Lên kế hoạch lãi tăng 22%, SAM Holdings muốn phát hành tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng
Dự kiến, ngoài phát hành 7,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2018, SAM Holdings sẽ chào bán gần 93,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá tối thiếu 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
CTCP SAM Holdings (mã SAM) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 dự kiến diễn ra vào ngày 29/03 tới đây với các nội dung đáng chú ý liên quan đến kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018, chỉ tiêu kinh doanh năm 2019 và phương án tăng vốn.
Kế hoạch lãi tăng 22%, dự kiến chia cổ tức 3% năm 2019,
Hội đồng quản trị (HĐQT) SAM Holdings trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2019 với tổng doanh thu dự kiến 3.575 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 201 tỷ đồng, tăng lần lượt 27% và 22% so với kết quả thực hiện năm trước.
Nếu thực hiện được kế hoạch đề ra, SAM Holdings dự kiến sẽ trích 1% lợi nhuận năm 2019 cho quỹ khen thưởng phúc lợi, thưởng 10% phần lợi nhuận vượt kế hoạch cho HĐQT, BKS và 10% phần lợi nhuận vượt kế hoạch cho Ban Điều hành. Cổ tức dự kiến duy trì ở mức 3%.
Bên cạnh đó, SAM Holdings cũng sẽ thoái vốn ở một số dự án không hiệu quả để đầu tư vào lĩnh vực mới như nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh đạt được năm 2018 vừa qua, SAM Holdings ghi nhận 2.825 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% năm trước. Lợi nhuận trước thuế thu về 165 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2017 nhưng chỉ hoàn thành 92% kế hoạch năm do hoạt động đầu tư tài chính sụt giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dừng ở mức 99,1 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được, SAM Holdings dự kiến sẽ trích 1% lợi nhuận sau thuế (tương đương gần 1 tỷ đồng) cho quỹ khen thưởng, phúc lợi và 74,7 tỷ đồng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 3%. Lợi nhuận còn lại chuyển sang năm 2019 hơn 23,4 tỷ đồng.
Phát hành tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng
Bên cạnh phương án phát hành gần 7,5 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 3% cho cổ đông, HĐQT cũng đề xuất chào bán cho cổ đông hiện hữu tối đa gần 93,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 37,54% cổ phần lưu hành. Nếu phát hành thành công, SAM Holdings sẽ tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng như hiện nay lên mức 3.500 tỷ đồng.
Giá phát hành tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị huy động gần 1.000 tỷ đồng. Mức giá này được đề xuất dựa tên giá trị sổ sách 01 cổ phiếu SAM tại ngày 31/12/2018 là 11.328 đồng/cổ phiếu và giá đóng cửa ngày 5/3 là 7.300 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, cổ phiếu SAM trên thị trường đang dừng ở mức 7.500 đồng/cổ phiếu (kết thúc ngày 14/03), vẫn thấp hơn ít nhất 25% so với giá phát hành dự kiến.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ dùng để đầu tư mua cổ phần nhà nước thoái vốn tại các tổng công ty, công ty uy tín, đầu tư tài chính ngắn, dài hạn khác; cơ cấu nợ và bổ sung vốn lưu động. Đợt chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu có thể thực hiện đồng thời hoặc sau đợt phát hành trả cổ tức.
Ngoài ra, cũng tại cuộc họp, HĐQT sẽ trình Đại hội thông qua đơn từ nhiệm của 03 thành viên HĐQT gồm ông Đào Ngọc Thanh, Trần Hải Quang, Hoàng Trí Cường và Trưởng ban kiểm soát Nguyễn Văn Nguyên đồng thời sẽ bầu bổ sung thay thế nhân sự mới.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Dồn dập kế hoạch gọi vốn mùa Đại hội
Mùa Đại hội đồng cổ đông 2019 đã cận kề. Bên cạnh doanh thu, lợi nhuận, cổ tức..., các kế hoạch gọi vốn, tăng vốn cũng được doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng để trình cổ đông thông qua.
Riêng với ngành ngân hàng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tăng vốn là yêu cầu cấp bách trong năm nay. Bởi vậy, cuộc đua tăng vốn sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết để đáp ứng tiêu chuẩn Basel II vào năm 2020.
Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn như BIDV, VietinBank, Vietcombank... đều đã lên kế hoạch cho mục tiêu tăng vốn. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất, để chuẩn bị nguồn vốn cho các dự án lớn, bên cạnh kênh tín dụng, nhiều doanh nghiệp cũng đã lên kế hoạch huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
Chẳng hạn, Tổng công ty ầu tư và phát triển công nghiệp (mã BCM) vừa lấy ý kiến cổ đông về một loạt kế hoạch phát hành cổ phần để tăng vốn lên gần gấp đôi, từ 10.125 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2020.
Mục đích phát hành là để tái cấu trúc tài chính, thanh toán các khoản vay và tài trợ cho các dự án Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, Khu công nghiệp Cây Trường, Tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại Becamex và Khu phố thương mại Lê Lợi tại thành phố mới Bình Dương.
Cụ thể, BCM sẽ phát hành 22,4 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 2,2% vốn điều lệ Công ty, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu; phát hành hơn 207 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1, giá khuyến khích cổ đông hiện hữu tham gia là 15.000 đồng/cổ phiếu; phát hành tối đa 758 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính. Hiện nay, giá cổ phiếu BCM đang được giao dịch trên UPCoM quanh mức 25.000 đồng/cổ phiếu.
Tại Hoa Sen Group (mã HSG), lãnh đạo Công ty cho biết, HSG sẽ tổ chức lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược, nhà đầu tư khác với giá trị dự kiến từ 500-1.000 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh.
ây là một trong những giải pháp để HSG tái cấu trúc, cơ cấu lại tài sản, ổn định hoạt động. Ngoài ra, vào tháng 4 tới, HSG cũng sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 38,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức niên độ tài chính 2017-2018 theo tỷ lệ 10%.
Việc phát hành tăng vốn phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thị trường, giá cổ phiếu, cũng như năng lực của doanh nghiệp...
Một số doanh nghiệp tổ chức ại hội sớm cũng đã chốt xong phương án tăng vốn. ơn cử, cổ đông CTCP Nhựa Tân Phú (mã TPP) đã thông qua kế hoạch chào bán hơn 5,7 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện 100:40,47, giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ phiếu TPP đang được giao dịch quanh mức 13.400 đồng/cổ phiếu.
CTCP Khoáng sản Latca (mã LMC) đã thông qua phương án phát hành 4,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 1:3 cho cổ đông hiện hữu. Tuy chưa có giá phát hành cụ thể, song số tiền dự kiến thu về sẽ được đầu tư vào CTCP Thủ công mỹ nghệ Green Art, CTCP Tư vấn xây dựng và thương mại Thảo Trang và bổ sung vốn lưu động.
Nhìn vào mức giá phát hành mà các doanh nghiệp đã chốt phương án đưa ra, có thể thấy, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã tính đến yếu tố thị trường để đưa ra mức giá an toàn nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham gia, qua đó đảm bảo sự thành công cho các đợt phát hành, bởi không phải kế hoạch gọi vốn nào cũng được thực hiện một cách suôn sẻ.
Thực tế, việc phát hành phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu, cũng như năng lực của doanh nghiệp. Trên thị trường, rất nhiều doanh nghiệp từng thất bại trong việc phát hành gọi vốn bởi khi đến thời điểm phát hành, thị giá cổ phiếu xuống thấp hơn cả giá chào bán theo kế hoạch ban đầu.
Có một thực tế là doanh nghiệp thường lựa chọn huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, hơn là phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
ược đánh giá là một trong những phương thức hiệu quả, an toàn, song các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện phát hành trái phiếu và đang trông đợi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo các quy định mới tại Nghị định 163/2018/N-CP để có thể áp dụng trong thực tiễn.
Nguyên Minh
Theo Trí Thức Trẻ
Lại hối hả tăng vốn theo Basel II Tăng vốn điều lệ (VĐL) là vấn đề được đề cập nhiều lần, các NH cũng đang tìm mọi cách để thực hiện, nhằm đáp ứng quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Basel II. Song đây vẫn là câu chuyện còn rất dài và khó đi đến hồi kết, bởi khó khăn trong hoạt động tăng vốn...