Lên đỉnh Tà Xùa: Cảm giác nên thử một lần
Tháng 9, thấy mình thờ ơ quá thể, ngay cả với một Hà Nội chớm Thu dịu nhẹ. Lại muốn bước đi như bao lần, muốn được vút đi trên những con đường, cho nắng, cho gió phả vào người, để lại được ngợp trước thiên nhiên, để lại thấy mình bé nhỏ – nhưng không đơn độc vì đã có những bạn đồng hành.
Tà Xùa, cái tên nghe lạ tai mà như cũng xa xôi – như lần đầu nghe về Si Ma Cai, Cán Cấu, Mã Pí Lèng, Y Tý, Sìn Hồ… nhưng đã thích và cảm thấy thân quen lắm. Tà Xùa, chắc cũng thế, rồi mình cũng sẽ thích, sẽ lưu luyến, sẽ gần gũi. Vậy là cứ mang tâm trạng đó đi Tà Xùa.
Tà Xùa nằm ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái – là ranh giới giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La. Cách thị trấn Bắc Yên (Sơn La) 15km, Tà Xùa chào đón cả đoàn với cái nắng hanh hao của vùng cao và một đoạn đường offroad thú vị.
Đoạn đường offroad thú vị
Gặp nụ cười hiền hòa của 2 bạn dẫn đường A Ga và A Tu, làm tâm trạng mình rất lạc quan khi bắt đầu rảo bước lên đỉnh Tà Xùa. Trong lòng hí hửng hy vọng mọi chuyện suôn sẻ với kẻ chưa một lần leo núi.
Gia đình của A Ga
Video đang HOT
Ruộng bậc thang
Tà Xùa trong mình là cảm giác leo dốc thở không ra hơi, hết dốc này đến dốc khác, cả đoàn bảo nhau đừng ngước nhìn lên phía trước mà nản chí anh hùng. Là bùn trơn trượt, là đi xuyên rừng mãi không thấy đường ra, là những thân cây cổ thụ với thảm rêu mềm và ẩm ướt, là ban ngày không thấy mặt trời và ban đêm chỉ là một màu đen huyền ảo. Những lần trượt ngã, lết mông, không đi được phải ngồi rồi bò, nhích đi từng chút một, cheo leo trên vách đá dựng đứng. Là cảm giác rùng mình khi đi dọc “Sống lưng khủng long”, bỗng nhớ đến gia đình. Tà Xùa là những đêm mưa rừng không ngớt, không ngủ được vì nước thấm ướt lạnh lưng, vì gió mưa thét gào. Vậy đấy, Tà Xùa không hẳn cái gì cũng thích được.
Một chút hoàng hôn trên sườn núi
Nhưng Tà Xùa mang lại cho mình quá nhiều điều đáng nhớ, những kỷ niệm khó quên giữa những người đồng hành xa lạ, nhưng bỗng trở nên thân thiết và quen thuộc đến nhường nào. Đi giữa rừng nguyên sinh, những cây cổ thụ to lớn rong rêu phủ kín, rồi bất ngờ xuất hiện những vạt hoa rừng, thả sức hít hà mùi thơm của gỗ, của hoa. Những lúc ý ới gọi nhau rồi đợi nhau, nhìn nhau không cười nổi, đứa nào cũng nhoe nhoét bùn đất bơ phờ. Rồi chỉ biết hỏi: A Ga ơi sắp đến nơi chưa, rồi lại: A Tu ơi còn lâu nữa không? Đáp lại là những nụ cười thật hiền: Sắp rồi, tí nữa thôi…
Và rồi được tận hưởng núi non Tà Xùa giữa lưng chừng mây
Mệt thế đấy, mỏi thế đấy, sợ hãi rùng mình thế đấy, nhưng những tiếng hát vẫn vang lên, những câu nói động viên, những câu chuyện cười nho nhỏ, rất ngắn thôi nhưng lại có sức mạnh lan tỏa đến lạ kỳ. Thế là cả bọn lại tiếp tục tiến về phía trước, đó là cảm giác cố gắng tận cùng khả năng của bản thân.
Tà Xùa mang lại trong mình một cảm xúc rất trọn vẹn, những người bạn đồng hành dễ mến. Cảm giác đứng trên đỉnh phóng tầm mắt xuống phía bản làng xa xa, được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đa màu sắc, thật khó diễn tả. Vậy là mình cũng đã thích Tà Xùa, thích trong sự e dè! Hẹn gặp lại nhé, Tà Xùa.
Theo 24h
Nam sinh mất tích 12 ngày khi leo Fansipan
Sau khi chinh phục "Nóc nhà Đông Dương", Ánh xuống trạm nghỉ một mình và mất tích từ ngày 12/7. Gia đình và các lực lượng chức năng ở Sapa, Lào Cai... bủa đi tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy tung tích nạn nhân.
Phạm Ngọc Ánh bị mất tích ở Fansipan 12 ngày. Ảnh gia đình cung cấp.
Ngày 12/7, Phạm Ngọc Ánh (20 tuổi, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) cùng 3 người bạn chinh phục đỉnh Fansipan (Sapa, Lào Cai). Sau khi lên đến đỉnh núi, Ánh xuống điểm nghỉ trước. Những người cùng đoàn về chỗ nghỉ sau nhưng không thấy nam sinh này nên đã cùng nhau đi tìm và báo cho lực lượng chức năng.
UBND huyện Sa Pa đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên thành lập các tổ tìm kiếm gồm công an huyện Sa Pa, cán bộ kiểm lâm, công an viên xã San Sả Hồ. Tuy nhiên, sau 12 ngày vẫn chưa thấy tung tích của nam sinh viên ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Nhiều ngày nay, không khí u ám bao trùm ngôi nhà của gia đình Ánh ở xã Xuân Đỉnh. Giọng buồn buồn, bà Đỗ Thị Phương Dung (54 tuổi, mẹ nạn nhân) cho biết, tối 13/7, vài giờ sau khi nhận được tin con trai mất tích ông Phạm Ngọc Hải (56 tuổi) - chồng bà và họ hàng đã bắt tàu lên Lào Cai.
"Hôm qua (23/7), ông ấy gọi điện về và cho hay, chưa thấy con đâu mà mọi nguồn hỗ trợ về tiền bạc, vật chất đều đã cạn kiệt", mẹ nam sinh mất tích 12 ngày nói.
Một trong những con đường dốc ở dãy Hoàng Liên. Ảnh: iOne.
Theo lời bà Dung, do Ánh chưa từng đi du lịch xa, nên khi hay tin con xin đi leo Fansipan, gia đình và đặc biệt là bà đã phản đối. Nhưng anh Đỗ Anh Sang (con bác ruột) đã thuyết phục rằng mình có nhiều năm kinh nghiệm đi phượt và tour đường dài nên ông bà yên tâm để Ánh đi cùng anh Sang.
Tối 7/7, cậu cùng anh Sang lên tàu đi Lào Cai. Tới nơi, hai anh em cùng 2 người bạn của anh Sang đi ôtô vào chân núi để bắt đầu hành trình chinh phục "Nóc nhà Đông Dương" cao hơn 3.000 mét.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Khi xuống núi, trong lúc cả đoàn dừng chân nghỉ ngơi, Ánh đề nghị: "Em biết đường rồi, em đi xuống trước đây". Tin lời em, Sang để cậu leo xuống điểm nghỉ 2.800 mét. Nhưng khi cả đoàn xuống tới nơi thì không thấy Ánh đâu nên đổ xô đi tìm và gọi lực lượng hỗ trợ.
Anh Sang kể rằng lúc leo xuống, Ánh không mang theo gì ngoài gói bánh nhỏ dự trữ bởi tất cả đồ đạc đều giao cho người mang vác mà cả đoàn đã thuê.
Bà Dung ngày ngày ngóng tin từ chồng và người thân báo về. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Trong lúc việc tìm kiếm vẫn đang diễn ra, bà Nguyễn Thị Hạnh (cô ruột Ánh) cho biết thêm, mấy hôm trước bác của Ánh - đang tham gia đoàn tìm kiếm - gọi điện về báo tin: "Ở bản cạnh núi có một người bị lạc đã được dân bản tiếp nhận và rủ đi hái thảo quả, phải 4 hôm nữa mới xác định được danh tính". Nhưng tia hy vọng đó tắt ngấm vì từ đó đến nay 6 ngày đã trôi qua.
Kể về con trai, bà Dung cho hay, đầu tháng 6, Ánh có chuyến đi xa nhà đầu tiên khi thực tập ở Lai Châu. "Sau chuyến đi, Ánh am hiểu cuộc sống hơn, biết nghe lời hơn. Cuộc sống xa nhà giúp Ánh chiêm nghiệm nhiều điều, phải tự nấu ăn, giặt đồ...", bà Dung tự hào kể về người con trai.
Người mẹ cho biết thêm, Ánh rất ngoan, ham vẽ từ hồi học mẫu giáo và được giải nhất môn vẽ. Vì thế, học xong lớp 12 cậu nộp hồ sơ vào ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Trong khi đó, chiều 24/7, trao đổi với VnExpress.net qua điện thoại, Chủ tịch UBND huyện Sapa Lê Đức Luận cho biết, hiện các đội tìm kiếm vẫn chưa có thông tin gì về nam sinh này.
Theo VNE
Chưa tìm thấy sinh viên mất tích khi leo núi Phan Si Păng Đến 17 giờ chiều 22/7, tròn 10 ngày sau khi du khách Phạm Ngọc Ánh, sinh viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội, mât tích khi leo núi Phan Si Păng, lực lượng cứu hô vân chưa tìm thây sinh viên này. Thông tin trên do ông Ninh Anh Vũ, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa, Lào Cai) cung...