Lên Tà Lèng ngắm ruộng bậc thang uốn lượn
Nói đến ruộng bậc thang , du khách thường nghĩ ruộng phải nằm ở những bản vùng cao , xa xôi, cách xa khu trung tâm, tuy nhiên tại thành phố Điện Biên Phủ, lại có những thửa ruộng bậc thang dài tít tắp, nối dài trên các triền đồi tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn, nối tiếp tạo nên phong cảnh hữu tình, say đắm lòng người.
Ruộng bậc thang tại Tà Lèng trải dài từ lưng chừng núi xuống khe suối, bao quanh toàn bộ sườn núi Pú Phạ (Ảnh Phúc Nguyễn)
Trên cung đường Tà Lèng – Mường Phăng, cách khu trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 05 km, Tà Lèng là địa điểm được nhiều người biết đến với những thửa ruộng bậc thang trải dài, uốn lượn theo sườn núi Pú Phạ. Sau những khó khăn vất vả của những ngày lao động, đồng bào Mông tại Tà Lèng đã kiến tạo lên một công trình vô cùng đẹp mắt.
Với tổng diện tích hơn 30 ha, những thửa ruộng bậc thang tại Tà Lèng trải dài từ lưng chừng núi xuống khe suối, bao quanh toàn bộ sườn núi Pú Phạ. Tà Lèng vào mùa lúa đẹp tựa bức bích họa giữa đại ngàn, vì vậy không chỉ thu hút du khách tới chiêm ngưỡng mà nơi đây cũng được đông đảo các ekip làm chương trình, đội ngũ quay video hay các chuyên gia nhiếp ảnh lựa chọn.
Video đang HOT
Những sóng lúa uốn cong cứ thế xếp chồng, xếp lớp tạo nên khung cảng lung linh, gây ấn tượng sâu sắc với bất kỳ ai được chiêm ngưỡng một lần (ảnh Phúc Nguyễn)
Ruộng bậc thang Tà Lèng mùa nào cũng đẹp. Mùa nước đổ, khi những thửa ruộng vừa được cày ải xong, tràn ngập nước về du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng những ô ruộng loang loáng dưới ánh nắng mặt trời, màu trắng bạc của nước mới đổ, màu vàng của mặt ruộng mới bừa xong, màu nâu của đất mới cày ải, và màu xanh của những thửa ruộng cấy sớm, tất cả sẽ khiến bạn mê mẩn không muốn rời đi.
Vào tháng 3 tháng 4, mùa lúa xanh ngút tầm mắt làm nổi bật và tôn lên vẻ đẹp của những bông hoa Ban, những rừng ban trắng bên những sườn núi. Vào khoảng tháng 9, tháng 10 mùa lúa chín, khắp sườn núi Pú Phạ như được rót lên một lớp mật vàng óng ánh. Khắp nơi đều phảng phất mùi thơm của lúa mới, mùi ngai ngái của thân rạ tươi tạo nên bầu không khí thật đặc biệt. Đứng giữa núi rừng bao la với thửa ruộng bậc thang vàng ươm màu lúa mới. Những sóng lúa uốn cong cứ thế xếp chồng, xếp lớp tạo nên khung cảng lung linh, gây ấn tượng sâu sắc với bất kỳ ai được chiêm ngưỡng một lần.
Những thửa ruộng bậc thang dài tít tắp, nối dài trên các triền đồi tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn, nối tiếp tạo nên phong cảnh hữu tình, say đắm lòng người (ảnh Thu Hồng)
Đến với Tà Lèng, ngoài hành trình khám phá ruộng bậc thang ven thành phố, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về đời sống của người dân cùng những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông và Khơ Mú nơi đây.
Ruộng bậc thang trong đời sống của đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì
Để có thể canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi dốc, từ hàng trăm năm về trước, đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã sáng tạo, khai phá và hình thành nên những thửa ruộng bậc thang.
Việc khai phá ruộng được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những vốn tri thức dân gian riêng có được lưu truyền, bởi vậy với đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì, những thửa ruộng bậc thang không chỉ đơn thuần là nơi canh tác lúa mà là cả công trình nghệ thuật, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín
Ruộng bậc thang ở vùng cao là phương thức canh tác lâu đời, được thực hiện qua nhiều thế hệ là sản phẩm thể hiện trí tuệ, sức chinh phục thiên nhiên của người dân miền núi. Để tạo nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, kỳ vỹ như ngày nay, cộng đồng các dân tộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã phải trải qua quá trình lao động mệt nhọc, cần cù, sáng tạo, khéo léo và tính toán kỹ lưỡng từ việc lựa chọn vùng đất, khai phá, đắp bờ, dẫn nước. Việc khai phá ruộng bậc thang đòi hỏi kỹ thuật và địa hình thích hợp. Tùy vào thế đất, địa hình của từng vùng mà tạo nên những khoảnh ruộng rộng, hẹp, dài, ngắn, cao, thấp khác nhau.
Ruộng bậc thang hầu hết ở địa hình đất dốc, các dòng suối đều ở dưới chân ruộng và mạch nước thì nằm ở trên đỉnh hoặc ngang lưng núi. Khi khai phá những thửa ruộng mới, đồng bào sẽ lựa chọn những mảnh đất màu mỡ ở sườn núi rồi cuốc, ủi thành các tầng bậc. Đường viền ruộng thường được đắp bằng đất và đá men theo mặt địa hình tự nhiên. Trong quá trình tạo mặt bằng ruộng, đồng bào thường lấy mực nước để làm thước đo, tránh bề mặt ruộng bị lồi, lõm. Việc dẫn nước vào ruộng cũng phải hợp lý, khoa học đảm bảo các chân ruộng đều nhận được nước. Để tạo ra những thửa ruộng bậc thang hàng trăm tầng bậc phải mất hàng trăm năm, với nhiều thế hệ đời này nối tiếp đời kia mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo các sườn núi như ngày nay.
Qua khảo sát, hầu hết các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đều nắm giữ được kỹ thuật làm ruộng bậc thang như dân tộc La Chí, Tày, Nùng, Dao... Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm và kỹ thuật khác nhau. Nếu mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong thì người La Chí ở Bản Phùng lại khai ruộng vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Đối với người Dao đỏ ở xã Hồ Thầu, cứ mỗi khoảng ruộng họ lại trừ ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh ruộng để giữ đất khỏi sạt lở; còn người La Chí ở xã Bản Phùng lại giữ lại lớp đất trên bề mặt, sau khi khai ruộng xong thì trải lớp đất đó lên và canh tác ngay.
Là kết tinh của quá trình lao động cần mẫn và sáng tạo, những thửa ruộng bậc thang không chỉ giúp đồng bào đảm bảo an ninh lương thực mà còn được coi là thứ tài sản quý giá, trao tặng cho con cái khi dựng vợ, gả chồng. Trải qua hàng trăm năm, từ phương thức canh tác nông nghiệp độc đáo ấy còn hình thành những phong tục, tập quán, tín ngưỡng trong nông nghiệp với các nghi lễ cúng, cầu mùa, chứa đựng chiều sâu văn hóa của các tộc người sinh sống trên địa bàn. Điển hình có thể kể đến Lễ Cầu mùa của dân tộc Dao đỏ; Lễ xin giống, Lễ đóng cửa kho của người La Chí; Lễ mừng cơm mới của dân tộc Tày, Nùng...
Không chỉ đem lại những "mùa vàng" no ấm cho người dân mà ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì còn tạo nên một sản phẩm du lịch hút khách, bởi giá trị thẩm mỹ cao và giàu tính nghệ thuật. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài đến tận chân trời nằm giữa khung cảnh núi non bao la, kỳ vỹ tạo nên một vẻ đẹp mê hoặc làm say lòng lữ khách.
Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Đây là những xã có danh lam, thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử trên dưới 300 năm. Vài năm trở lại đây, huyện Hoàng Su Phì đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với thương hiệu di sản ruộng bậc thang, lượng khách du lịch đến huyện ngày càng tăng, đặc biệt là vào mùa lúa chín, đóng góp đáng kể vào mục tiêu giảm nghèo, phát triển KT - XH của huyện.
Là phương thức sản xuất nhưng lại chứa đựng chiều sâu văn hóa của mỗi tộc người sáng tạo nên, vì vậy dù trải qua bao đời, ruộng bậc thang vẫn luôn giữ một vị trí vô cùng đặc biệt đối với đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì và được các thế hệ hôm nay tiếp tục gìn giữ và phát huy.
Bình yên trên bản Kê Nênh Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 5km về phía Đông Bắc, có một bản làng yên bình với ruộng bậc thang rộng lớn, tầm nhìn ngút mắt núi đồi, đó chính là bản Kê Nênh. Khoảng 30 năm trước, đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Cao Bằng di cư về Điện Biên đã lựa chọn Kê Nênh làm điểm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngôi làng hình 'bát quái' ở Bảo Lộc nhìn từ trên cao

Muồng hoàng yến rực rỡ khoe sắc vàng giữa lòng Thủ đô

'Dải lụa' trên cánh đồng lúa Tam Cốc

Mũi Cà Mau - iểm đến hấp dẫn

Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025

Đón đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá địa điểm du lịch, vùng nguyên liệu tỉnh Lai Châu năm 2025

Đến Tri Tôn ngắm vẻ đẹp mùa mưa

Huyện đảo nhỏ nhất Việt Nam được ví như 'hòn ngọc xanh' giữa biển Đông sắp trở thành đặc khu có gì hot?

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng

Quần thể đền cổ Muarajambi - Di sản Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á

Các gia đình Việt ưu tiên du lịch biển trong dịp hè
Có thể bạn quan tâm

Vì sao chiến trường ở Ukraine như một "mạng nhện" khổng lồ và chết chóc?
Thế giới
23:44:18 24/05/2025
Rơi từ tầng 12, nữ lao công sống sót kỳ diệu, giục chồng gọi cấp cứu
Netizen
23:41:06 24/05/2025
Phát hiện bộ xương người trong bãi đất trống ở Bình Dương
Tin nổi bật
23:31:12 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025
'Tàng Hải truyện': Diễn xuất của Tiêu Chiến gây tranh cãi
Phim châu á
21:49:34 24/05/2025