Lên kịch bản xấu nhất
Nhật Bản và Mỹ đã lên kịch bản xấu nhất cho việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa lúc Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu chiến của hải quân Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung trên biển Hoa Đông
Một giới chức Mỹ giấu tên ngày 20-3 cho biết, Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận về kế hoạch phòng khi xảy ra trường hợp xấu nhất nhằm chiếm lại quần đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông nếu Bắc Kinh có hành động chiếm giữ. Một quan chức Lầu năm góc cũng xác nhận, đại diện Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang “lên kế hoạch cho các hoạt động” và cuộc thảo luận dự kiến sẽ hoàn tất vào mùa hè này.
Nhật báo Nikkei của Nhật Bản dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, nước này “có các kế hoạch khẩn cấp và đang thảo luận kế hoạch đó với các đồng minh”. Liên quan tới kế hoạch này, Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, có cuộc gặp với Tướng Shigeru Iwasaki, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, vào ngày 21-3 tới tại đảo Hawaii.
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng, việc hai chính phủ Mỹ và Nhật Bản tính đến “tình huống xấu nhất” trong bối cảnh căng thẳng hiện nay trên Biển Hoa Đông là một điều “hết sức bình thường”. Tuy nhiên, đây được cho là lần đầu tiên đồng minh chiến lược Mỹ-Nhật thảo luận và lên kế hoạch đối phó với cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Trước đó, hai nước đồng minh này chỉ mới có kế hoạch đối phó với khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hoặc tại eo biển Đài Loan.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc lên cao từ tháng 9-2012 sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa các đảo trong quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc. Kể từ đó Trung Quốc liên tục cho các tàu và máy bay tiếp cận hải phận và không phận quần đảo, khiến lực lượng phòng vệ và tuần duyên Nhật đều phải điều tàu và máy bay ra ngăn chặn.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc thậm chí có lần bị đẩy tới ranh giới bùng nổ khi Nhật Bản cáo buộc tàu chiến Trung Quốc đã “khoá radar” – động tác trước khi nổ súng – vào một tàu khu trục của Nhật Bản ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi 2 tàu này chỉ cách nhau vài kilômét. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đến nay về chính thức vẫn bác bỏ cáo buộc trên dù một quan chức quân sự giấu tên của nước này đã thừa nhận.
Không chỉ đối đầu căng thẳng mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang tăng cường binh lực quanh cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cuối tháng 1 vừa qua, Nhật Bản đã quyết định thành lập một đội đặc nhiệm gồm 10 tàu tuần tra mới cỡ lớn được trang bị trực thăng nhằm tăng cường khả năng giám sát quần đảo tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Nhật Bản và Mỹ cũng từng dự định tiến hành tập trận đánh chiếm lại 1 quần đảo bị “kẻ thù” đánh chiếm song huỷ vào phút chót do không muốn gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong khi đó, quân đội Trung Quốc cũng đã được yêu cầu “tập trung sâu sát vào mục tiêu chiến đấu và giành chiến thắng”. Thiếu tướng Bành Quang Khiêm của quân đội Trung Quốc tuyên bố với báo chí nước này: “Chỉ cần Nhật Bản bắn một phát đạn thì có nghĩa là Tokyo đã khai chiến. Trung Quốc sẽ không chờ đến phát đạn thứ hai mà lập tức phản công”.
Theo ANTD
Các "địch thủ" của Trung Quốc ồ ạt tăng ngân sách quốc phòng
Ngày 06/03 vừa qua, trong bài viết công bố ngân sách quốc phòng Trung Quốc 2013, tờ "Bắc Kinh nhật báo" đã đề cập đến ngân sách quốc phòng của một số "địch thủ" của Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Nhật Bản: Lần đầu tiên sau 11 năm NSQP tăng 0,8%.
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2013 là 4750 tỷ yên (tương đương 52,2 tỷ USD), chiếm 5,1% GDP. Ngân sách quốc phòng của Nhật năm nay tăng 40 tỷ yên so với năm 2012, tương đương 0,8%. Đây cũng là lần tăng ngân sách quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản sau 11 năm.
Theo dự toán phân bổ ngân sách, năm 2013 Nhật sẽ chú trọng lấy tăng cường số lượng nhân viên lực lượng phòng vệ trên bộ làm trung tâm, lấy phát triển vũ khí trang bị của lực lượng phòng vệ trên biển làm trọng điểm phát triển.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn cho biết, trong năm 2012 và đầu năm 2013 Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập không phận khu vực Senkaku/Điếu Ngư, vì vậy Nhật phải chú trọng phát triển tiềm lực quốc phòng, chú trọng vào khu vực duyên hải nơi tập trung các cụm đảo phía tây nam.
Nhật sẽ mua máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ
Trong quy hoạch phát triển vũ khí trang bị 2013 Nhật đã chỉ rõ, cần phải tăng cường thêm tàu hộ vệ, máy bay dự cảnh E767, E2C và sử dụng 8 triệu yên để nghiên cứu việc triển khai máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey của Mỹ.
Dự toán ngân sách 2013 của Nhật còn cho biết, trong năm nay Nhật còn 8 hạng mục mua sắm trang bị mới, trong đó có tàu khu trục tên lửa thế hệ mới lớp 25DD tải trọng 5000 tấn, tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn, tên lửa bờ đối hạm, vệ tinh quân sự mới, tên lửa Patriot-3, nâng cấp 2 tàu Aegis lớp Atago.
Đồng thời, Nhật sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Mỹ, cải tiến hàng loạt máy bay F-15A đặt hàng 4 chiếc F-35A, mua UAV trinh sát chiến lược Global Hawk và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 của Mỹ.
Hàn Quốc: Ngân sách quốc phòng tăng 3,9%
Cho dù ngân sách quốc phòng Hàn Quốc năm 2013 đã cắt giảm 400 tỷ won so với "Kế hoạch tăng cường lực lượng phòng vệ" đặt ra lúc ban đầu, nhưng chi tiêu quốc phòng năm nay của Hàn Quốc vẫn tăng 3,9% so với năm ngoái.
Hàn Quốc sẽ xây dựng căn cứ hải quân lớn trên đảo Ulleung
Theo dự thảo ngân sách, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự định sử dụng 6,7 tỷ won xây dựng căn cứ hải quân trên đảo Ulleung (Ulleung-do, phương Tây gọi là Dagelet), đến năm 2015 sẽ đầu tư tổng cộng 352 tỷ won để xây dựng đảo này thành căn cứ hải quân lớn của Hàn Quốc.
Đồng thời, Hàn Quốc cũng bắt đầu khởi đóng lớp tàu hộ vệ mới FFX có lượng giãn nước 2500 tấn và 1 lớp tàu cao tốc mới chưa định danh (dự kiến bàn giao cho lực lượng hải quân năm 2018).
FFX là lớp tàu mới nhất Hàn Quốc triển khai chế tạo tiếp theo loạt tàu khu trục và tàu đổ bộ tấn công mới triển khai, được trang bị cả hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân kiểu Mỹ. Lớp tàu này đã bắt đầu triển khai đóng, Hàn Quốc dự định sẽ đóng tổng cộng 20 tàu, nâng sức mạnh của lực lượng hải quân nên một tầm cao mới.
Hàn Quốc còn dự định bổ sung ngân sách để mua hệ thống radar quan trắc 3 chiều tầm thấp dùng để phát hiện đạn pháo tầm xa của Triều Tiên, nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo trên tàu cao tốc thế hệ mới.
ASEAN: Nhiều nước tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Trong số các nước ASEAN, Philippines và Indonesia là 2 nước chi tiêu quốc phòng mạnh tay nhất.
Tàu hộ vệ lớp Lekiu của hải quân Malaysia
Philippines đã công khai ngân sách quốc phòng năm 2013 là 2,9 tỷ USD, chiếm 1,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), con số này cao hơn năm 2012 là 2,5%. Trong phân bổ ngân sách, Philippines sẽ sử dụng 1,13 tỷ USD đầu tư cho an ninh trong nước, 50 triệu USD dùng cho phòng thủ biên giới, 1,1 tỷ USD dùng để nâng cấp chiến hạm, máy bay và các trang bị khác.
Còn Indonesia sẽ đầu tư khoảng 8,1 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2013, chiếm 0,8% GDP, tăng 18% so với ngân sách quốc phòng năm 2012. Trong năm nay, Indonesia sẽ mua 12 - 16 chiếc máy bay không người lái trinh sát, để thành lập một binh chủng mới trong lực lượng không quân, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ biên cương, giám sát trên biển và phòng chống khủng bố.
Còn về phía Malaysia, trong giai đoạn 2012 - 2015 với mức tăng trưởng GDP dự kiến mỗi năm là 5%, ngân sách quốc phòng Malaysia tăng từ 4,3 tỷ USD lên 4,65 tỷ USD, trong 4 năm ngân sách quốc phòng sẽ vào khoảng 17 tỷ USD, dự trù ngân sách mua sắm trang bị tăng lên 27%.
Indonesia dự định mua máy bay không người lái Heron của công ty IAI - Israel
Với động lực là tăng trưởng kinh tế, tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng căng thẳng và sức ép hiện đại hóa quân đội, tất cả các nước xung quanh Trung Quốc đều ào ạt tăng cường ngân sách quốc phòng. Đây là xu thế tất yếu của mọi quốc gia.
Theo ANTD
Mỹ đặt radar phòng thủ tên lửa tại Nhật Ngày 23-2, giới chức quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận sẽ lắp đặt bổ sung hệ thống radar dải tần X tại một căn cứ thuộc Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) ở miền Tây của Nhật Bản, nhằm đối phó trước những mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên. Radar X-band sẽ được lắp đặt tại...