Lên ‘nóc nhà’ miền Tây… cưỡi gió, săn mây
Thiên Cấm Sơn (còn gọi núi Cấm) được mệnh danh là nóc nhà miền Tây, sở hữu nét đẹp tâm linh và thu hút hàng trăm nghìn khách thập phương đến hành hương mỗi năm.
Gần đây, núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) còn là điểm du lịch khám phá, trải nghiệm của đông đảo những người trẻ tìm đến “check-in” thưởng ngoạn phong cảnh non xanh nước biếc, uy nga tráng lệ.
Từ Vồ Bồ Hoong (đỉnh núi Cấm) nhìn xuống “đại dương mây” cuồn cuộn, huyền ảo tựa chốn bồng lai
Chất liệu xanh cho cuộc sống
Khám phá thiên nhiên tươi đẹp gắn liền với trải nghiệm du lịch thực tế chắc chắn sẽ là chất liệu xanh cho cuộc sống tuyệt đẹp để những ai yêu thi văn, thích âm nhạc dệt nên những trang viết đủ mọi sắc màu của thiên nhiên tươi đẹp. Và núi Cấm sẽ là nơi tuyệt hảo như thế.
“Cưỡi gió, săn mây” là cụm từ mà những du khách trẻ hay đề cập khi nhắc đến địa danh này. Một sức hút lạ kỳ bởi vẻ đẹp mơ mộng đủ sức làm lay động mọi trái tim yêu thiên nhiên. Dạo quanh và khám phá núi Cấm, bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp bạt ngàn của hoa cỏ dại, săn mây và chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng.
Lập team đi “săn mây”, đón bình minh trên núi Cấm
Tuy nhiên, đi khám phá cũng không phải màu hồng, muốn tới vồ Bồ Hong, đỉnh chót vót của núi Cấm, bạn sẽ phải vượt qua địa hình phức tạp với những đoạn dốc cao và dựng đứng như thử thách “trêu ngươi” những phượt thủ.
Vồ Bồ Hong – điểm cao nhất ngọn núi, nơi du khách muốn chinh phục
Video đang HOT
Sau một hồi chinh phục những bậc thang dốc đứng thì trước mắt các phượt thủ sẽ là bức tranh thiên nhiên trác tuyệt, phô diễn sự kỳ vĩ được sắp xếp khéo léo tài tình của mẹ thiên nhiên. Những trái núi, quả đồi xa xa trải dài ngút mắt, phía dưới là những ô ruộng vuông vắn xanh tươi của đồng bằng châu thổ, du khách được thoải mái say sưa tận hưởng tiết trời mát mẻ dịu êm đến lạ thường.
Dẫu có chút khó khăn khi vượt dốc, nhưng đến nơi đỉnh núi, có ai ngờ được thưởng ngoạn toàn cảnh đại ngàn hoang vu, trăm hoa sắc màu đua nhau phủ khắp triền núi. Xa xa, các đỉnh núi thấp hơn cũng mộng mơ đội vòng hoa mây trắng thuần khiết vô cùng đẹp mắt. Đó là điều du khách thấy bất ngờ đến thích thú lạ kỳ.
Anh Phúc Khang, một người đam mê du lịch khám phá đến từ TP. Cần Thơ, cho biết: “Tôi là người thích trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới. Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng khi đến đây, trải nghiệm của tôi thật khác lạ. Đứng nơi đỉnh của “nóc nhà” miền Tây, tôi có cảm giác ngọn núi này như một thiên đường với mây bay la đà bao phủ, gió rít vi vu, không khí mát lạnh, một điều tuyệt vời cho những ai thích săn mây”.
Ngắm bình minh rạng rỡ
Leo núi vốn là một việc ý nghĩa khi bạn phải vượt qua nhiều thử thách để lên đến đỉnh. Thế nhưng, sẽ kỳ diệu hơn nữa khi thứ đầu tiên đón bạn mừng chiến thắng nơi đỉnh núi là gam màu vàng cam bừng sáng cả một bầu trời của bình minh.
Thả hồn mình vào thế giới nguyên thủy, ban sơ của núi rừng
Ngắm bình minh trên Thiên Cấm Sơn sẽ là phần thưởng cho du khách sau khi “săn mây” từ sớm. Một bình minh rực rỡ màu đỏ cam của mặt trời mới nhú, màu trắng ngần của mây ngàn xếp tầng tầng lớp lớp, màu xanh nhạt của rừng cây đang lộ dần sau những làn mây hừng sáng và cả những vệt đen còn sót lại của buổi đêm đang chuyển mình.
Cảnh bình minh giữa một biển trời mây vô tận chắc chắn sẽ khiến ai từng được thưởng thức chẳng thể quên.
Cùng “sạc” đầy năng lượng tươi mới để làm việc học tập hiệu quả hơn
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được hòa mình trong màn sương mờ ảo bao phủ khắp nơi. Những tầng mây trắng trôi lơ lửng xung quanh, chỉ cần giang tay là có cảm giác như chạm tới. Thời khắc, mặt trời từng chút từng chút một ló rạng soi sáng từng dãy núi cho xóm làng đằng xa xa dần hiện rõ.
Nơi chốn linh thiêng
Và đặc biệt khi mặt trời lên ngang tầm mắt, đứng giữa mây ngàn rồi phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ có cảm giác thật hạnh phúc được “chinh phục chính mình” và ngỡ ngàng nhận ra chẳng ở đâu có thể tìm thấy được.
Mỗi một hành trình khép lại, cũng chính là lúc trang mới của cuộc sống tươi đẹp diệu kỳ được mở ra. Bởi lẽ, tâm hồn đã được nuôi dưỡng, cảm xúc được nâng niu, trái tim được yêu thương đánh thức.
Nếu những ai thấy đời chênh vênh, buồn tẻ thì hãy thử một lần đặt chân lên núi Cấm để tự mình cảm nhận những điều đặc biệt này và “sạc” đầy năng lượng tích cực để cuộc sống có thêm động lực, yêu đời đắm say, cuồng nhiệt.
Một sáng tinh sương trên nóc nhà miền Tây ở An Giang
Ẩn mình trong màn sương dày sáng sớm, núi Cấm - nóc nhà miền Tây - mang vẻ đẹp tựa như miền Tây Bắc thu nhỏ giữa An Giang.
Tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm - còn gọi là Thiên Cấm Sơn, khoác lên mình vẻ đẹp u tịch, huyền bí vào buổi sớm tinh sương. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trong dãy Thất Sơn.
Với độ cao 705m, núi Cấm hiện là ngọn núi cao nhất ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp với những mảng rừng xanh mướt, cùng khí hậu mát mẻ quanh năm.
Chùa Vạn Linh ẩn hiện sau màn sương mù dày đặc.
Đến núi Cấm vào buổi sớm mai, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy cảnh miền Tây cũng chìm trong sương mù. Xóm làng trên sườn núi phủ sương trong màu xanh ngút của rừng cây, sương bay là đà trên mặt hồ tạo nên khung cảnh đẹp tựa chốn thần tiên.
Lớp sương mù mờ ảo tạo nên khung cảnh huyền bí cho núi rừng An Giang.
"Hồi nhỏ xíu mình có theo ba mẹ lên núi Cấm vài lần. Nhưng đây là lần đầu tiên trở lại sau gần 20 năm. Lần này mình đi hành hương. Tức là đi viếng đền chùa, thắp nhang, cầu an cho gia đình. Bạn mình nói ngọn núi Cấm là cao nhất trong bảy dãy Thất Sơn nên linh thiêng lắm, đi bộ mới tỏ lòng thành", anh Vương Đình Khang, 34 tuổi, Long Xuyên hào hứng chia sẻ.
Để được tận mắt chứng kiến khung cảnh huyền ảo không phải lúc nào cũng có này, du khách cần sắp xếp lịch trình và bắt đầu lên núi từ khi trời còn tờ mờ sáng hoặc qua đêm tại các homestay, nhà nghỉ và nhà sau chùa dành cho Phật tử trên núi. Thêm vào đó cũng cần sự ủng hộ của thời tiết. "Tối hôm trước có mưa lớn, nên lúc mình lên núi vào sáng hôm sau, tiết trời như ở Tây Bắc. Lạnh, mờ sương và ướt sũng", anh Khang nhớ lại.
Khung cảnh núi rừng hòa với lớp sương mù tạo nên cảnh tượng vô cùng lãng mạn.
Sương bay là đà trên mặt Hồ Thủy Liêm, đền miếu ẩn hiện sau mấy vạt rừng, cá lội từng đàn, nước trong thấy đáy. Tất cả hoà lại tạo nên một khung cảnh thanh tịnh, khiến cho người lữ khách trong phút chốc tựa hồ như đang lạc vào chốn bồng lai.
Sương là đà trên mặt hồ Thủy Liêm.
Cá ở hồ Thuỷ Liêm không nhát người, thường tụ lại khi có người rải thức ăn.
Núi Cấm có chu vi 28.600m với nhiều danh thắng nổi tiếng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Di lặc, hồ Thuỷ Liêm, điện Bồ Hong, suối Thanh Long... Du khách muốn đi hết cũng mất vài ngày.
Vì thời gian hạn chế, anh Khang chọn cách đi xe ôm lên núi. Chặng về, du khách có thể men theo đường mòn xuống núi, dọc đường ghé lại các chùa, điện, suối dọc sườn núi để nghỉ chân.
Chợ xóm núi chỉ họp vào buổi sáng sớm, một nét đặc trưng của núi Cấm.
Các quán nước dọc con đường lên núi để du khách nghỉ chân.
Có nhiều cách để đến núi Cấm, nếu đi từ TP.HCM, bạn có thể đón xe khách về Long Xuyên, sau đó theo tỉnh lộ 941 đến thị trấn Tri Tôn rồi di chuyển về núi. Hoặc có thể đón xe khách về thành phố Châu Đốc, rồi từ Châu Đốc di chuyển đến núi Cấm. Ngọn núi nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km, cách Châu Đốc khoảng 37 km.
Ngoài ra, để tận hưởng trọn vẹn từng cung đường, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy theo quốc lộ 1A về thành phố Long Xuyên rồi theo lộ trình đến thẳng chân núi.
Mùa dâu núi Cấm Mưa đến cũng là lúc chủ vườn trên núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) tất bật với mùa dâu trĩu quả. Cùng với những cây trồng khác, dâu là đặc sản của Thiên Cấm Sơn, góp phần tạo nên sự phong phú, độc đáo, thu hút du khách đến với nơi này. Hì hục chăm sóc vườn trong...