Lên Tây Bắc thưởng thức món rêu nướng độc đáo và đặc sắc của đồng bào người Thái
Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, món ăn có tên lạ tai: Rêu đá còn khiến người thưởng thức mường tượng ra hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Theo nhiều thực khách, đây là món ăn độc đáo, có 1-0-2.
Đây là những món ăn thơm ngon, độc đáo của người Thái. Từ nguyên liệu chính là rêu đá người ta đã chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Rêu hấp, canh rêu ngọt, rêu xào sả ớt, nộm rêu và rêu nướng. Và trong đó có lẽ rêu nướng (tau pho) vẫn là món ăn đặc sắc nhất.
Rêu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh minh họa
Đầu tiên người ta chọn lựa rêu sạch, sau đó đem rêu sạch cắt khúc, nêm gia vị hoặc nướng không với các loại lá dong, lá chuối bọc lại nướng trên than hoa hay vùi trong tro nóng đến khi gói rêu dậy lên mùi thơm phức. Cũng có thể bọc lá kẹp que nướng cùng cá suối, thịt lợn, thịt gà, rêu nướng chín mỏng tang, giòn và thơm ngon đặc biệt.
Rêu được vùi trong tro nóng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Rêu đá sau khi hái có thể bảo quản tươi được 2 – 3 ngày, đồng bào dân tộc Thái cũng tích trữ rêu khô phơi gác bếp để ăn dần hay dùng trong các dịp trọng đại như cưới hỏi, lên nhà mới hay lễ hội.
Theo kinh nghiệm dân gian, rêu đá là một món ăn mát lành giúp lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp cũng như nhiều công dụng khác.
Theo Doisongphapluat
Đến Hải Phòng nhớ thưởng thức bánh đa bò nhừ 20 năm ở phố nghệ sĩ
Bát bánh đa bò nhừ với thứ nước giấm vừa chua cay lại vừa ngọt không đổi vị suốt 20 năm qua là món ăn sáng được nhiều người lựa chọn nhất trong khu phố dành cho giới nghệ sĩ đất cảng.
Quán bánh đa bò nhừ của bà Toán không đổi vị trong suốt 20 năm qua
Trong một lần ra TP.Hải Phòng công tác, tôi được anh bạn dẫn đi ăn sáng tại quán bánh đa bò nhừ ở ngõ Đồng Tâm, quận Ngô Quyền. Quán nằm trên vỉa hè của một khu tập thể cũ kỹ, bạt giăng phía trên, nhìn không có gì đặc biệt. Thế nhưng vừa mới sáng sớm, quán đã đông nghịt khách. Mọi người ngồi kín những chiếc bàn xếp thành dãy ngang dọc, người đang xì xụp bát bánh đa bò nhừ, người thì ngóng tới suất của mình.
Bà chủ quán tên Toán, 70 tuổi tay thoăn thoắt lấy bánh đa nhúng nước sôi rồi chuyển cho con dâu múc nước dùng đang bốc khói nghi ngút, rồi chuyển cho người con trai bê ra cho khách. Bà Toán cũng bán cả thịt xá xíu nhưng bánh đa bò nhừ vẫn là lựa chọn số một của hầu hết các thực khách đến quán.
Bát bánh đa bày ra trước mặt không có gì đặc sắc, một chút hành lá rắc trên bát nước dùng không sóng sánh quyến rũ nhưng chỉ khi ăn thì mới cảm nhận được vị ngon tiềm ẩn. Miếng thịt bò đưa lên miệng có thể ngửi thấy ngay mùi thơm, khi cắn miếng thịt rất dẻo, lại ngọt đượm, không bị ngán. Gọi là bò nhừ vì thịt bò được hầm kỹ, ăn tuy dẻo nhưng khá mềm.
Bát bánh đa không có gì đặc sắc nhưng khi ăn thì mới cảm nhận được vị ngon tiềm ẩn
Lạ nhất là nước giấm ăn kèm với bánh đa bò nhừ do chính tay bà Toán tự làm. Nhìn lọ nước giấm đỏ ớt, người không ăn được cay sẽ sợ. Nhưng khi cho một muỗng giấm vào sẽ làm bát bún có vị cay của ớt, chua của giấm nhưng hơi ngọt ngọt và có mùi thơm rất lạ.
Khi được hỏi bí quyết để chế thứ nước giấm độc đáo như vậy, bà Toán cho biết đó là bí quyết nhà nghề, nhờ lọ nước giấm mà "cân" lại cả nồi nước dùng nên không thể tiết lộ. Về thịt bò nguyên liệu, đó là phần thịt ở mạng sườn bò, tẩm ướp gia vị trước khi cho vào ninh trong khoảng 2 giờ.
Con trai, con dâu hỗ trợ bà phục vụ khách
Người Hải Phòng thường ăn bánh đa đỏ, nhưng bà Toán lại dùng bánh đa trắng để ăn với thịt bò nhừ. Theo bà Toán, món bánh đa bò nhừ mà bà chế biến chưa một lần đổi vị trong suốt 20 năm qua. Nhờ thế mà số khách quen hơn chục năm của quán bà không phải là ít, trong đó có nhiều nghệ sĩ của Hải Phòng. Người đến ăn gọi bà Toán là "u", "bà già bò nhừ" nhiều hơn tên cúng cơm của bà.
Nói về quán bún trứ danh đất Cảng, bà Toán cho biết nó được gây dựng từ sự tâm huyết và chắt chiu kinh nghiệm từ thời gian khó. "Tôi vẫn còn nhớ lời bố tôi dặn khi tôi mở quán bún này, đó là "hữu xạ tự nhiên hương". Hàng ngày tôi chỉ biết làm thật tốt để khách thấy ngon miệng. Nhiều người khuyên tôi mở nhà hàng nhưng tôi gạt đi, chỉ bán trước cửa nhà mình thôi", bà Toán chia sẻ.
Khách đông nghịt, ngồi kín những chiếc bàn xếp thành dãy ngang dọc tại quán bánh đa bò nhừ của bà Toán.
Đặng Tuyền - một nhân viên truyền thông tại Hải Phòng cho biết ăn bánh đa bò nhừ bà Toán từ nhiều năm trước. "Mỗi lần đi xa về là tôi lại tới quán để ăn sáng cho đỡ nhớ. Tôi ăn ở đây quen tới mức cứ thấy tôi là bà biết phải làm những gì", Tuyền cho biết.
Ngõ Đồng Tâm trầm lặng giữa phố phường tấp nập là nơi giao lưu của giới văn nghệ sĩ đất Cảng từ thời trước giải phóng đến bây giờ. Đây thực sự là nơi lưu giữ ký ức của nhiều người dân đất Cảng khi có những khu tập thể cũ dưới tán cây và cả những hàng quán bình dân mà hấp dẫn. Bát bánh đa bò nhừ của bà Toán níu giữ những ký ức về một thời đã qua.
Theo Amthuc365
Hấp dẫn món lẩu bông miền Tây Nam Bộ Lẩu bông là một đặc sản nức tiếng của vùng miền Tây Nam Bộ, đặc biệt khi dùng với cá Lăng, món lẩu bông mang lại cho thực khách một cảm nhận vô cùng thú vị. Miền Tây Nam Bộ là vùng đất sông nước mênh mông, vì thế ẩm thực ở đây cũng vô cùng độc đáo, đặc sắc và cực kỳ...