹ của TikTok) thông báo sa thải hơn 2.000 nhân viên, chỉ giữ lại một số nhân sự chủ chốt với lý do ứng dụng đã bị cấm vĩnh viễn, chi nhánh tại Ấn Độ buộc phải giải thể.
Việc cấm hàng loạt ứng dụng Trung Quốc có thể dẫn đến làn sóng thất nghiệp ở Ấn Độ, vốn đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid-19.
"Thật đáng tiếc, sau khi đồng hành với 2.000 nhân viên ở Ấn Độ trong hơn nửa năm qua, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm số lượng nhân viên. Chúng tôi mong muốn có cơ hội gia hạn ứng dụng và hỗ trợ hàng trăm triệu người dùng, nghệ sĩ, nhà giáo dục và người sáng tạo ở Ấn Độ", người phát ngôn của TikTok nói.
Thông báo này lập tức gây sốc trong cộng đồng công nghệ nước này và làm dấy lên nhiều tranh cãi. Theo Inditimes, do ảnh hưởng của Covid-19, năm 2020 đã có 43 triệu người Ấn Độ thất nghiệp. Việc chính phủ nước này quyết định cấm vĩnh viễn 59 ứng dụng Trung Quốc có thể kéo theo một làn sóng thất nghiệp mới.
Quan trọng hơn nữa, lệnh cấm này khiến nguồn vốn đầu tư vào nước này cũng bị thiệt hại đáng kể. Báo cáo của World Wide Web cho biết, Ali đã tạm dừng kế hoạch đầu tư vào các công ty Ấn Độ. Trong số 30 doanh nghiệp kỳ lân - doanh nghiệp có giá trị thị trường trên 1 tỷ USD, 18 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng quyết định cấm hàng loạt ứng dụng từ Trung Quốc có thể gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống sinh hoạt của người dân. Những ứng dụng lớn như TikTok, WeChat thu hút hàng chục triệu người dùng để liên lạc, kết nối với người thân và làm ăn với những đối tác ngoài Ấn Độ. Trong thời gian ngắn, các ứng dụng "Make in India" khó lòng thay thế ngay được 59 ứng dụng bị cấm này. Khó khăn không chỉ đè nặng lên vai những người sắp bị thất nghiệp mà còn ảnh hưởng trên diện rộng, từ người dùng phổ thông đến các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp.
Bản sao TikTok của Ấn Độ được Google, Microsoft hỗ trợ vốn 100 triệu USD Ứng dụng Josh, một trong những nền tảng video ngắn của Ấn Độ được tạo ra từ khi nước này chặn TikTok vào giữa tháng 6, đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu. Josh là một bản sao khác được ra mắt ở Ấn Độ hoạt động như TikTok Theo Reuters, công ty mẹ Josh là VerSe...