Lên mạng bóc phốt mực khô giả, lấy chày đập mãi không mềm, chàng trai ngã ngửa khi bị dân mạng “tố ngược” điều này
Câu chuyện nướng mực của thanh niên này khiến dân mạng cười bò.
Mới đây, trong một nhóm kín đông thành viên tham gia trên Facebook, một tài khoản có tên V.V.Đ. đã chia sẻ câu chuyện nướng mực đầy trớ trêu của mình.
“ Không biết nên sad hay ha ha nữa. Được ngày trời trong xanh gió mát lành thì ông anh mang con cá mực được cho tận Phú Quốc khao cả nhà. Thường người ta nướng mực thì lấy chày giã cho nó mềm ra và đây là kết quả: Chày vỡ nhưng mực vẫn y nguyên không có hiện tượng gì gọi là mềm ra cả.
Câu chuyện nướng mực của V.V.Đ. khiến dân mạng cười bò.
Vớ được mực giả các bạn à (đen thôi đỏ vẫn vứt). Nhìn nó y như miếng thịt trâu gác bếp đen đen mà nó còn dày nữa. Cái gì cũng làm giả được, các bạn trẻ trước khi mua đồ quà tặng du lich gì đó thì nhìn kỹ mới mua không lại tiền mất tật mang đã cho rồi còn mang tiếng mực giả” – V.V.Đ. viết.
Kèm theo những lời chia sẻ này, V.V.Đ. còn đăng tải hình ảnh về miếng mực giả và chiếc chày vỡ làm đôi của mình.
Chia sẻ của V.V.Đ. đã nhận được rất nhiều sự chú ý của dân mạng. Tuy nhiên, khi đọc câu chuyện của Đ. và xem những hình ảnh mà anh chàng này đăng tải, cư dân mạng chỉ ra điểm “sai quá sai”. Con cá mực giả thì thôi không nói làm gì nhưng vấn đề lại bất ngờ nằm ở… cái chày.
Miếng mực giả đập mãi không mềm.
Video đang HOT
Còn chiếc chày thì vỡ toác.
- “ Chày cũ quá rồi đập lại chả vỡ“.
- “ Chày này chắc cũng 8 đời truyền lại rồi, tiện đây thay luôn chày mới đi, tiếc rẻ gì nữa“.
- “ Khiếp chày đồ cổ rồi còn mang đập mực vỡ chày là phải“.
- “ Nhìn vết màu đen quanh chày là biết nó cũ lắm rồi, giã ớt cũng vỡ chứ đừng có nói là giã mực“.
- “ Chày này khéo cao tuổi hơn cả chủ thớt“.
- “ Bóc phốt mực giả cuối cùng bị phốt ngược lại vì cái chày rồi ông ơi“.
- “ Chày giả hay mực giả hả bác“.
Thôi thì nhiều người nói đùa rằng tuy gặp phải con mực giả nhưng gia chủ cũng được động viên vì có cơ hội sắm chiếc chày mới.
Câu chuyện của V.V.Đ. vẫn đang tiếp tục nhận được rất nhiều bình luận hài hước từ phía cư dân mạng.
Theo Helino
Nữ du khách Hà Nội bị lừa mất tiền vì đặt phải khách sạn "ma" khi đi du lịch Hạ Long
Tiền mất tật mang, Lê Anh cảm thấy thực sự bức xúc vì cách làm ăn "lừa đảo" của khách sạn "ma" này ở Hạ Long.
Mùa cao điểm du lịch, những địa điểm thường xuyên có nhiều du khách ghé thăm sẽ gần như luôn trong tình trạng "cháy phòng". Vì thế một khi đã muốn đi chơi thì cách tốt nhất vẫn cứ là nên đặt phòng sớm nếu không muốn rơi vào tình cảnh "tiền mất tật mang". Nói như vậy là vì sao? Bởi một khi mua phòng gấp rút thì ta sẽ thường có tâm lý "tặc lưỡi" đặt nhanh để có phòng ở mà không biết phía sau thực sự có nhiều tiềm ẩn khó lường, như việc bị lừa đảo chẳng hạn.
Đó chính xác là trường hợp của vợ chồng Lê Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) trong một lần đi du lịch Hạ Long, Quảng Ninh mới đây. Vì có kế hoạch đi chơi khá gấp, nên tới lúc tìm chỗ ở thì chỉ còn duy nhất 1 phòng phù hợp. Vậy là Lê Anh đã quyết định dùng thẻ tín dụng để thanh toán qua ứng dụng (app) đặt phòng. Nhưng khi tới nơi thì cả hai vợ chồng đi bở hơi tai vẫn không thể tìm được khách sạn theo địa chỉ được cung cấp. Sau một hồi loanh quanh mất thời gian, họ xác định đã bị "lừa" bởi không hề có khách sạn nào như trên app. Giải pháp tốt nhất lúc đó là đành phải đặt một phòng khác và chịu mất số tiền đã bỏ ra.
Lê Anh đã có trải nghiệm "nhớ đời" với việc đặt phòng khách sạn ở Hạ Long.
Cụ thể chia sẻ của Lê Anh như sau:
Lê Anh và chồng đi du lịch Hạ Long vào cuối tuần. Đúng dịp đó ở địa phương lại diễn ra đại hội xe phân khối lớn nên các khách sạn quanh Bãi Cháy, Tuần Châu hầu như kín. Do không đặt phòng từ trước, nên khi đến nơi vào chiều tối, Lê Anh đành vào các ứng dụng để tìm phòng trên mạng.
Dò la một hồi, chị thấy một khách sạn ở đường Hoàng Quốc Việt, khu Bãi Cháy còn phòng, giá bán trên các ứng dụng như nhau nên chị quyết định đặt phòng và thanh toán tiền bằng thẻ visa. Giá phòng một đêm, gồm cả phí là 800k. Trên app, cơ sở lưu trú này đăng 19 ảnh chụp trong khách sạn để quảng cáo, thậm chí có cả ảnh của khách du lịch từng thuê trước đó chụp lại nên Lê Anh thấy khá tin tưởng.
Kết quả đặt phòng thành công của Lê Anh.
Hình ảnh khách hàng check-in do khách sạn "ma"cung cấp.
Khi đã có địa chỉ, hai vợ chồng Lê Anh mới dựa vào định vị GPS để đến thẳng khách sạn nhưng trước mắt lại là khu ngã 3 trống trơn, không hề có khách sạn nào cả. "Mình đã đi rất nhiều vòng vì nghĩ khu này mới nên định vị có thể bị lệch nhưng vẫn không thấy khách sạn đâu. Mình gọi điện cho số hotline khách sạn để hỏi đường thì lại tắt máy không nghe. Sau 3 tiếng quần nát cả khu, thậm chí hỏi cả người dân xung quanh thì được kết quả là cả hai đứng bơ vơ giữa đường và ai cũng lắc đầu bảo không biết".
Lúc này, hai vợ chồng đành phải rời đi và tìm những nơi có hình ảnh khách sạn tương tự chỗ đã đặt nhưng khi đến nơi, bảo vệ nói rằng khuôn viên trong ảnh đúng là ở chỗ họ nhưng tên khách sạn thì lại không trùng khớp. Vợ chồng Lê Anh vừa đói, mệt nên quyết định tìm cơ sở khác để thuê phòng. May mắn họ tìm được khách sạn còn trống duy nhất 1 phòng lúc đã hơn 22 giờ đêm.
Lê Anh gọi điện, nhắn tin tới số hotline của khách sạn để hỏi đường nhưng không có ai phản hồi.
Ở phòng thuê mới, Lê Anh đăng bài và hình ảnh của khách sạn mình thuê đầu lên nhóm chuyên bán phòng ở Bãi Cháy, Hạ Long. Một người trong nhóm khẳng định đây là hình ảnh của nơi chủ nhà chỉ cho thuê nguyên căn chứ không bán từng phòng riêng lẻ. Tuy nhiên, căn hộ cho thuê đó cũng không có tên giống với khách sạn Lê Anh đã đặt phòng và trả tiền. Lê Anh được khuyên tìm gặp người chủ có căn phòng giống trong ảnh để hỏi rõ, nhưng Lê Anh bỏ qua.
Lê Anh lúc đó có gửi mail tới app đặt phòng để xin hỗ trợ. Tuy nhiên app này yêu cầu Lê Anh phải gửi sao kê thanh toán của ngân hàng để chứng minh là đã đặt phòng khác ngay tại thời điểm phát hiện bị "lừa". Nhưng thật không may mắn, Lê Anh đã thanh toán bằng tiền mặt do phòng khách sạn hôm ấy là nhà dân chứ không phải hệ thống lớn.
Lê Anh phát hiện mình bị lừa và rất bực bội.
Sau đó, Lê Anh nhận được tin là khách sạn "ma" kia đã gửi xác nhận là Lê Anh có đến ở và đã check-in nên phía app đặt phòng đã tiến hành thanh toán. Điều đó đồng nghĩa với việc Lê Anh sẽ không thể nhận bồi hoàn khoản tiền 800k đã chuyển trước đó.
Kết thúc kỳ nghỉ và trở về Hà Nội, số hotline của khách sạn "ma" kia cũng có gọi lại cho Lê Anh một lần nhưng chỉ là "nháy" rồi tắt luôn chứ không có ý định liên hệ lại với khách hàng. Lê Anh cho hay, sau sự việc trên vài ngày thì khách sạn này đã gỡ quảng cáo bán phòng nhưng chỉ 1 ngày sau đó thì lại tiếp tục. Vì thế cho nên cô đã quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để mọi người cảnh giác, cẩn trọng hơn trong việc thuê phòng khách sạn trên mạng.
Lê Anh đã bị mất 800k tiền phòng khách sạn một cách oan uổng vì sự thiếu cẩn thận trong khâu kiểm soát thông tin của mình.
Là một người đi du lịch khá nhiều, mỗi năm khoảng gần chục lần, Lê Anh cho hay thường xuyên đặt phòng khách sạn trên các ứng dụng. Tuy nhiên lần nào cô cũng kiểm ra rất kỹ thông tin cũng như địa chỉ trên bản đồ nên thường không có vấn đề gì xảy. Duy chỉ có lần này vì đặt phòng vội quá cho nên mới xảy ra chuyện. Có lẽ đây chính là chiêu thức của các khách sạn "ma" kia chuyên đi lừa những du khách hoặc là bỡ ngỡ về công nghệ, hai là quá vội vàng gấp rút trong khâu đặt phòng. Qua câu chuyện này, Lê Anh mong muốn mọi người hãy thật cảnh giác để không rơi vào trường hợp như mình thêm lần nào nữa.
Theo Helino
Ham của rẻ đi xăm chân mày, mẹ đơn thân khóc thét khi nhận về kết quả, tiền chữa gấp 4 lần tiền xăm lại còn bị bạn trai đá Đây là bài học dành cho nhân vật chính cũng như tất cả mọi người, đừng vì ham rẻ để rồi tiền mất tật mang, đến lúc hối hận đã muộn màng. Người ta thường nói "của rẻ là của ôi" để cảnh báo mọi người đừng ham rẻ mà tiền mất tật mang. Ấy vậy mà có nhiều người vẫn không cưỡng...