Lệnh cấm đào coin của Trung Quốc là ‘món quà nghìn tỷ’ với Mỹ
Các nhà lập pháp Trung Quốc đã cấm khai thác tiền điện tử vào tháng 5 năm 2021 trước những lo ngại về môi trường đã dẫn đến cuộc di cư của hàng loạt “thợ đào” qua Mỹ.
Các nghiên cứu cho biết vào tháng 8 năm 2021, khoảng 35% hashrate (tỷ lệ băm) khai thác toàn cầu diễn ra ở Mỹ trong khi một năm trước đây, tỷ lệ hashrate chỉ là 4%. Điều này cho thấy lệnh cấm khai thác tiền điện tử của Trung Quốc là một “món quà nghìn tỷ USD” đối với Mỹ.
Quan điểm trên được phản ánh bởi Michael Saylor, Giám đốc điều hành của MicroStrategy, một công ty phân tích phần mềm đã tích lũy Bitcoin với số lượng lớn kể từ năm ngoái. Ông cho rằng Trung Quốc đang cắt giảm khối tài sản tạo ra 10 tỷ USD hàng năm và nó có khả năng tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Các bang như Texas và Miami chào đón ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử, hứa hẹn một công nghiệp khai thác đầy triển vọng.
Hiện nay, ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử đang gặp khó khăn trước những cáo buộc làm ảnh hưởng tới môi trường. Trước tình hình đó, nhiều nỗ lực khai thác đã áp dụng phương pháp bù đắp carbon như trồng cây. Tuy nhiên, cách khắc phục tốt nhất đó là tập trung vào việc tạo ra một thị trường cho các tổ chức khai thác đã thành lập để mua nguồn năng lượng sạch.
Đây là điều mà Hội đồng khai thác Bitcoin (BMC) được thành lập gần đây đang cố gắng thực hiện. Đó là một tập đoàn gồm nhiều công ty khai thác khác nhau, bao gồm những công ty lớn như MicroStrategy, đang giúp các công ty hướng tới các nguồn năng lượng xanh.
BMC đã phát hành một báo cáo cho thấy việc sử dụng năng lượng bền vững trong khai thác Bitcoin đã tăng từ 37% lên 59% vào năm 2021. Báo cáo không tính đến bất kỳ hoạt động bù đắp carbon nào, có nghĩa chỉ tính riêng hoạt động sử dụng năng lượng xanh
Lệnh cấm khai thác tiền điện tử của Trung Quốc đã tạo ra doanh thu đáng kể cho Mỹ và tạo ra việc làm ở một số bang. Và với việc ngành công nghiệp chuyển sang các nguồn năng lượng sạch, xanh, không carbon cũng là cơ sở khiến cho lệnh cấm cũng có thể trở nên lỗi thời.
“Tôi chắc chắn rằng người dân Trung Quốc sẽ đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc cấm một trong những đổi mới lớn nhất trong lịch sử tài chính, kinh tế và kế toán”, Darin Feinstein, nhà đồng sáng lập công ty khai thác Core Scientific nhận định.
Loạt tiền điện tử chao đảo vì lệnh cấm mới của Trung Quốc
Giá trị của nhiều loại tiền điện tử đã giảm mạnh sau khi tỉnh An Huy của Trung Quốc công bố kế hoạch cấm khai thác tiền điện tử.
An Huy là địa phương mới nhất tại Trung Quốc tăng cường chiến dịch trấn áp mạnh tay nhắm vào hoạt động khai thác và giao dịch tiền điện tử. Ngay sau thông báo của chính quyền tỉnh An Huy, trong buổi sáng ngày 14/7, giá Bitcoin đã giảm khoảng 4%, chỉ còn hơn 31.500 USD một token, mức thấp nhất trong gần ba tuần.
Lệnh cấm của chính quyền Trung Quốc tác động tới nhiều loại tiền điện tử.
Theo truyền thông Trung Quốc, lệnh cấm nhằm giúp giảm bớt tình trạng thiếu điện trong tỉnh và giải quyết nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Trung Quốc là nguồn cung cấp phần lớn các giao dịch tiền điện tử trên thế giới. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy nước này chiếm gần 80% hoạt động Bitcoin toàn cầu, mặc dù An Huy không phải là địa điểm hoạt động chính của các thợ đào.
Lệnh cấm tại An Huy được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp tiền điện tử ở Trung Quốc đối mặt với chiến dịch "đàn áp" diện rộng và theo sau các sáng kiến tương tự nhằm loại bỏ các mỏ khai thác ngốn điện ở các tỉnh như Nội Mông, Tân Cương, Vân Nam và Tứ Xuyên.
Một loạt các loại tiền điện tử lớn khác cũng bị ảnh hưởng vào sáng 14/7, với ether, cardano và ripple đều mất từ 5 đến 6,5% giá trị.
Trung Quốc bắt đầu mạnh tay và tăng cường điều chỉnh hoạt động ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước từ tháng 5 năm nay, với lý do lo ngại về môi trường và nhu cầu duy trì trật tự ổn định. Các nhà chức trách Bắc Kinh đã cấm các sàn giao dịch tiền điện tử vào năm 2017 và ngày càng tập trung vào quá trình khai thác Bitcoin. Các hệ thống máy tính cần thiết để khai thác Bitcoin tiêu thụ một lượng lớn năng lượng với giá rẻ và dồi dào ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các nguồn điện này thường được sản xuất là từ các nguồn gây ô nhiễm, trái ngược với mục tiêu khí hậu của Trung Quốc. Chiến dịch trấn áp ở Trung Quốc đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ trên thị trường tiền điện tử và làm giảm sự quan tâm đối với các loại tiền lớn như Bitcoin. Với giá khoảng 31.500 USD hiện nay Bicoin có giá trị chưa bằng một nửa mức cao nhất mọi thời đại là gần 64.000 USD vào tháng 4.
Thợ đào Bitcoin may mắn nhận được 215.000 USD Một thợ đào cá nhân đã may mắn xác thực khối dữ liệu trên mạng lưới Bitcoin, thu về lượng tiền số tương đương 215.000 USD. Một thợ đào cá nhân đã thu về lượng Bitcoin tương đương 215.000 USD, theo dữ liệu của CKPool. Đây là nền tảng bể đào độc lập (solo mining pool), trong đó người khai thác sẽ đóng...