Lên chăm chị dâu ở cữ mà tôi chỉ muốn anh trai bỏ chị ngay lập tức, đặc biệt khi chứng kiến cảnh chị mặc kệ để con khóc lặng (Phần đầu)
Nhiều khi chị dâu khiến tôi rất bực bội, tôi giận lắm nhưng nghĩ tâm lý bà đẻ khó chiều nên không nói ra.
Tôi kém chị dâu 2 tuổi, ra trường vừa mới đi làm được vài tháng nhưng vì chị đẻ, nhà lại neo người nên tôi quyết định xin nghỉ việc ở nhà chăm chị dâu ở cữ. Một phần vì bố mẹ tôi ở quê xa, mấy năm trở lại đây mẹ tôi hay bị đau đầu nên không nghe tiếng trẻ con khóc được. Thế nên chị dâu sinh thì chỉ có thể về ở cữ nhà ngoại hoặc ở lại thành phố.
Anh trai tôi thì thương vợ, muốn gần gũi vợ con nên cũng không muốn chị về quê ngoại, thế nên anh bảo tôi xin nghỉ việc, anh sẽ trợ cấp cho tôi 4 triệu mỗi tháng mà đến chăm chị dâu. Tôi đồng ý ngay vì lương thử việc của tôi cũng chỉ 4 triệu mà công việc này không phải là việc yêu thích của tôi, tôi dự định một thời gian nữa sẽ đi xin việc khác.
Tuy chưa chồng con nhưng tôi chăm sóc trẻ con khá khéo do hồi ở quê hay bế giúp hàng xóm. Chị dâu đẻ mổ, tôi chăm liền 4 ngày ở viện, anh trai đi làm nên một mình tôi vừa chăm cháu, vừa giúp chị dâu đi vệ sinh, rồi lúc cháu ngủ thì đi mua cháo cho chị… Nhiều người cùng phòng còn tưởng tôi là em gái ruột vì chẳng nề hà việc gì hết, ngày đầu tôi còn thay bỉm cho cả chị.
Từ viện về, vì nghĩ anh trai đã trả công mình nên tôi phục vụ anh chị hết mực. Nếu đi làm ở công ty chỉ 8 tiếng thì ở nhà tôi làm 16 tiếng. Từ tắm giặt cho cháu, lau dọn nhà cửa, nấu cơm nước cho sản phụ, lại cơm canh cho anh trai (anh tôi rất kén ăn nên không ăn trùng món 2 bữa liền được), bế ru cháu ngủ. Thế nhưng, công sức của tôi không được ghi nhận gì cả mà càng ngày chị dâu càng ỷ lại vào tôi. Tôi cũng dần nhận ra chị rất lười chăm con.
Nếu đi làm ở công ty chỉ 8 tiếng thì ở nhà tôi làm 16 tiếng. (Ảnh minh họa)
Lẽ ra sau 9 tháng mang thai, sinh được đứa con đầu lòng trắng trẻo đáng yêu như vậy, chị phải xoắn xuýt ôm ấp chăm con. Thế mà 10 ngày đầu chị dâu còn chịu khó cho cháu bú, về sau chị bảo sữa kém nên cho ăn sữa ngoài. Chị giao luôn việc pha sữa và cho cháu uống để tôi làm. Còn chị thì nằm lướt facebook, xem phim.
Có lần tôi vào facebook chị thì thấy một bài viết than vãn chuyện sinh đẻ đau đớn, chăm con mệt mỏi. Chị không nói rõ nhưng tôi cũng đoán được ẩn ý chị chê nhà chồng không quan tâm (vì bố mẹ tôi vẫn chưa lên thăm cháu được do đợt này khó đi lại). Có tôi giúp hết từ A-Z mà chị vẫn than mệt mỏi là sao? Tôi giận lắm nhưng nghĩ tâm lý bà đẻ khó chiều nên không nói ra.
Hết một tháng ở cữ, chị vẫn không hề động tay làm bất cứ điều gì. Vẫn mặc nhiên sai bảo tôi hết việc này tới việc khác. Tôi cũng thấy mình dại khi ban đầu lại nhiệt tình không khác gì ô sin trong nhà, thế nên chị dâu “quen miệng, quen thói”. Có lần tôi góp ý với chị rằng trẻ sơ sinh nên được mẹ ôm ấp nhiều để tiếp xúc da thịt. Chị bảo nóng nên không muốn ôm, với cả có tôi ôm rồi thì cũng khác gì nhau đâu!!!
1 tháng qua chị cũng chưa từng tắm cho con, vẫn cứ chờ tôi xong hết các việc khác thì đi tắm cho cháu. Nhiều lần tôi càu nhàu bảo chị tập đi, tắm cho con cũng là cách thư giãn của mẹ, thế nhưng chị nói không biết tắm, sợ nước vào mắt mũi con.
Video đang HOT
Thậm chí, cháu khóc chị cũng không biết ôm ấp dỗ dành mà gào lên gọi tôi. Đôi khi tôi không hiểu chị là mẹ cháu hay tôi mới là mẹ nữa?
(Còn tiếp)
Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi: Người đồng tình, kẻ băn khoăn...
Bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc kết hôn trước 30 tuổi thì nhiều người trẻ cho rằng, chuyện kết hôn vốn không phải là điều dễ dàng với họ, bởi họ có quá nhiều vấn đề đang băn khoăn như: kinh tế, chọn người bạn đời phù hợp...
Để khuyến khích tỷ suất sinh ở những địa phương có mức sinh thấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu có biện pháp khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi; thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội đối với những cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn.
Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ rộng rãi trên báo chí, mạng xã hội đã có nhiều ý kiến bàn luận, đa phần là người trẻ. Theo đó, có rất nhiều bình luận phản ánh thực tế, dù muốn sớm ổn định chuyện hôn nhân, con cái, việc thực hiện không dễ dàng với tất cả mọi người.
Người trẻ hào hứng tranh luận chuyện kết hôn trước 30 tuổi. Ảnh minh họa.
Nhiều người đồng tình với việc kết hôn trước 30 tuổi
Thành viên Hoàng Anh bình luận trên một diễn đàn: " Mình rất ủng hộ quyết định này. 30 tuổi lập gia đình sớm sẽ ổn định. Các cụ vẫn nói là an cư lập nghiệp mà. Nhưng mà sắp chạm mốc 30 tuổi rồi mà vẫn chưa có người yêu thì làm sao nhỉ?".
"Theo tôi, phụ nữ sinh đẻ sớm rất có lợi ích, con khỏe, mẹ khỏe, hạn chế nhiều vấn đề trong việc sinh nở và chăm sóc con. Đây thực sự là những lời khuyên từ chính kinh nghiệm của mình các bạn ạ!", thành viên Đỗ Hiền cho hay.
"Nhiều bạn trẻ hiện nay sống rất ích kỷ, các bạn cho rằng chỉ có 1 cuộc đời để sống nên cứ mãi mê chạy theo việc kiếm tiền, chạy theo đam mê mà quên mất rằng những người sinh ra các bạn phải lo lắng như thế nào về vấn đề lập gia đình của các bạn. Mình hoàn toàn ủng hộ việc kết hôn trước tuổi 30, bởi sau khi kết hôn, các bạn sẽ có trách nhiệm hơn, cuộc sống dần ổn định, bố mẹ hay người thân cũng phần nào yên tâm hơn về chính các bạn", Phương Linh bình luận.
Việc kết hôn trước tuổi 30 được nhiều người đồng tình. Ảnh minh họa
Nhiều người ngại kết hôn vì còn...nghèo
Hầu hết người trẻ đều xác định được rằng lứa tuổi dưới 30 phù hợp nhất để kết hôn và sinh con, tuy nhiên, gánh nặng về kinh tế khiến nhiều người e dè, chưa sẵn sàng để bước vào hôn nhân, bởi ai cũng lo sợ sẽ xảy ra mâu thuẫn khi nhắc đến vấn đề tiền bạc. Tất nhiên, nếu thường xuyên cãi vã về vấn đề nhạy cảm này, sự đổ vỡ trong hôn nhân là điều sớm muộn mà thôi.
Nhi Jerry trăn trở: "Lo ăn ngày 3 bữa thì chắc được, nhưng thấy một lần cảnh con trẻ thèm thứ gì đó của bạn mà mình không có để mua cho, không đủ điều kiện để cho con học ở những chỗ tốt nhất. Lỡ con cái thích học năng khiếu, mình không cho được có phải tội không? Nuôi thân hai vợ chồng thì dễ, nhưng con cái không phải chỉ đẻ ra là xong".
Lê Huy bày tỏ quan điểm như sau: " Ai có điều kiện như thế nào thì kết hôn ở độ tuổi đó, xã hội bây giờ lo chuyện cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai của các bạn trẻ khiến cho nhiều người chưa dám kết hôn. Chúng ta không thể lấy ông bà ta ngày xưa ra để so sánh ở xã hội bây giờ, dù biết ở thời đại nào cũng phải lo chuyện cơm áo nhưng rõ ràng người trẻ chúng ta hiện nay có nhiều áp lực hơn".
"Cưới sớm mà vợ chồng không có tiền hay gia đình kinh tế hạn hẹp thì chỉ tăng tỷ lệ li dị", Ai Wanai thẳng thắn.
Nhiều người thong thả trong việc kết hôn vì muốn lựa chọn người phù hợp
"Việc không tìm hiểu kỹ sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, dẫn đến ly hôn sớm. Sự non trẻ trong suy nghĩ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi cá nhân sau này", tài khoản Nguyen Nam bình luận
Trao đổi trên báo Thanh Niên, Nguyễn Thị Hà Tiên (29 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM) quan niệm hôn nhân thì không vội được: "Trong cuộc đời mỗi người ai cũng cần một người bạn tri âm tri kỷ, cần người chia ngọt sẻ bùi. Sẽ rất mệt mỏi nếu mình cứ độc thân dài dài. Nhưng hôn nhân thì không vội, vì vội thường sai, nên với mình thì cứ chậm mà chắc, chậm cũng được không sao cả. Khi ấy bản thân mình cũng đủ chín chắn và trưởng thành để biết bản thân mình muốn gì và biết cách yêu thương cũng như bao dung cho bạn đời của mình hơn. Mình luôn hy vọng hôn nhân là nơi niềm vui thì nhân đôi còn nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa. Nên chậm mà chắc thì vẫn tốt hơn".
Kết hôn muộn đe dọa đến chất lượng giống nòi
Trao đổi với Infonet, BS Hoàng Thúy Hải cho hay, nếu kết hôn sau tuổi 30 có rất nhiều vấn đề tác động đến chất lượng cuộc sống.
Đầu tiên phải nhắc đến vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trước đây, phụ nữ sức khỏe tốt nhất, hoạt động cơ quan sinh sản tốt nhất khi ở 18- 35 tuổi. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều chị em mãn kinh sớm, có người mới 35 tuổi đã có dấu hiệu mãn kinh.
Càng lớn tuổi, việc có thai càng có nhiều nguy cơ đối với bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt là vấn đề khó có thai tự nhiên, đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ vô sinh nguyên phát, thứ phát ngày càng có xu hướng gia tăng ở những phụ nữ sau 30 tuổi. Chưa kể, người mẹ mang thai sau 35 tuổi còn đối diện nguy cơ tiền sản giật, dị tật thai nhi...
Tương tự, đối với nam giới sau 30 tuổi cũng vậy, hiện nay do áp lực công việc, sử dụng nhiều thiết bị công nghệ, lối sống dùng nhiều chất kí.ch thích, lười luyện tập... ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của cơ quan sinh sản nói chung và chất lượng tinh trùng nói riêng, gây khó khăn cho việc thụ thai tự nhiên.
Nam, nữ kết hôn, sinh con trước 30 tuổi là có căn cứ khoa học về mặt sinh lý và tâm lý.
Trao đổi với Zing.vn, BSCKII Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết khuyến khích nam, nữ kết hôn, sinh con trước 30 tuổi là có căn cứ khoa học về mặt sinh lý và tâm lý.
Về mặt sinh học, theo bác sĩ Hiển, ở độ tuổi từ 20 trở lên, cơ thể thanh niên, đặc biệt là nam giới đã phát triển hoàn thiện, do đó, đây là độ tuổi phù hợp để lập gia đình, sinh con, lý tưởng nhất là ở tuổi 30. Nếu lập gia đình muộn hay sinh con muộn, sau 40 tuổi, thai nhi có thể dễ mắc các dị tật di truyền, trong đó, phổ biến nhất là Hội chứng Down.
Về mặt tâm lý, bác sĩ Hiển cho rằng đây là vấn đề khó nói vì phụ thuộc vào từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Trong đó, trường hợp thanh niên dưới 25 tuổi, nếu đã có sự nghiệp ổn định, chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho việc kết hôn, sinh con, chuyện lập gia đình sẽ phù hợp hơn. Ngược lại, những bạn trẻ đang còn dang dở sự nghiệp, chưa xác định tâm lý cho hôn nhân, không nên lập gia đình vội trước tuổi 25.
Về mặt tâm lý, bác sĩ Hiển cho rằng thanh niên nam, nữ trên 25 và dưới 40 là độ tuổi đẹp nhất để kết hôn. Ở tuổi này, họ có suy nghĩ chín chắn, công việc cơ bản ổn định, có điều kiện và thời gian tìm hiểu bạn đời trước khi tiến tới hôn nhân.
Trầm cảm vì ít được ba mẹ quan tâm Tôi sinh ra trong gia đình có giáo dục, rất bị gò bó và áp lực. Từ hồi nhỏ tôi đã phải đấu tranh tư tưởng rất lớn. Là chị cả, tôi không được ưu tiên nhiều, từ nhỏ đã chỉ nghe thấy chữ "học" văng vẳng bên tai. Khi đi học mẫu giáo, tôi thường xuyên là người ở lại sau cuối...