Lệnh cấm của Mỹ cản trở mục tiêu tự chủ công nghệ của Trung Quốc
SMIC, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, trở thành công ty công nghệ lớn thứ hai ở nước này bị Mỹ áp các hạn chế thương mại, sau Huawei.
Cuối tuần qua, Bộ Thương mại Mỹ ra quy định các công ty sản xuất Mỹ phải xin giấy phép xuất khẩu nếu muốn cung cấp một số thiết bị nhất định cho SMIC. Theo các nhà phân tích, dù không khắc nghiệt như lệnh cấm với Huawei, quyết định mới của Mỹ tác động nghiêm trọng đến kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Trước sự “đàn áp công nghệ cao” của Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường nội địa hóa công nghệ để giảm ảnh hưởng do các quyết định từ phía Mỹ, cũng như tự chủ về công nghệ. Tuy nhiên, “việc đưa SMIC vào danh sách đen thương mại giáng một đòn nặng nề vào kế hoạch xây dựng ngành bán dẫn nội địa của Trung Quốc”, Arisa Liu, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nói trên SCMP.
Video đang HOT
Stewart Randall, thuộc công ty tư vấn Intralink, đánh giá: “Việc không còn được hỗ trợ các trang thiết bị hiện tại đồng nghĩa công ty phải làm việc với những gì họ đã có và sẽ gặp vấn đề khi mọi thứ bắt đầu hỏng hóc”.
Chia sẻ trên FT, một kỹ sư làm việc trong dây chuyền sản xuất chip của SMIC nói động thái của Mỹ “có thể đoán trước được, và chắc chắn sẽ khiến tình hình của chúng tôi trở nên tồi tệ hơn, cũng như khiến phần còn lại của ngành công nghiệp trong nước lo ngại”.
SMIC đã phát triển một dây chuyền sản xuất “tự cung tự cấp” cho chip 40nm – sản phẩm chính của họ – để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, kỹ sư trên cho biết những người trong ngành “bi quan hơn nhiều” về triển vọng có thể tự chủ về công nghệ bán dẫn. “Chúng tôi cảm thấy rất bất lực”, người này nói.
Mỹ hiện là quốc gia có nhiều nhà cung cấp nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 hãng cung ứng cho công ty sản xuất chip Trung Quốc. Doanh nghiệp lớn nhất trong số này là Lam Research ở California, chuyên sản xuất máy khắc plasma dùng để chế tạo chip silicon, chiếm 8,5% tài sản tại SMIC, trong khi SMIC mang về cho Lam Research khoảng 1,1% doanh thu hàng năm.
Bộ Thương mại Mỹ đưa ra lệnh hạn chế với lý do thiết bị xuất khẩu cho SMIC gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được khi có thể chuyển hướng sử dụng sang mục đích quân sự”.
Dù vậy, theo Bloomberg, thực tế, bất cứ thứ gì được bán cho bất kỳ công ty nào cũng có thể được sử dụng trong quân đội, từ hệ điều hành do một nhà sản xuất phần mềm phát triển (quân đội sử dụng máy tính), cho đến cao su và hóa chất do các công ty công nghiệp tạo ra ( xe tải quân sự sử dụng lốp).
Trong khi đó, SMIC khẳng định: “Việc sản xuất chất bán dẫn và cung cấp dịch vụ của chúng tôi chỉ phục vụ mục đích thương mại và dân sự. Công ty không có quan hệ với quân đội Trung Quốc và cũng không sản xuất vì mục đích quân sự”.
Trang Global Times (Trung Quốc) nhận định, sự thống trị của Mỹ trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu là “mối đe dọa cơ bản” đối với Trung Quốc. Do đó, nước này cần thực hiện một “cuộc chiến dài hạn” nhằm nắm quyền kiểm soát các chuỗi nghiên cứu và sản xuất của ngành bán dẫn, từ đó thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc tìm cách huy động thêm 2,8 tỉ USD
Semiconductor Manuafacturing International Corporation (SMIC) đang cố gắng tăng tiềm lực tài chính để đầu tư vào công nghệ khi mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng.
Ảnh: Reuters
Nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất Trung Quốc mới đây cho biết đã nộp đơn niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải với mục tiêu có thêm 20 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,8 tỉ USD) để tăng cường đầu tư vào công nghệ, theo CNBC. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, SMIC có khả năng buộc phải tiếp tục sản xuất nhiều hơn nữa.
Mặc dù Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn, nhưng nỗ lực của nước này đang được thúc đẩy ngày càng mạnh hơn khi Washington liên tục siết chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của Huawei. Hiện SMIC là bộ mặt đại diện cho hy vọng của Bắc Kinh trong việc tạo ra ngành công nghiệp bán dẫn tự lực, mang đẳng cấp quốc tế. Tháng trước, các quỹ do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ đã đầu tư 2,25 tỉ USD cho SMIC, ngay sau khi Mỹ thắt chặt hạn chế đối với hãng viễn thông Huawei. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một quy tắc yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải có giấy phép trước khi bán chất bán dẫn cho Huawei.
Động thái nói trên có khả năng ảnh hưởng đến Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC), nhà sản xuất hầu hết các loại chip mà Huawei thiết kế cho các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh. Nếu Huawei không thể đặt hàng sản xuất chất bán dẫn từ TSMC, họ buộc phải tìm đến các lựa chọn thay thế khác như SMIC. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng công nghệ của SMIC không bằng công nghệ của TSMC. Vì vậy, nguồn tài chính được cung cấp gần đây sẽ là đà thúc đẩy để SMIC nhanh chóng nâng cao khả năng sản xuất, bắt kịp với những hãng sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Huawei chờ mua chip từ Qualcomm Với việc lệnh cấm từ chính phủ Mỹ khiến khả năng tự sản xuất chip cho smartphone của Huawei gần như không thể, hãng công nghệ Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng sử dụng chip từ Qualcomm nếu có thể. Nếu Qualcomm được cấp phép chip cho Huawei, công ty Trung Quốc sẽ dễ thở hơn Theo Neowin, chính phủ Mỹ gần...