Lên kế hoạch tăng vốn cho Agribank và VAMC ngay trong quý II/2020
Trong quý II/2020, Bộ Tài chính sẽ tập trung bổ sung vốn điều lệ cho 2 doanh nghiệp nhà nước là Agribank từ nguồn thanh toán trái phiếu đặc biệt và VAMC từ Quỹ thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia.
Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính vừa công bố kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Cụ thể, trong năm 2020, Bộ Tài chính sẽ thực hiện giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với 6 cơ quan đại diện chủ sở hữu gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Trị.
Theo đó, với Bộ Quốc Phòng, Bộ Tài chính sẽ giám sát trực tiếp 5 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH MTV Cao su, Công ty TNHH MTV Cơ khí hóa chất 14, Công ty TNHH MTV Điện cơ Hóa chất 15, Công ty TNHH MTV Cơ khí hóa chất 13, Tổng công ty Kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng.
Video đang HOT
Đối với Bộ Giao thông vận tải, trong quý II/2020, Bộ sẽ thực hiện giám sát gián tiếp, trong đó tập trung vào nội dung: Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho 5 doanh nghiệp. Trong đó có 4 doanh nghiệp nhà nước (Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, miền Nam; Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải) từ quỹ Đầu tư phát triển và đánh giá lại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (nguồn khác); 1 công ty cổ phần (Bệnh viện Giao thông vận tải) từ xác định lại giá trị vốn nhà nước.
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính thực hiện giám sát trực tiếp trong quý II/2020.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ sẽ thực hiện giám sát gián tiếp trong quý II/2020. Trong đó, tập trung vào hoạt động đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho 2 doanh nghiệp nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) từ nguồn thanh toán trái phiếu đặc biệt (theo Thông tư 100/2002/TT-BTC), Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) từ Quỹ thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia (theo Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ).
Về nội dung giám sát, Bộ Tài chính thực hiện giám sát việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
CII báo lãi năm 2019 đạt 720 tỷ nhờ hoạt động tài chính, nợ vay dài hạn tăng đến 40%
Hết năm 2019, CII thực hiện được 34% kế hoạch doanh thu và đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong quý 4/2019, CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (HoSE: CII) ghi nhận doanh thu thuần giảm 27% về mức 348 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp gần 126 tỷ đồng, giảm 18%. Tuy vậy, biên lợi gộp tăng từ 32% ở quý 4/2018 lên 36% trong kỳ này.
Đáng kể, doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ đạt 712 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ trong khi tổng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 512 tỷ đồng.
Điều này giúp cho CII ghi nhận lãi ròng trong kỳ đến 266 tỷ đồng, gấp 10,7 lần so quý 4/2018. Theo giải trình từ CII, lãi ròng trong kỳ tăng khủng là do lãi chuyển nhượng khác khoản đầu tư tài chính.
Nhờ vào doanh thu tài chính, CII báo lãi năm 2019 đạt 720 tỷ đồng
Như vậy trong cả năm 2019, dù doanh thu có giảm 32% về mức 1.819 tỷ đồng, nhưng CII vẫn báo lãi ròng đến 720 tỷ đồng, gấp 7,6 lần so với cùng kỳ. Nhờ vào doanh thu tài chính gấp 3 lần năm trước lên 1.728 tỷ đồng.
Đồng thời, hoạt động khác cũng đem về lợi nhuận 500 tỷ đồng, tăng 123% nhờ thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư và phân bổ khoản hỗ trợ của Nhà nước.
Sau năm 2019, CII thực hiện được 34% kế hoạch doanh thu và đạt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Tại ngày cuối năm 2019, CII có tổng tài sản 31.214 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 6.229 tỷ đồng, do tăng phải thu khách hàng và phải thu về cho vay ngắn hạn. Hàng tồn kho cũng tăng mạnh từ 982 tỷ đồng lên 5.738 tỷ đồng.
Nợ phải trả tại thời điểm cuối năm của CII mức 21.964 tỷ đồng, tăng 51% so đầu năm. Chủ yếu là tăng các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước, phải trả khác. Vay nợ tài chính ngắn hạn và dài hạn chiếm lần lượt 4.608 tỷ đồng và 8.790 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và 40%.
Điều này cũng dễ hiểu khi những ngày cuối tháng 12/2019, CII đã công bố thương vụ huy động 250 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư dự án Thủ Thiêm Riverpark. Trước đó, đầu tháng 10/2019, Công ty có công bố phương án phát hành tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ.
Trong ngày 24/10, CII sẽ phát hành gói trái phiếu thứ nhất (đợt 1) với giá trị tối đa 200 tỷ đồng, kỳ hạn phát hành trong 24 tháng theo hình thức bút toán ghi sổ. Tính trong năm 2019, CII đã phát hành 7 đợt trái phiếu với tổng giá trị là 3.011 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020 là cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh TP Cần Thơ đã chỉ đạo các TCTD tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, thực hiện đồng bộ...