Lên phương án tổ chức giao thông, đi lại giữa các tỉnh, thành phố
Năm lĩnh vực vận tải hành khách được Bộ Giao thông vận tải khôi phục phù hợp từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, phục vụ nhu cầu đi lại, bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất giữa các tỉnh, thành.
Chiều nay (21/9), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa ra dự thảo về kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Theo dự thảo này, Bộ GTVT nhấn mạnh mục đích khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách phù hợp với từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn.
Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16, Bộ GTVT thực hiện nguyên tắc không tổ chức hoạt động vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đang cư trú tại địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện Chỉ thị số 16, trừ các trường hợp được cấp có thẩm cho phép.
Bộ GTVT lên phương án vận chuyển hành khách đi lại giữa các tỉnh, thành phố (Ảnh: Đỗ Quân).
Các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.
Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới, Bộ GTVT tổ chức vận tải hành khách hoạt động bình thường theo 2 phương án. Cụ thể:
Video đang HOT
Phương án 1: Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành khách đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19 phải thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Phương án 2: Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải đi, đến địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 19, phải đáp ứng các yêu cầu về thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Người đã tiêm đủ liều vắc xin trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện, có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng.
Người đã mắc và khỏi bệnh Covid-19, có giấy xác nhận khỏi bệnh không quá 6 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện của ngành Y tế theo quy định.
Người có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định (sau đây gọi là Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm).
Bộ GTVT yêu cầu phương tiện vận chuyển hành khách phải thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế hoặc hướng dẫn của Bộ GTVT.
Đối với đường bộ, Bộ GTVT nêu rõ đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định…
Về việc vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh; trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn.
Với lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT yêu cầu các hãng hàng không đang có giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hoặc Giấy phép kinh doanh hàng không chung do Bộ GTVT cấp theo quy định, giấy chứng nhận người khai thác do Cục HKVN cấp còn hiệu lực theo quy định của Bộ GTVT về quy chế an toàn hàng không.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan phối hợp; UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo lĩnh vực quản lý.
Thưởng 1-5 triệu đồng cho việc tố giác người vi phạm chống dịch Covid-19
UBND TP Vinh khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến chính quyền bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, hoặc đơn thư phản ánh.
Sáng 13-9, thông tin từ UBND TP Vinh (Nghệ An) cho biết ông Trần Ngọc Tú, Chủ tịch UBND TP Vinh, vừa ký công văn số 207 về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP Vinh.
Theo đó, từ 0 giờ ngày 13-9, TP Vinh chuyển thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 sang giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, TP Vinh yêu cầu tất cả người dân thành phố, cũng như công dân nơi khác đến thành phố phải thực hiện triệt để khuyến cáo 5K. Khuyến cáo người dân không tụ tập đông người, chỉ ra đường khi đảm bảo an toàn và thực sự cần thiết; không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.
Lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra những trường hợp ra vào TP Vinh.
Yêu cầu mọi người dân từ các huyện, thị trong tỉnh Nghệ An, ngoại tỉnh, từ nước ngoài đến, trở về TP Vinh phải có xét nghiệm PCR, hoặc Test nhanh, khai báo y tế một cách trung thực và trách nhiệm.
UBND TP Vinh khuyến khích người dân phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến chính quyền phường, xã hoặc TP Vinh bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, hoặc đơn thư phản ánh số từ vùng dịch đến, trở về TP Vinh mà trốn tránh khai báo hoặc khai man làm lây lan dịch bệnh. Tùy theo tính chất tin báo phát hiện, tố giác, TP Vinh sẽ thưởng từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thực hiện Chỉ thị số 15, nhưng TP Vinh tiếp tục duy trì 14 chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh do UBND TP Vinh thành lập và 29 chốt chặn do UBND các phường, xã thành lập. UBND TP Vinh quy định:
Thứ nhất, hạn chế ra vào Thành phố, trừ khi có việc thiết yếu;
Thứ hai, trừ các trường hợp được quy định cụ thể, người vào TP Vinh phải xuất trình giấy báo kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực. Với người chưa tiêm vắc-xin phòng Covid-19 hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi: Trong vòng 72 giờ kể từ khi xét nghiệm và chưa có hoạt động giao tiếp công cộng tại vùng dịch (nếu có thì phải xét nghiệm lại tại chỗ). Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19, trong đó mũi 2 đã trên 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh Covid-19: Trong vòng 7 ngày kể từ khi xét nghiệm và chưa có hoạt động giao tiếp tại vùng dịch;
Thứ ba: Người đến hoặc trở về TP Vinh từ các vùng dịch phải khai báo với Trạm y tế phường, xã nơi cư trú để xét nghiệm, cách ly y tế đúng quy định tại công văn số 6386 của Bộ Y tế.
Lực lượng chức năng duy trì 14 chốt ra vào TP Vinh
Tính từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.787 bệnh nhân (BN) mắc Covid-19 ở 21 địa phương, trong đó chỉ riêng TP Vinh đã có 632 trường hợp. Lũy tích số BN điều trị tại Nghệ An đã khỏi bệnh, ra viện: 1.171 BN, số BN tử vong: 10. Số BN hiện đang điều trị là 606 người.
Chính phủ đồng ý giảm tiền điện cho doanh nghiệp vì Covid-19 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28/8 thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực...