Thiên Cấm Sơn : Thắng cảnh miền Tây quyến rũ du khách
Người ta thường nói: “Núi Cấm là Đà Lạt của miền Tây” là “ miền sơn cước An Giang” quả thật không quá lời! Núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn – một trong bảy ngọn núi thuộc huyện Tịnh Biên, cao 716m với đỉnh là Điện Bò Hong.
Núi Cấm quyến rũ du khách bằng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng bao la, phóng khoáng chứa đựng biết bao truyền thuyết lạ kỳ…
Hiện nay, hàng ngày – núi Cấm đón nhận hàng ngàn khách du lịch đến viếng.
Lâm viên núi Cấm cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km, bao gồm một vùng đất rộng 23 ha, nằm bên triền núi Cấm. Những buổi sáng, cảnh vật nhuộm những màu sắc đẹp lạ thường. Hòn núi từ màu xám đổi sang màu tím, rồi màu hồng – ngả qua màu nhạt… lóng lánh hạt sương như những viên kim cương nhiều màu hiếm có. Thời tiết thật lý tưởng, nhiệt độ trung bình từ 18 – 20 độ C. Và sự bất thường của nhiệt độ không bao giờ quá 25 độ C và cũng ít khi xuống thấp quá 18 độ C. Phải chăng sự điều hòa lý tưởng này là nhờ vùng Thất Sơn – nhất là khu vực núi Cấm bao giờ cũng giăng phủ một màu xanh của cây rừng và cây trái do thiên nhiên và con người tạo ra.
Núi Cấm quanh năm mây mù phủ giăng trên đỉnh cao. Trên đỉnh núi còn có đỉnh Bát Tiên, nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Lúc trời quang – mây tạnh, đứng tại điện này có thể trông thấy biển Hà Tiên, dãy núi Tà Lơn trên đất bạn Campuchia, vùng di chỉ ÓC Eo – Ba Thê (khu Tứ giác Long Xuyên) – một nền văn hóa cổ xưa…
Lâm viên đẹp về đêm, lúc trăng treo lửng lơ trên đầu núi. Xa xa nghe tiếng suối reo khi róc rách, lúc ầm ì như bản hòa âm. Đó là suối Thanh Long – con suối nước khoáng nằm lưng chừng núi với nguồn nước vô tận từ trong lòng núi chưa được khai thác.
Video đang HOT
Chùa Phật Lớn – nơi tu sĩ Bảy Do, biệt danh ông Thầy Núi Cấm – cùng thời với Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thiên hộ Võ Duy Dương, Cố Quản cơ Trần Văn Thành… tụ nghĩa rèn quân chống giặc Pháp xâm lược… Rồi Điện Bò Hong – đỉnh cao nhất núi Cấm. Tại đây, ngày đêm lộng gió, không khí trong lành, mây trắng quẩn quanh mỗi chiều – mỗi sáng. Rồi về Ông Bướm với hai khối đá kết lại giống hình hai con bướm tựa vào nhau, có nguyệt điện (điện khí) du khách thường vào đấy thám hiểm. Rồi đồi Thiên Tuế, động Thủy Liêm. Động có rèm nước đổ che cửa hang, gợi nhớ về một Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên, núi Cấm còn rất nhiều kỳ quan di tích khác như: Hang Cửu Phẩm (chín Rồng), điện Nhàn Vân, đồi Bạch Mã, núi Đá Dựng với vách núi lởm chởm thẳng đứng… Điện Thơm phảng phất mùi trầm hương không dứt với những nét đẹp cổ kính uy nghi, đâu đâu cũng có thơ đề – phú vịnh của khách muôn phương ngoạn cảnh… Từ vài năm nay, núi Cấm đã được tỉnh An Giang đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm du lịch của tỉnh.
Lang Biang - vẻ đẹp tuyệt mỹ
Với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, đầy sức quyến rũ, 10 năm trước, Lang Biang đã được công nhận là di tích thắng cảnh Quốc gia.
Từ đó đến nay, các hoạt động du lịch ở đây đã giúp cho hàng triệu du khách được tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của miền sơn cước.
Chỉ ra khỏi trung tâm Đà Lạt 12 km về phía Bắc, du khách đã đặt chân vào Khu Du lịch (KDL) Lang Biang - một vùng rừng nguyên sinh rộng 971 ha. Tại đây họ có nhiều lựa chọn cho chuyến du ngoạn của mình.
Du khách nước ngoài, thanh niên, sinh viên đi theo nhóm thường chọn con đường mòn nhỏ, quanh co, cây rừng chằng chịt, nhiều đoạn dốc thẳng đứng để chinh phục đỉnh Lang Biang. Điều kỳ thú của con đường này là ở mỗi độ cao khác nhau, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
Du khách có thể bắt gặp nhiều loài cây lâu năm như chò sót, chò nước, pơmu, thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm, chỉ có ở núi cao như Lang Bian), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4 m, cao trên 20 m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông lông gà...
Giữa bạt ngàn rừng thông ba lá, du khách có thể phát hiện một số loại cây thuốc quý như: Đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, bổ cốt toái, hoàng liên ô rô... Đi theo con đường này, du khách chắc chắn sẽ được thưởng ngoạn lan rừng, bởi ở đây có hơn 300 loài lan như: Thanh lan, hoàng lan, hồng lan, vân hài, bạch phượng, tuyết ngọc, mắt trúc, bạch nhạn, lan sứa, lá gấm...
Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp các loài chim quý hiếm chỉ có ở Lang Biang như Yersingist, Langbiangist; hay các loài thú quý hiếm như: Nai xám, nai cà tong, hươu vàng, sóc bay, sóc vằn, gấu chó, chồn dơi, khỉ, vượn đen, trĩ sao, gà lôi hông tía...
Du ngoạn Lang Biang bằng con đường mòn rất thú vị, nhưng rất vất vả, nên chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc những người có sức khỏe. Vì vậy, phần lớn du khách chọn cách chinh phục đỉnh Lang Biang cùng đội xe "dã chiến" là những chiếc Uaz màu xanh của KDL Lang Biang, đi lên con đường trải nhựa dài 6 km, từ chân núi đi ngoằn ngoèo, quanh co trong rừng thông.
Bản thân con đường cũng mang vẻ đẹp khôn tả bởi những màn sương huyền ảo che phủ khiến những tán thông và cây rừng lúc ẩn, lúc hiện; các loài hoa không tên bám vào vách đá bên dòng suối trong ngần cùng những làn gió mơn man và trong lành...
Trên đỉnh núi, trong không khí se lạnh của hoàng hôn sơn cước, nhiều du khách bảo rằng, họ đã lặng người trước vẻ đẹp của những dãy núi nhấp nhô, nối tiếp nhau như những đợt sóng lớn xa tít tắp về phía bắc; dưới chân núi, hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện ra đẹp như bức tranh thủy mặc ở phía tây; hướng nam là buôn làng người Lạch, người Cill - những con người đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Nam Tây Nguyên.
Trên đỉnh núi có hình tượng đôi tình nhân đang bay lượn như kể lại câu chuyện tình yêu tạo nên truyền thuyết Lang Biang. Đó là mối tình say đắm của nàng Lang - người dân tộc Cill và chàng Biang - người dân tộc Lạch. Họ yêu nhau, nhưng do tập tục khắt khe của hai tộc người nên nàng Lang không bắt được Biang làm chồng. Họ nguyện bảo vệ tình yêu, mãi mãi không chia lìa bằng cách chết bên nhau.
Ngưỡng mộ và thương cảm trước tình yêu chung thủy và say đắm của đôi trai gái này, các loài chim, thú, cây, cỏ đã bảo nhau xây đắp dần thành hai nấm mộ cho nàng Lang và chàng Biang. Lâu dần thành ngọn núi với hai đỉnh vượt cao vững chãi giữa trời xanh gọi là đỉnh núi Lang Biang...
Ngày nay, dưới chân núi Lang Biang, buôn làng của người Cill, người Lạch đã trở thành điểm đến kỳ thú để khám phá những giá trị văn hóa bản địa.
Hàng ngàn lượt du khách đã đến đây thưởng ngoạn không gian văn hóa cồng chiêng, xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, lựa chọn những món quà lưu niệm, thưởng thức rượu cần và thịt nướng... Các cô sơn nữ ngày ngày lên rẫy, nhưng đêm về hóa thân vào các điệu múa mà từ khi sinh ra lời ca, điệu nhạc đã thấm vào da thịt. Nam giới cũng biết đánh đồng la, thổi khèn bầu, tù và và sử dụng các nhạc cụ bằng lồ ô, tre, gỗ...
Do nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa của du khách, tại đây đã hình thành Câu lạc bộ cồng chiêng gồm 10 đội tổ chức biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Khi du khách yêu cầu, họ tổ chức đốt lửa trại, diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc; múa, hát các nhạc phẩm riêng của dân tộc mình về phong tục, tập quán cổ xưa của tổ tiên...
Bên bếp lửa bập bùng, nhiều du khách lần đầu tiên được hút rượu cần nồng nàn hương vị lúa mẹ với món đặc sản heo tộc nướng, nghe những câu chuyện về truyền thuyết của dân tộc Lạch, về núi Lang Bian, về suối Đankia, suối Tía...
Càng về khuya, âm thanh của đồng la như trỗi dậy trong bản nhạc rộn rã, tha thiết, mời gọi. Những bản đồng la đối đáp nhau, đuổi theo nhau, ngân nga, dồn dập, sôi nổi, vang dội, âm thanh dẫn dắt ta vào một cõi thần tiên trong những cánh rừng xa tít tắp dưới chân Trường Sơn Nam...
Thác Tác Tình - Bức tranh hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc Đến Bình Lư, Huyện Tam Đường, Lai Châu du khách không chỉ bị quyến rũ bởi bạt ngàn mía kĩa của người dân, nơi đây còn có một thắng cảnh hấp dẫn chờ bạn đến khám phá đó là Thác Tác Tình. Không biết từ bao giờ tên gọi "Tác Tình" đã hình thành và tồn tại trong tiềm thức của từng cư...