Lên Điện Biên – tìm về lịch sử
Với thế mạnh là quần thể Di tích chiến trường Điện Biên Phủ, du lịch lịch sử Điện Biên được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, Điện Biên cũng đặc biệt bởi sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, cùng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ là một nét đặc trưng, hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước khi tới đây.
Tới Điện Biên, chắc chắn du khách không thể bỏ qua quần thể Di tích chiến trường iện Biên Phủ. Đây là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.
Các điểm di tích chính như: Đồi A1; Hầm Đờ Cát; Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng…. là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch của Điện Biên. Bởi phần lớn các đoàn khách du lịch khi lựa chọn đến với Điện Biên đều lựa chọn tham quan các di tích này.
Nằm ở vị trí trung tâm khu di tích, tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ đúc bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là địa điểm mà cả khu vực thành phố Điện Biên Phủ đều nhìn thấy.
Đồi A1- cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp, là nơi bất cứ du khách nào cũng muốn tới thăm khi khám phá “xứ sở Hoa Ban”.
Video đang HOT
Một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn, được Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên đồi A1, để phản kích quân đội Việt Nam.
Cách đồi A1 vài trăm mét là Nghĩa trang liệt sĩ A1, với 644 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn là các ngôi mộ vô danh, chỉ có bốn ngôi mộ có tên là các anh hùng liệt sĩ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn và Trần Can.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái…
Khách du lịch nghe giới thiệu về khu nhà tác chiến, nơi giao ban hằng ngày của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cùng với phát triển mạnh du lịch lịch sử, đến với Điện Biên, du khách được hòa mình vào không gian sống của bà con đồng bào Thái ở các bản du lịch cộng đồng như: Bản Mển, bản Ten, bản Co Mỵ, bản Che Căn…
Nghề dệt thổ cầm truyền thống của đồng bào Thái, một trong những nét văn hóa đặc sắc thu hút du khách.
Tại bản Che Căn (xã Mường Phăng, huyện Điện Biên), du khách có dịp thưởng thức văn hóa ẩm thực hấp dẫn của đồng bào Thái, với các món ngon như: Cá nướng (pa pỉnh tộp), nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, gà nướng mọi, lợn bản hấp lá chuối, lạp sườn gác bếp, gỏi cá, măng rừng luộc chấm chẳm chéo, xôi tím, xôi ngũ sắc…
Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm cùng người dân thu hoạch nông sản theo mùa, dùng nơm úp cá… khi đến với Mường Phăng.
Ngắm Muồng Hoàng Yến rực vàng trên mảnh đất Điện Biên
Muồng Hoàng Yến được gọi với nhiều tên khác nhau như: muồng Hoàng hậu, bọ cạp vàng, hoa lồng đèn... Đây cũng là Quốc hoa của Thái Lan.
Những ngày tháng 5 lịch sử, hai bên bờ sông Nậm Rốm ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) rực vàng sắc hoa Muồng Hoàng Yến.
Loài hoa này vốn có nguồn gốc từ miền Nam châu Á, là loài cây trung tính, ưa sáng, mọc nhanh và chịu hạn tốt.
Do có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá, nên Muồng Hoàng Yến thường được trồng dọc các tuyến đường làm cây cảnh.
Muồng Hoàng Yến có cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20-40 cm.
Muồng Hoàng Yến không chỉ đẹp mà còn có sức sống mãnh liệt. Đây cũng chính là Quốc hoa của đất nước Thái Lan, với tên gọi Dok Khuen. Theo người Thái, màu vàng sang trọng tượng trưng cho màu của giàu sang, sung túc của Hoàng gia Thái Lan.
Hoa Muồng Hoàng Yến được dùng để trang trí, làm đẹp, còn cây của nó, do gỗ tốt nên được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng, thiết kế không gian nhà ở, thiết kế sân vườn...Ngoài ra, chất tannin có trong Muồng Hoàng Yến còn được sử dụng để làm dược liệu, giúp chữa trị một số căn bệnh như: bệnh tim, ngăn ngừa ung thư, làm chất chống oxi hóa..../.
Muồng hoàng yến rực vàng bên bờ sông Nậm Rốm lịch sử Những ngày tháng 5 này, hoa muồng hoàng yến bắt đầu nở rộ, khoe sắc vàng rực rỡ hai bên bờ con sông Nậm Rốm lịch sử ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Muồng hoàng yến còn có tên là muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp nước, bò cạp vàng, Osaka, mai...