Lên ngôi xu hướng mua nhà ở khu vực có hệ thống giáo dục chất lượng
Với gia đình có con đang trong độ tuổi học hành, việc nhà ở trong khu vực có hệ thống giáo dục phát triển, gần nhà là một lợi thế lớn, giúp trẻ được giáo dục môi trường tốt và bố mẹ không phải đưa con đi học quá xa.
Bên cạnh đó, để theo đúng định hướng, lộ trình và kế hoạch học tập trong tương lai dài của con, các bậc phụ huynh thường ưu tiên chọn nhà ở khu vực có hệ thống trường học hoàn thiện từ bậc Mầm non đến Đại học. Điều này cũng rất phù hợp với các gia đình đông con, mỗi con theo học một cấp bậc khác nhau.
Trường top Hà Nội nhất đều ở Thanh Xuân
Với quy hoạch trở thành trung tâm thành phố mới tại Thủ đô, bên cạnh hệ thống giao thông, hệ thống giáo dục của quận Thanh Xuân cũng được chú trọng đầu tư phát triển hoàn thiện. Những năm gần đây tại Hà Nội, quận Thanh Xuân luôn nằm trong tầm ngắm của các ông bố, bà mẹ khi tìm mua căn hộ. Sở hữu hệ thống giáo dục tiêu chuẩn từ các bậc Mầm non đến Đại học, quận Thanh Xuân kiến tạo môi trường giáo dục hoàn hảo để giúp các thế hệ tương lại đào tạo toàn diện từ khi ươm mầm đến khi trưởng thành.
Hiện tại, có hơn 71 cơ sở giáo dục phân bổ đều theo các cấp từ Mầm non đến Đại học tại quận Thanh Xuân. Với diện tích toàn quận là 9,11 km2 thì cứ 1 km2 tại quận Thanh Xuân sẽ có khoảng 8 cơ sở giáo dục. Cụ thể, theo thông tin tra cứu từ Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Thanh Xuân và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quận Thanh Xuân hiện có 23 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 11 trường Trung học cơ sở, 12 trường Trung học phổ thông.
Còn các trường sau Trung học phổ thông tại quận Thanh Xuân gồm có 8 trường Đại học, 1 Học viện và 4 trường Cao đẳng, trong đó có nhiều trường đại học nổi tiếng lâu đời tại Hà Nội như: Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vân, Đại học Kiến trúc, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương…
Không chỉ là chỗ ở mà còn đầu tư giáo dục cho thế hệ tương lai
Video đang HOT
Theo các chuyên gia bất động sản các dự án căn hộ dành cho đại gia đình tại quận Thanh Xuân luôn đắt khách phần nào là nhờ hưởng lợi từ chính hệ thống giáo dục hoàn thiện của quận. Vì phần đông khách hàng tại phân khúc thị trường ngách đại gia đình đều có con đang theo học tại trường học các cấp.
Nằm ở trung tâm quận Thanh Xuân, liền kề các trường học các cấp như: Mầm non Flying Finger School, Tiểu học Thanh Xuân Trung, Trung học cơ sở Phan Đình Giót, Trung học phổ thông Nhân Chính, Trung học phổ thông Amsterdam, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vân… căn hộ dành cho đại gia đình của Thống Nhất Complex nhanh chóng trở thành dự án “được lòng” các ông bố, bà mẹ.
Chị Vy Khanh sau khi đặt cọc mua căn hộ 3 phòng ngủ rộng 122 m2 của Thống Nhất Complex chia sẻ: “Qua tìm hiểu, mình thấy căn hộ của Thống Nhất Complex rất tiện cho chuyện học hành của các cháu. Con gái nhỏ 3 tuổi có thể cho theo học ngay tại trường mầm non nội khu của Thống Nhất Complex. Sau này vào các cấp học lớn hơn cháu có thể tiếp tục học các trường tiêu chuẩn trong khu vực quận Thanh Xuân, cũng khá gần nhà. Còn con trai lớn học lớp 8 đang định hướng sẽ theo học tại Amsterdam, tuy không chung quận nhưng Thống Nhất Complex chỉ cách trường này 1 km”.
Chị Vy Khanh cũng chia sẻ thêm để tìm được căn hộ phù hợp như Thống Nhất Complex chị đã phải xem qua rất nhiều căn hộ khác tại quận Thanh Xuân: “Mình cũng có xem qua nhiều dự án căn hộ khác tại quận Thanh Xuân nhưng đa số đều có nhiều điểm không phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Căn thì có diện tích quá nhỏ không đủ không gian cho 5 thành viên gồm 2 vợ chồng, 2 cháu nhỏ và bà nội. Căn thì khá tối và bí bách, thiếu ánh sáng và gió tự nhiên sẽ không tốt cho sức khỏe. Chỉ có dự án Thống Nhất Complex có nhiều điểm đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong gia đình như: diện tích rộng rãi, không gian mở nhiều ánh sáng, trong và xung quanh dự án có rất nhiều tiện ích tốt như cây xanh, hồ bơi, khu vui chơi, siêu thị…”
Bên cạnh lợi thế về hệ thống giáo dục, diện tích rộng rãi, sở hữu đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ, sức khỏe và an ninh đã giúp căn hộ tại Thống Nhất Complex trở thành lựa cgọn hàng đầu cho các đại gia đình.
DÁnh Dương
Theo Trí thức trẻ
Di dời hơn 500.000 dân nếu bão cấp 8 đổ bộ vào Sài Gòn
Nếu bão cấp 8 đổ bộ vào TPHCM, cơ quan chức năng phải tổ chức di dời hơn 500.000 dân, trong đó quận 8 di dời nhiều nhất với gần 87.000 người.
Theo phương án phòng, tránh ứng phó bão của UBND TPHCM, các địa phương phối hợp cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
Người dân xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) di dời đến nơi trú bão an toàn khi bão số 16 năm 2017 đổ bộ vào TPHCM (ảnh: Đình Thảo)
Trường hợp bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km/h) sắp vào, cơ quan chức năng sẽ sơ tán hơn 106.300 hộ với hơn 500.000 người ở 24 quận, huyện. Riêng huyện đảo Cần Giờ di dời khoảng 4.400 dân.
Trường hợp có bão cấp 10-13 (89-149 km/h), sẽ có hơn 108.000 hộ với hơn 506.000 dân phải di dời, trong đó huyện đảo Cần Giờ di dời hơn 2.300 hộ với hơn 8.300 người.
Đáng chú ý, trong cả 2 trường hợp trên, quận 8 phải di dời gần 22.000 hộ với gần 87.000 người; quận 9 di dời dân ít nhất với 188 hộ, khoảng gần 800 người.
UBND TPHCM yêu cầu chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng phải tổ chức di dời cho người dân trước 12 tiếng hoặc 24 tiếng so với thời điểm dự báo bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố.
Dự kiến, thành phố sẽ huy động lực lượng tham gia di dời, sơ tán người dân gồm quân sự, công an, bộ đội biên phòng, phòng cháy chữa cháy, y tế, hội chữ thập đỏ, thanh niên xung phong, đoàn thanh niên... khoảng gần 7.000 người, cùng hơn 1.000 phương tiện.
Lãnh đạo 24 quận, huyện, thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trực tiếp xuống địa bàn phường, xã, thị trấn tại khu vực di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.
Đồng thời, bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
Cũng theo phương án này, UBND TP yêu cầu tùy tình hình thực tế cơ quan chức năng quyết định cấm tàu thuyền ra khơi, kiểm soát chặt việc xuất bến; cấm đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu vận tải (không bao gồm tàu biển), tàu nhà hàng...
Đối với tàu biển hoạt động trong vùng nước cảng biển, Cảng vụ Hàng hải thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của áp thấp nhiệt đới, bão và chỉ thị của Cục Hàng hải Việt Nam để điều động tàu thuyền tránh, trú bão an toàn.
Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các quận, huyện quyết định cho học sinh nghỉ học trước 24 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố.
Quốc Anh
Theo Dantri
Công an khám được gì trong căn nhà lụp xụp của cán bộ Sở GDĐT Hòa Bình? Sau khi khởi tố vụ án, lực lượng chức năng đã tiến hành khám nhà một số cán bộ Sở GDĐT Hòa Bình vào chiều 3.8. Theo ghi nhận của PV Lao Động, khoảng 16h ngày 3.8, xe của lực lượng công an và đại diện viện Kiểm sát đã tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình. Tại đây, Cơ...