Lên Hà Nội chúc Tết, tôi ‘cắn răng’ ăn bát bún riêu 120 nghìn đồng
Vợ chồng tôi dành thời gian du xuân tại Hà Nội, tìm ăn quán bún riêu nổi tiếng và phải chấp nhận chi đắt gấp đôi ngày thường vì đang trong dịp Tết.
Mùng 2 Tết, vợ chồng tôi từ Lạng Sơn đi xuống Hà Nội để chúc Tết gia đình chú họ, em của mẹ. Sau khi thăm người thân, gia đình dành thời gian du xuân Hà Nội một vòng rồi mới về lại Lạng Sơn.
Chúng tôi tạt vào một hàng ăn nằm trên đường Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm để thưởng thức món bún riêu nổi tiếng tại đây. Quán nằm vỉa hè, kê thêm một vài bộ bàn ghế nhựa nhưng khách đến rất đông, khó mà kiếm chỗ ngồi. Loay hoay khoảng 15 phút, chúng tôi mới được vào bàn.
Theo thói quen, tôi và vợ đều gọi bát đầy đủ để thưởng thức trọn vẹn món ăn. Bán bún riêu đầy đủ với riêu, ốc, đậu, giò, bò, trứng vịt lộn gọi thêm quẩy với trà đá. Hương vị không có điểm nào để phải chê.
Tuy nhiên, khi thanh toán, tôi choáng váng khi biết mỗi bát bún có giá 120 nghìn đồng, cộng thêm 30 nghìn đồng cho đĩa quẩy 5 chiếc và trà đá hết 20 nghìn đồng. Tổng cộng là 290 nghìn đồng cho bữa ăn của 2 vợ chồng.
Video đang HOT
Ngày Tết, không ít hàng ăn tăng giá gấp đôi để kiếm lời khiến du khách ngán ngẩm. (Ảnh minh họa: Công Hiếu)
Tôi hỏi nhân viên xem có phải ngày lễ nên tăng giá, hay có nhầm lẫn gì không. Nhân viên thẳng thắn trả lời là đúng. Ngày thường, bát bún chỉ 60 nghìn đồng, nhưng ngày lễ này thì tăng lên gấp đôi. Chúng tôi “cắn răng” trả tiề.n cho bữa ăn đắt đỏ.
Chuyện tăng giá sản phẩm, dịch vụ ngày Tết đã không còn quá xa lạ ở Hà Nội. Với nhiều người đây có thể là chuyện bình thường, tuy nhiên việc “chặt chém” vậy lại rất phả.n cả.m trong mắt khách đến chơi xuân như gia đình tôi. Một thành phố tấp nập dịp cuối năm như Lạng Sơn cũng không hề có tình trạng này. Ngày Tết, gia đình tôi đi ăn cũng chỉ có giá như ngày thường. Suất bánh cuốn vẫn giữ giá 30 nghìn đồng, bún chả có giá 40 nghìn và phở cũng giá 40 nghìn đồng.
Có thể phần đông người dân chấp nhận giá mới trong ngày Tết vì không nhiều hàng quán mở. Nhiều người vẫn xem đó là chuyện bình thường thay vì lên tiếng phản ánh, đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Giá cả nguyên liệu đầu vào mỗi dịp lễ, Tết đều tăng cao. Giá nhân công đi làm ngày lễ cũng phải trà nhiều hơn ngày thường. Chủ quán cũng phải tính toán để bù đắp cho chi phí này, nhưng không thể viện lý do đó để tăng cao gấp đôi, gấp ba lần được. Nâng mức giá lên khoảng 10-20% sẽ hợp lý hơn. Bên cạnh đó, số lượng khách ăn nhiều cũng giúp các chủ hàng có lãi lớn.
Nhiều quán ăn còn xem đây là cơ hội trục lợi để kiếm chác. Họ không hề thông báo giá trước để thuận mua vừa bán mà nghiễm nhiên cứ vậy thu tiề.n khiến khách hàng đành “cắn răng” chịu. Buôn bán luôn cần xem trọng uy tín và sự quý mến của khách hàng làm đầu.
Buổi du xuân của tôi với vợ có thể đã rất vui vẻ. Tuy nhiên, vì “sự cố” ở trên mà suốt cả quãng đường về cả hai không khỏi lấy làm hậm hực, khó chịu trong lòng. Chúng tôi quyết định khi về Lạng Sơn sẽ cùng nhau đi ăn một bữa tối thật ngon mà tất nhiên là không bị tăng giá như vậy.
Về nhà vợ chúc Tết thì bất ngờ khi ông bà chia tài sản, vợ con tôi được thừa kế những thứ khiến tôi kinh ngạc khó tin
Tôi đâu ngờ bố mẹ vợ lại giàu có tới mức này!
Sáng Mùng 2 Tết, theo kế hoạch, vợ chồng tôi về chúc Tết nhà ngoại. Nhà vợ cách 30km nên chúng tôi đi về trong ngày. Nhà vợ có 3 anh chị em, vợ tôi là con gái út, trên vợ là anh Hải và chị Quyên.
Sau khi ăn trưa xong, tôi định đi nằm nghỉ một lúc thì bố vợ bất ngờ nói: "Nhân lúc cả nhà đông đủ, hôm nay bố sẽ chia tài sản luôn cho các con".
Tôi vừa ngạc nhiên vừa tò mò, không biết bố mẹ vợ có tài sản gì mà chia chác. Căn nhà ông bà đang ở là nhà cấp 4 kiểu mới, trông khang trang đẹp đẽ, xây cách đây 4 năm, chắc là anh Hải được thừa kế, vậy thì không biết còn tài sản gì cho vợ tôi và chị Quyên không đây?
Thấy con cháu ngồi quây quần đông đủ ở phòng khách, mẹ vợ tôi liền vào phòng ngủ, lấy ra 5 cuốn sổ đỏ, 2 sổ tiết kiệm và 1 hộp đỏ để lên bàn. Nhìn mà tôi choáng váng, vì không ngờ ông bà lại nhiều đất đai đến vậy. 5 cuốn sổ đỏ tương đương 5 mảnh đất, còn chiếc hộp đỏ thì tôi đoán bên trong là vàng, không biết là bao nhiêu thôi.
Tôi thấy các anh chị khác cũng ngạc nhiên nên hiểu họ cũng không biết về tài sản của ông bà. Bố vợ nhìn một lượt các con rồi trầm ngâm nói: "Bố mẹ tích cóp bao nhiêu năm qua, cũng được 2 căn nhà mặt đường lớn đang cho thuê làm cửa hàng, 1 căn nhà cấp 4 mà bố mẹ đang ở, 3 mảnh đất ở gần đây, 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 4 tỷ và 5 cây vàng. Hôm nay bố mẹ sẽ phân chia cho các con, để tránh tị nạnh nhau".
Ảnh minh họa
Rồi bố vợ tôi chia cho anh Hải 1 căn nhà, chị Quyên 1 căn, vợ tôi được 2 mảnh đất, còn 1 mảnh đất cho con trai cả của anh Hải. Con gái thứ của anh được 500 triệu cùng 2 cây vàng làm của hồi môn sau này. Tiề.n tiết kiệm thì ông chia cho chị Quyên 500 triệu, các con của chị Quyên 500 triệu và 2 cây vàng. Vợ tôi được 1 tỷ, con gái chúng tôi 500 triệu và 1 cây vàng. Chị dâu - vợ anh Hải được 500 triệu. Tôi và anh rể - chồng chị Quyên cũng được ông bà cho 250 triệu/người.
Riêng căn nhà cấp 4 ông bà đang ở thì ông bà không chia cho ai, giữ lại để ở tới cuối đời, sau khi ông bà mất, sẽ làm nhà từ đường thờ cúng.
Chia xong, ông hỏi có ai thắc mắc, không hài lòng gì không? Tôi biết bố mẹ vợ vẫn ưu ái cháu nội hơn, nhưng cháu ngoại cũng được nhận tài sản lớn, thế thì còn thắc mắc gì nữa? Tôi mừng còn không hết, không ngờ bố mẹ vợ lại có nhiều tiề.n đến thế, ông bà làm nghề đậu phụ hơn 20 năm, tôi cứ tưởng chỉ đủ ăn và lo cho các con, không ngờ vẫn có thể tích cóp được nhiều như thế, còn chia cho cả dâu rể, tôi quá nể phục bố mẹ vợ rồi!
Sáng Mùng Một, chồng đã đến nhà đồng nghiệp chúc Tết, bỏ qua cả nhà nội ngoại, biết sự thật mà tôi thương anh Chồng tôi là người ghét rượu bia, thế mà lần này phải uống say như vậy, đủ biết là anh muốn nhờ cậy người ta thế nào. Chồng tôi có một năm công việc không suôn sẻ, anh đang là quản lý thì bị giáng xuống làm nhân viên, sau đó lại rơi vào tình cảnh có thể bị cắt giảm nhân sự...