Lên lộ trình siết dần cho vay tiền mặt tại công ty tài chính
Cho vay tiêu dùng của công ty tài chính bị siết dần lại, theo hướng hạn chế giải ngân trực tiếp cho khách hàng.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 18/2019/TT – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016/TT – NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đó tại thời điểm cuối ngày làm việc liền kề trước ngày ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa theo lộ trình.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021 là 70%.
Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 60%.
Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023 là 50%. Và từ ngày 01/01/2024 giảm xuống chỉ còn 30%.
Video đang HOT
Thông tư cũng quy định, Công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đối với khách hàng không có nợ xấu theo báo cáo quan hệ tín dụng tra cứu tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam tại thời điểm gần nhất so với thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng tại một công ty tài chính chỉ bao gồm khách hàng có tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp tại công ty tài chính đó trên 20 triệu đồng.
Ngoài ra, thông tư trên cũng quy định các công ty tài chính phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi…
Như vậy, với chính sách trên, Ngân hàng Nhà nước đã lên lộ trình từng bước siết lại hoạt động cho vay tiền mặt tại các công ty tài chính.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
LINH LINH
Theo bizlive.vn
Tỷ phú Thái thu về gần 3.000 tỷ sau chưa đầy 2 năm mua Sabeco
Chỉ riêng khoản cổ tức bằng tiền mặt, doanh nghiệp của tỷ phú Thái Lan - ông chủ ThaiBev đã "ôm" được của Sabeco gần 3.000 tỷ đồng, nếu tính cả phần cổ tức sắp được chia vào cuối tháng 9 sắp tới.
Tổng công ty Bia - Rư.ợ.u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) vừa thông qua quyết định chi trả cổ tức bổ sung năm 2018 bằng tiền mặt. Theo quyết định này, tỷ lệ cổ tức chi bổ sung lần này là 15% (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu SAB sẽ nhận về 1.500 đồng) và chi trả bằng tiền mặt.
Theo kế hoạch, ngày 6/9 tới sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông hưởng quyền và thời gian thanh toán dự kiến là 27/9.
Hiện, Sabeco đang lưu hành hơn 641,2 triệu cổ phiếu. Như vậy, đợt chi trả cổ tức lần này, doanh nghiệp của tỷ phú Thái sẽ phải chi hơn 960 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.
Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty con của Thaibev thuộc sở hữu của tỷ phú Thái) sẽ nhận về lượng tiền mặt lên tới 515 tỷ đồng.
Đáng chú ý, với việc là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 343,6 triệu cổ phiếu SAB, Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev, công ty con của Thaibev) sẽ nhận về lượng tiền mặt lên tới 515 tỷ đồng đợt này.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 hồi tháng 4, ban lãnh đạo Sabeco đã đề xuất tỷ lệ chia cổ tức năm 2018 là 50%, trong khi kế hoạch đặt ra trước đó là 35% (đã trả hết từ cuối năm 2018).
Lần chi trả 15% tới đây chính là phần cổ tức trả thêm cho năm 2018 mà cổ đông thông qua hồi tháng 4.
Đây là lần thứ 4 Sabeco tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi tỷ phú Thái Lan chi tiền mua lại hơn 53,39% vốn doanh nghiệp này. Từ đó đến nay, các ông chủ người Thái đã tiến hành chia cổ tức 3 lần với tổng tỷ lệ 70% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 7.000 đồng tiền mặt).
Năm 2018, Sabeco cũng thống nhất tỷ lệ chi trả cổ tức là 15% bằng tiền mặt. Tổng số tiền thanh toán cho đợt này ước tính khoảng 962 tỷ đồng. Trong đó riêng công ty TNHH Vietnam Beverage được nhận hơn 515 tỷ đồng nhờ sở hữu hơn 343 triệu cổ phần, tương ứng 53,59% vốn Sabeco.
Với lượng cổ phiếu mà VietBev nắm giữ từ cuối năm 2017, tỷ phú Thái đã nhận về không dưới 2.400 tỷ đồng tiền mặt từ Sabeco qua các lần chia cổ tức trước đó. Nếu tính cả 515 tỷ đồng sắp nhận, ước tính riêng cổ tức bằng tiền mặt mà Thaibev nhận về từ Sabeco đã xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính năm 2018, doanh thu của Sabeco tăng 5,1% so với năm trước lên mức 35.948 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm 11%, đạt 4.402 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính bán niên năm 2019, doanh thu của Sabeco tiếp tục tăng thêm 95 so với cùng kỳ, đạt 18.400 tỷ. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế nửa năm của công ty đạt 3.456 tỷ đồng, tăng 16%,. Được biết, đây cũng là con số lợi nhuận bán niên cao nhất từ trước đến nay mà Sabeco đạt được.
Theo ban lãnh đạo, một phần nguyên nhân giúp doanh thu tăng trưởng đến từ việc doanh nghiệp tăng giá bán với một số sản phẩm bia cao cấp và sản lượng tiêu thụ tăng.
Trong khi đó, lợi nhuận ròng cao hơn cùng kỳ nhờ lợi nhuận gộp tăng trưởng cũng như doanh thu tài chính tăng cao, và kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nhìn lại thị trường năm 2018, Sabeco chiếm khoảng 43% thị phần bia trong nước, giảm so với mức 45% hồi năm 2015. Sau khi về tay Thaibev, thị phần Sabeco đang hồi phục trở lại, các ông chủ mới tại đây cũng đang kỳ vọng đưa Sabeco trở về thời hoàng kim với hơn 50% thị phần tiêu thụ bia trong nước.
Đình Văn
Theo nguoiduatin.vn
Sản phẩm tài chính phái sinh: Vũ khí nguy hiểm trên TTCK? TPHCM đang trong quá trình phát triển trung tâm tài chính, bằng việc đa dạng hóa các định chế tài chính trong nước và quốc tế, đa dạng hóa các phương thức giao dịch (giao dịch truyền thống và tài chính công nghệ - fintech), và điều quan trọng là đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, đặc biệt là các sản...