Lên máy bay, thấy biển Vũng Tàu
Video du lịch Vũng Tàu sẽ được phát trên màn hình giải trí của máy bay Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)…
Du khách tắm biển Vũng Tàu. Ảnh; Kim Vinh.
Trong giai đạon 2023-2027, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tăng cường giới thiệu các hoạt động xúc tiến đầu tư, văn hóa, thương mại, du lịch trên các kênh quảng bá của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Theo đó, mỗi năm Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ thực hiện 6 chuyên trang quảng bá du lịch đăng trên Tạp chí Heritage và 6 clip phát trên màn hình giải trí của máy bay Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines); quảng bá trên hệ thống truyền thông nội bộ của Vietnam Airlines; đặt ấn phẩm quảng bá Bà Rịa-Vũng Tàu tại các phòng vé, phòng chờ máy bay, tham gia sự kiện hội chợ Vietnam Airlines; giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Bà Rịa-Vũng Tàu đưa vào phục vụ trên các chuyến bay và trên sàn thương mại điện tử của Vietnam Airlines; phối hợp tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch-hàng không; mời các đoàn famtrip, presstrip nước ngoài khảo sát du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu…
Năm 2024, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, tiếp tục khẳng định Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện.
Cụ thể, tỉnh dự kiến tổ chức các sự kiện hấp dẫn như Tuần lễ du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu; lễ hội chào hè; lễ hội âm thanh ánh sáng quốc tế; hội chợ kết nối du lịch Nam Bộ tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Các huyện, thị xã, thành phố cũng thực hiện hàng chục chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao truyền thống lẫn hiện đại khác.
Video đang HOT
Cùng với đó, tỉnh tổ chức xúc tiến du lịch ở nước ngoài; tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch trong nước; thông tin, quảng bá du lịch trên báo, tạp chí, mạng xã hội, các kênh truyền thông đa phương tiện…
Các hoạt động xúc tiến du lịch sẽ được kết hợp với các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại để bảo đảm sự liên kết và hiệu quả của từng lĩnh vực. Kế hoạch xúc tiến du lịch cũng tăng cường sự liên kết giữa các sở, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề và DN.
Cần có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng ở từng địa phương
Bà Phan Yến Ly, Giám đốc công ty Tư vấn, Truyền thông và Sự kiện Cánh Cam, cho rằng cần có sản phẩm đặc trưng của mỗi địa phương nếu muốn phát triển bền vững du lịch nông thôn tại Việt Nam
"Khám phá đảo muối Thiềng Liềng" là một mô hình du lịch cộng đồng thuộc chương trình "Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng" được triển khai tại TP HCM. Ảnh: Visithcmc
Tại Diễn đàn "Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP" sáng 22/9,bà Phan Yến Ly nhận định, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phát triển nhưng chưa đi đúng hướng và thiếu bền vững như các sản phẩm sao chép, na ná giống nhau của các vùng miền gây ra sự cạnh tranh giữa các địa phương.
"Dưới góc nhìn lữ hành, du lịch nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam chưa thật sự đột phá dù chúng ta nói nhiều đến tiềm năng, thế mạnh, sự phát triển của loại hình du lịch này", bà Ly phát biểu tại sự kiện do Bộ NN&PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam kết hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức.
Trước khó khăn, thuận lợi của loại hình du lịch nông thôn, bà Ly cho rằng, du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam cần được tuyên truyền để thay đổi tư duy của các chủ thể tham gia xây dựng và triển khai các hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn phục vụ du khách.
"Phải làm sao để nông dân, hợp tác xã, trang trại muốn làm du lịch ngay cả khi nông lâm thủy sản được tiêu thụ tốt, khi kinh tế nông nghiệp thành công và các doanh nghiệp lữ hành chung tay, đồng hành cùng các điểm đến nông thôn làm du lịch"
Bà Phan Yến Ly
Trong các mô hình sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn điển hình, bà Phan Yến Ly đưa ví dụ về việc TP HCM đã triển khai chương trình "Mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng", kết quả tạo ra đặc trưng du lịch của địa phương như "Quận 4 - Cù Lao giữa lòng phố thị", "Về quận 5 xem múa lân", "Thủ Đức - Thành phố xanh bên sông Sài Gòn"...
Đặc biệt, mô hình du lịch cộng đồng "Khám phá đảo muối Thiềng Liềng" có khoảng 16 điểm đến với các sản phẩm mang đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển như ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, đờn ca tài tử, ngâm chân thư giãn... Tất cả sản phẩm du lịch trên đều do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng thực hiện và đang bắt đầu được khách du lịch quan tâm.
Không gian ẩm thực thư giãn "cây nhà lá vườn" của tour Du lịch cộng đồng tại ấp đảo Thiềng Liềng. Ảnh: Visihcmc
"Chương trình của TP HCM đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố, thu hút sự quan tâm của du khách về nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử, ẩm thực và cả nông nghiệp đặc trưng vùng đất Sài Gòn - TP HCM", theo bà Ly.
Bà Ly cũng cho rằng, có thể phát triển ít nhất 63 sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các tỉnh, thành tại Việt Nam. Cụ thể, miền Đồng bằng Bắc Bộ có thể tập trung khai thác các tour làng nghề, nghề trồng lúa nước, văn hóa làng quê...
Miền Trung du và miền núi Bắc Bộ, có thể tạo điểm nhấn với nông nghiệp vùng cao như ruộng bậc thang, cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người. Miền Duyên hải miền Trung, cần đề cao đời sống ngư dân, diêm dân... Miền cao Tây Nguyên định hướng phát triển các tour trang trại cà phê, hoa lan...
Miền Tây Nam bộ nhờ thiên nhiên ưu đãi tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn vô cùng độc đáo. Miền Đông Nam Bộ phát triển các nghề mang đậm dấu ấn thời còn khai hoang mở đất như nấu rượu, làm gốm, làm lu..., đồng thời khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn.
Cùng bàn về nội dung này, theo ông Phan Bảo Giang, Trưởng khoa Marketing trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM cho rằng, cần xây dựng thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Để xây dựng được thương hiệu tại các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn cần có chiến lược rõ ràng, trong đó xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển, các giải pháp và nguồn lực thực hiện.
"Thương hiệu là thứ vô hình và chỉ được nhận biết thông qua cảm nhận. Nó cần được chuyển hóa thành những thứ cụ thể như logo, bao bì, bài hát, đại sứ thương hiệu... Nhưng logo, bao bì, bài hát, đại sứ... không thể tạo nên được thương hiệu nếu không được tạo dựng, duy trì và phát huy một cách có chiến lược", ông Giang nói.
Du lịch nông thôn (Rural Tourism) được định nghĩa là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã...; thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi vùng nông thôn.
Cuộc sống dưới cánh 'chim sắt khổng lồ' của người dân Sóc Sơn Hình ảnh chiếc máy bay luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người dân nơi đây. 'Lúc đầu không quen còn thấy ồn, chứ giờ không có lại thấy thiếu', bà Bùi Mây chia sẻ. Khu vực chợ Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) nằm thẳng đường hạ cánh của máy bay khi vào Cảng hàng không...