Lên Lai Châu trồng hoa tình yêu, trai làng Hà Nội thu hơn nửa tỷ/năm
Rời quê hương Mê Linh ( Hà Nội) lên Lai Châu khởi nghiệp trồng hoa hồng – loài hoa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, anh Lã Văn Trọng đã “mỉm cười” với thành công khi đều đặn thu về nửa tỷ đồng/năm từ bán hoa ra thị trường.
Năm 2019, anh Trọng quyết định đưa vợ con rời vùng đất có truyền thống trồng hoa ở xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) lên Lai Châu lập nghiệp. Nơi anh Trọng chọn khởi nghiệp trồng hoa hồng là ở bản San Thàng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu).
Anh Lã Văn Trọng, ở xã Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) lên Lai Châu trồng hoa hồng từ năm 2019. (Ảnh: Thanh Ngân)
“Trước khi lên Lai Châu khởi nghiệp trồng hoa hồng, tôi đã khảo sát rất kĩ và tính toán cẩn thận. Khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đất này khá phù hợp cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển. Trong chuyến khảo sát đó, tôi đã tìm và thuê được khoảng 3ha đất ruộng 1 vụ của người dân bản địa để trồng hoa hồng” – anh Trọng nhớ lại.
Thuận lợi trong việc thuê đất, anh Trọng bắt tay ngay vào sự nghiệp trồng hoa hồng trên quê mới. Sau khi cày bừa đất tơi xốp, lên luống cẩn thận, anh Trọng trở về quê nhà mua cây giống, phân bón mang lên trồng và chăm sóc.
Chẳng mấy chốc, cây hoa hồng đã phủ kín 3ha đất trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, còn 1 vụ bỏ hoang.
Với kinh nghiệm trồng hoa hồng sẵn có từ hồi còn ở quê nhà, khi trồng hoa trên đất mới, anh Trọng đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc cây hoa hồng thời kỳ còn nhỏ.
Khi trồng hoa hồng, anh Trọng sử dụng phân chuồng trộn với ít phân NPK để bón lót cho chúng. Sau đó, cứ cách từ 20 – 25 ngày, anh Trọng lại cho ruộng hoa hồng “ăn” phân một lần.
Ngoài cho cây hoa hồng ăn đủ dinh dưỡng, anh Trọng còn đặc biệt chú ý đến khâu phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa, tạo tán cho cây hồng.
Vợ anh Trọng bó hoa hồng chuẩn bị gửi về Hà Nội tiêu thụ. (Ảnh: Thanh Ngân)
Được chăm sóc, bón phân đầy đủ, ruộng hoa hồng nhà anh Trọng sinh trưởng, phát triển xanh tốt. Tỷ lệ cây sống đạt hơn 90%. Chỉ sau 6 tháng trồng, ruộng hoa hồng nhà anh Trọng đã cho thu hoạch lứa hoa đầu tiên.
Video đang HOT
Mỗi năm, gia đình anh Trọng lãi hơn nửa tỷ đồng từ bán hoa hồng ra thị trường. (Ảnh: Thanh Ngân)
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt về kĩ thuật chăm sóc hoa hồng, anh Trọng vui vẻ cho biết, muốn cây hoa hồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho hoa đều đặn, bông to, đẹp, thì phải dày công chăm sóc, phân do, thuốc men đầy đủ.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây hoa hồng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công. Vì vậy, cần phải thường xuyên phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại cho chúng.
“Thường thì cứ cách từ 7 – 10 ngày, tôi lại phun thuốc phòng bệnh cho ruộng hoa hồng 1 lần. Còn về phân bón thì cứ hết lứa hoa, tôi lại cho chúng “ăn” phân một lần”, anh Trọng hé lộ.
Theo anh Trọng, chế độ chăm sóc, bón phân cho ruộng hoa hoa hồng khi đã cho hoa khác với thời kỳ sau trồng.
Ở thời kỳ cây hoa hồng còn nhỏ thì chăm sóc vất vả hơn và tốn công hơn. Với cây hoa hồng đã cho thu hoạch, anh Trọng lại áp dụng cách chăm sóc khác.
Vào đầu năm, anh Trọng tạo rạch ở 2 mép luống hoa hồng, sau đó rải phân xuống và lấp đất lên. Những lần bón phân sau đó, anh Trọng không phải tạo rạch, mà rắc phân trực tiếp lên luống hoa.
Được chăm sóc, cho ăn đủ dinh dưỡng, ruộng hoa hồng nhà anh Trọng luôn sinh trưởng, phát triển tốt. (Ảnh: Thanh Ngân)
Không chỉ coi trọng việc bón phân, phun thuốc, anh Trọng còn quan tâm tới việc tưới tắm cho ruộng hoa hồng. Thay vì tưới nước trực tiếp lên cây hoa hồng, cứ cách từ 15 – 20 ngày, anh Trọng lại tháo nước vào rãnh giữa các luống hoa.
Giữ nước trong rãnh chừng 2 tiếng đồng hồ, để cây hồng có đủ thời gian để hút nước nuôi cây, anh Trọng lại tháo nước ra. Làm theo cách này, cây hoa hồng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Để cây hoa hồng ra hoa đúng dịp theo ý muốn, anh Trọng căn đúng thời điểm để bấm ngọn. Thường thì ruộng hoa hồng nhà anh Trọng cứ cách từ 40 – 45 ngày lại cho 1 lứa hoa.
“Trồng hoa hồng tuy không vất vả là mấy, song lại khá bận rộn. Hầu như ngày nào vợ chồng tôi cũng có mặt ở ruộng hoa. Khi thì làm cỏ, lúc lại bón phân, tưới nước, cắt tỉa, phun thuốc. Đến khi cây hồng ra nụ thì lại tiến hành chụp, rồi thu hoạch. Vì trồng nhiều, làm không xuể, vợ chồng tôi phải thuê hơn chục lao động ở địa phương và hướng dẫn họ chăm sóc ruộng hoa hồng mỗi ngày” – anh Trọng cho hay.
Với khoảng 3ha hoa hồng trồng trên đất ruộng 1 vụ, hầu như ngày nào anh Trọng cũng có hoa bán ra thị trường.
Mỗi năm, anh Trọng thu 6 lứa hoa, mỗi lứa khoảng 20 vạn bông. Bán hoa hồng ra thị trường với giá dao động từ 1000 – 3000 đồng/bông, anh Trọng thu trên dưới 2 tỷ đồng. Trừ chi phí đầu tư, nhân công, mỗi năm anh Trọng lãi hơn 500 triệu đồng.
Hà Nội: Tiểu thương giảm nửa giá những gốc đào "khủng" ngày cận Tết, khách vẫn ngó lơ
Nắm bắt được tình hình khó khăn do dịch Covid-19, nhiều tiểu thương đã chủ động giảm giá cho thuê gốc đào, thế nhưng vẫn chưa có khách đến hỏi mua.
Những ngày cận Tết, tiểu thương liên tiếp vận chuyển cây cảnh về các gian hàng tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình để phục vụ nhu cầu thuê, mua trưng Tết của người dân
Theo ghi nhận của chúng tôi, cây cảnh chủ yếu là hoa đào, hoa mai - những loài cây mà ngày Tết không thể thiếu. Tuy nhiên, rất ít người dân quan tâm, đặc biệt là những gốc đào cổ thụ, rất ít người "ngó ngàng" đến. Theo các thương lái, đào rừng cổ thụ chủ yếu chỉ cho thuê chứ không bán. Mức giá thuê phụ thuộc vào tuổi thọ, hình dáng và kích thước của cây
Những cây thế nhỏ, tuổi đời dưới 20 năm có giá thuê khoảng 20-30 triệu đồng, còn những cây có thân cao đồ sộ, thế đẹp, tuổi đời trên 20 năm sẽ có giá thuê 80-100 triệu đồng
"Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá đào có xu hướng giảm một nửa so với năm ngoái. Thời điểm này năm ngoái, những gốc đào cổ thụ sẽ được thuê với giá 100 triệu đồng, năm nay chỉ còn cho thuê bằng nửa giá nhưng vẫn chưa có người đến thuê", một tiểu thương cho biết
Chị Thuỷ, chủ gian hàng cây cảnh cho biết, hiện chị có 2 gốc đào dáng trực, cao khoảng hơn 4 mét cho khách thuê với giá khoảng 20 triệu đồng nhưng vẫn chưa có người chọn thuê về chơi Tết
Theo chị Thuỷ, nắm bắt tình hình dịch bệnh, các tiểu thương giảm giá đào đi rất nhiều. Nếu giá rẻ quá, họ cũng sẽ không bán
"Đến chiều 29 Tết nếu khách trả giá thuê 2 cây đào này dưới 15 triệu, chúng tôi sẵn sàng mang về nhà, không cho thuê giá thấp như thế", chị Thuỷ khẳng định
Được biết, đây là những cây đào rừng từ Sơn La, Hà Giang, Lai Châu... được mua về ghép với giống đào Nhật Tân
Không có khách, tiểu thương chỉ đành ngồi...bấm điện thoại
Người dân chủ yếu chọn những cây đào vừa với diện tích nhà ở để chơi Tết
Chị Hương, khách mua đào cho biết, chị rất thích những cây đào to, tuy nhiên diện tích nhà bé, không phù hợp để chơi những cây đào to như thế này nên chỉ ngắm xem cây nào đẹp. "Tôi thấy gốc đẹp, tuy nhiên hoa không đẹp lắm, chắc họ để ở đây hơi lâu rồi chưa có người thuê nên lá và hoa không được tươi như ở vườn", chị Hương nói
Lai Châu: Độc đáo hàng rào đá ở bản người Giáy San Thàng Với đôi bàn tay khéo léo, người dân bản San Thàng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã dựng lên những hàng rào đá mộc mạc, đơn sơ mà độc đáo, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách gần xa. Bản San Thàng nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 3 km. Bất kỳ ai...