Lên mạng xã hội tiết lộ “chốt” bắn tốc độ của cảnh sát sẽ bị phạt nặng
Hành vi bị phạt nặng bởi việc đăng tải thông tin chốt bẫy tốc độ lên mạng xã hội có thể làm thay đổi hành vi tự nhiên của người lái.
Một chốt bắn tốc độ tại Anh
Các tờ báo địa phương như: Wiltshire Times, The Sun… cho biết, tất cả những hành vi đăng hình ảnh, c ảnh báo người khác về các “chốt” (trạm) đặt bẫy tốc độ của cảnh sát lên mạng xã hội sẽ bị phạt tới 1.000 bảng Anh (hơn 32 triệu VND) theo thông báo mới của cảnh sát nước này, áp dụng theo Điều 89, Luật Cảnh sát năm 1997 về việc cố tình chống người thi hành công vụ.
Video đang HOT
Một số hành vi vi phạm thường thấy tại Anh như: Đăng địa điểm cảnh sát đặt xe tải bắn tốc độ di động lên mạng xã hội, nháy đèn pha, bóp còi, cảnh báo xe đối diện…
Ngoài ra, rất nhiều trang cảnh báo “bẫy tốc độ” được lập ra trên các mạng xã hội Facebook, Twitter để cập nhật thông tin cho tài xế từ các điểm tắc nghẽn, sự cố giao thông cho đến cảnh báo chốt bắn tốc độ.
Các chuyên gia Anh cho rằng, việc đăng tải thông tin chốt bẫy tốc độ lên mạng xã hội có thể làm thay đổi hành vi tự nhiên của người lái, thậm chí khiến họ chuyển hướng chuyển hướng đi để né phạt, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thi hành công vụ của cảnh sát Anh.
Thủ tướng Anh khuyến khích học sinh đi học
Ngày 3/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định các trường học là môi trường an toàn và khuyến khích trẻ tiếp tục đến trường tại những khu vực cho phép điều này.
Học sinh bắt đầu đi học trở lại sau một thời gian nghỉ do dịch COVID-19 tại Glasgow, Scotland cua Anh, ngày 12/8/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuyên bố được đưa ra nhằm xoa dịu những lo ngại số ca mắc COVID-19 gia tăng khi các lớp học dự kiến được mở cửa trở lại sau kỳ lễ Giáng sinh.
Trả lời đài BBC, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh: "Tôi chắc chắn rằng các trường học đều an toàn và giáo dục là một ưu tiên". Ông cho biết thêm chính phủ có thể cân nhắc siết chặt những biện pháp hạn chế để phòng dịch, nhưng không nêu cụ thể các biện pháp này.
Nhà lãnh đạo Anh cũng cho biết trong ngày 4/1, nước này sẽ nhận 530.000 liều vaccine phòng bệnh COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ông bày tỏ hy vọng trong 3 tháng tới, hàng chục triệu người dân Anh sẽ được chủng ngừa.
Cùng ngày, chính quyền Saudi Arabia thông báo mở lại biên giới và nối lại các chuyến bay quốc tế sau 2 tuần áp dụng các biện pháp hạn chế này để ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Trong một thông báo, Bộ Nội vụ Saudi Arabia cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh bằng đường bộ, đường biển và các chuyến bay quốc tế có hiệu lực từ 11h giờ địa phương (15h - giờ Việt Nam) cùng ngày. Tuy nhiên, những người đến từ Anh, Nam Phi hay bất cứ nước nào ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan vẫn bị áp đặt các biện pháp hạn chế.
Theo đó, những người nước ngoài đến từ các nước này phải ở nước khác trong 14 ngày trước khi nhập cảnh Saudi Arabia và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus. Trong khi đó, các công dân Saudi Arabia trở về từ những nước ghi nhận biến thể mới sẽ có thể nhập cảnh trực tiếp, nhưng phải cách ly 2 tuần sau khi nhập cảnh và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc virus.
Saudi Arabia là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất trong số các nước vùng Vịnh với hơn 363.000 ca mắc, trong đó có hơn 6.200 ca tử vong.
Cũng trong ngày 3/1, Bộ Y tế Israel thông báo số ca mắc bệnh đang phải điều trị tại nước này đã tăng lên 50.299 ca, tăng khoảng 559% so với con số 7.629 ca được ghi nhận ngày 15/11/2020 và là mức cao nhất kể từ ngày 12/10/2020.
Bộ trên cũng công bố thêm 2.067 ca mắc trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia Trung Đông này lên 435.866 ca. Số ca tử vong tại Israel tăng thêm 7 ca lên 3.391 ca, trong khi số ca bình phục tăng thêm 462 ca lên 382.176 ca.
Thái Lan phát hiện chủng nCoV 'siêu lây nhiễm' Thái Lan phát hiện ca nhiễm biến chủng B.1.1.7 trong một gia đình về từ Anh, chính phủ có thể cho lãnh đạo cấp tỉnh tự áp đặt phong tỏa. Giới chức Thái Lan hôm nay ghi nhận 315 ca nCoV mới, phần lớn là lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 7.694, trong đó 64...