Lên cao nâng chén ban sơ
Chúng tôi đã có những chuyến đi xuyên Việt chỉ để nếm rượu Việt, từ rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh), rượu Phú Lễ (Bến Tre), rượu Gò Đen (Long An), rượu Bàu Đá (Bình Định), rượu Kim Long (Quảng Trị), rượu làng Chuồn (Huế), đến rượu nếp cái hoa vàng làng Vân (Bắc Giang)…
Những tên rượu mà tôi vừa kể đích thị danh tửu của làng quê Việt, đáng gọi là “nước mắt quê hương” theo ngôn ngữ của bợm rượu. Nếu bày ra một cuộc tuyển chọn quốc tửu thì tôi xin đề cử thêm một ứng viên là rượu Shan Lùng (còn được gọi trật đi là Sắn Lùng hay Sán Lùng) của Lào Cai.
Chén rượu Shan Lùng cháy lửa xanh – Ảnh: NGUYỄN DUY
Shan Lùng (xã Bản Xẻo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là bản của người Dao Đỏ, nghĩa của chữ Shan Lùng là Tam Long (ba con rồng), là tên dãy núi ở đây. Đi đủ các loại xe, từ ôtô đến xe thồ, rồi chúng tôi phải lội bộ suốt bốn giờ đồng hồ mới đến bản Shan Lùng trên lưng chừng núi cao gần hai ngàn mét, tìm vào một nhà dân, nhờ nấu cho một nồi rượu mẫu.
Rượu Shan Lùng được nấu từ thóc nếp nương pha cao lương đỏ (tỉ lệ 90% thóc nếp nương/10% cao lương). Đó là thóc nếp của nương rẫy tại chỗ, không xay xát thành gạo mà để nguyên vỏ trấu, ngâm nước qua đêm rồi đổ vào chõ lớn đồ (hấp) cho đến khi những hạt thóc chín nứt trắng như nhú mầm thì dỡ ra, để nguội, rắc men. Men rượu được làm từ bột gạo trộn với lá rừng, gọi là men lá. Đấy là những loại lá gì, không ai biết rõ, trừ những người làm rượu, họ giữ bí mật của những loại lá ấy. Men được tán nhuyễn rắc lên thóc nếp nương vừa đồ, để cho men “ăn” thóc, đổ vào thùng ủ cho ngấu khoảng 4-5 ngày tùy theo thời tiết rồi mang ra nấu.
Cao lương chiếm 10% trong thành phần nấu rượu Shan Lùng – Ảnh: NGUYỄN DUY
Nồi nấu rượu của người Dao Đỏ được thiết kế kiểu cách thủy cả trên và dưới: nồi rượu đặt lọt vào một cái chảo lớn, đáy chảo dùng chứa nước (cách thủy phía dưới); trên nồi rượu là một cái nắp úp ngửa ra để đổ nước vào (cách thủy phía trên). Bếp rượu đun lửa củi, canh cho cháy đều, ngọn lửa không cháy ào ạt cũng không leo lét mà lúc nào cũng đượm. Cứ như thế, người nấu rượu cứ quẩn quanh bếp lửa, chờ đợi. Hơi rượu ngưng đọng từ cái nắp đậy chứa nước lạnh phía trên, tạo thành những hạt mưa rượu rơi xuống máng hứng và chảy ra ống dẫn. Rượu tăm, trên dưới 50 độ, quẹt que diêm ly rượu bắt lửa xanh, nhưng nhấm nháp thì thơm lừng và ngọt hậu. Uống say mềm mà không mệt.
Video đang HOT
Thế đấy, với thóc nếp nương, men lá rừng bí truyền, nước suối lưng chừng núi, rượu Shan Lùng mang một hương vị riêng, không lẫn vào đâu được. Trước khi đến bản Shan Lùng, với tôi rượu nếp cái hoa vàng của làng Vân là tuyệt nhất, nhưng bây giờ thì lòng tôi phân vân lắm, mà khinh khoái. Nếu như rượu nếp cái hoa vàng của làng Vân dịu dàng hương đồng ruộng, thì rượu thóc nếp Shan Lùng có mùi ngai ngái hoang dại của vỏ trấu, của nương rẫy, của suối rừng – tất cả như quyện vào nhau tạo nên sự quyến rũ đặc biệt. Tôi muốn gọi mùi của rượu Shan Lùng là mùi của xa xưa, của ban sơ trời đất. Uống một chén Shan Lùng là hưởng một chén ban sơ đầy dư vị.
Người phụ nữ Dao Đỏ đang canh nồi rượu Shan Lùng – Ảnh: NGUYỄN DUY
Bản Shan Lùng có khoảng 15 lò rượu thôi, tính trung bình cả bản chỉ làm được khoảng 100 lít rượu mỗi ngày. Thế nhưng trên đường từ Lào Cai về Yên Bái có cả một thị trấn chuyên pha chế rượu Shan Lùng từ cồn công nghiệp với số lượng… bao nhiêu cũng có, bán đi khắp nơi. Cũng như rượu Bàu Đá thứ thiệt chỉ có ở thôn Cù Lâm (Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định) và được nấu từ khoảng 30 lò thủ công với mức 7 lít/lò mỗi ngày, nhưng dọc quốc lộ 1A từ thị trấn Bình Định ra tới Quảng Ngãi, đâu cũng thấy rượu Bàu Đá bày bán với số lượng khủng khiếp. Nói như thế để thấy rượu “dỏm” rất nhiều, và rượu ngon tuy có thật nhưng không phải ai cũng được uống. Chẳng lẽ muốn uống rượu thóc nếp Shan Lùng lại phải leo lên tận bản Shan Lùng?
Một lần đến Shan Lùng nếm rượu thì suốt đời không thể nào quên. Vị ngọt hậu đằm thắm và hương thơm ngai ngái hoang dại của núi rừng như lâng lâng theo mãi người về ồn ào phố xá.
Theo TNO
Khi con gái sợ... yêu
Là một cô gái xinh đẹp thông minh nhưng đến giờ bạn vẫn cô đơn lẻ bóng. Tại sao thế nhỉ?
Ngại... yêu
Tuyết Minh (17t) xinh, cao ráo, trắng trẻo, học giỏi con nhà khá giả, ai nhìn vào Minh cũng nghĩ rằng hẳn là nàng ta phải có đến hàng tá chàng trai theo đuổi nhưng lạ là đến giờ cô bạn vẫn cô đơn, chưa có một mảnh tình vắt vai. Những người không thân thì có thể thấy lạ nhưng những người bạn thân thiết của Minh thì hiểu rất rõ điều đó, không phải Minh kiêu, kén cá chọn canh mà vì một lí do rất "khác người" đó là cô nàng... ngại yêu, ngại đi chơi, ngại hẹn hò.
Từ nhỏ đến lớn Minh chỉ biết cắm đầu vào học, học hai buổi ở trường rồi về nhà, tuyệt nhiên không bao giờ la cà, đi chơi cùng bạn bè các dịp lễ. "Mình rất ngại gặp gỡ mọi người, ngại làm quen, ngại hẹn hò, đi chơi. Chỉ đơn giản là mình không thích, cảm giác không thoải mái và tin tưởng họ cho dù nhận được không ít lời mời nhưng mình đều từ chối." - Minh tâm sự.
Vậy là hầu hết thời gian ở nhà, cô nàng cắm đầu và máy tính, sách vở mặc cho những lời hẹn hò và rủ rê của mọi người. Ngại yêu, ngại hẹn hò là một trong những nguyên nhân khiến nhiều teen girl vẫn "vườn không nhà trống" đấy bạn ạ!
Chưa quên được "người cũ"
Đây cũng là một lí do khiến những cô gái xinh đẹp chưa muốn yêu hay đúng hơn là "sợ yêu". Họ sợ những người mới lại tiếp tục gây cho họ những tổn thương, đau khổ, sợ bị bỏ rơi, sợ mất đi người yêu thương và hơn hết hình ảnh của người cũ vẫn còn lấn át tâm trí họ không ai có thể thay thế.
Xinh đẹp, hát hay, đàn giỏi là hotgirl trong trường nhưng Tâm khá lạnh lùng trong các mối quan hệ yêu đương, là bạn bè thì rất xuề xòa thoải mái nhưng cứ có chàng trai nào có ý định là y như rằng nàng "đóng băng" luôn cảm xúc, vì thế mà dù có rất nhiều những chàng trai theo đuổi nhưng không ai có thể làm lay chuyển trái tim của nàng.
Nàng tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc chắn chắn lạnh lùng sau cái vẻ bề ngoài yếu đuối nếu làm bạn thì không sao nhưng một khi có ý định tiếp cận với nàng thì có thể bạn sẽ không bao giờ gần nàng thêm một lần nào nữa. Tâm từng có một mối tình đầu sâu sắc với một người bạn trai hơn tuổi nhưng không hiểu vì sao hai người chia tay, và từ đó Tâm như sống trong vỏ ốc lạnh lùng và ít giao tiếp hơn với con trai. Mọi người vẫn nghĩ rằng hình bóng của mối tình đầu vẫn rất sâu đậm trong kí ức của Tâm.
Sợ bị ràng buộc
Dĩ nhiên khi có một nửa của mình bạn sẽ không còn thoải mái như các khi còn độc thân. Đặc biệt là với con gái phải cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói, giữ mình hơn và không ít các cô nàng phải chịu sự "kiểm soát" của các chàng. Đó cũng chính là một lí do mà con gái sợ... yêu.
Bạn sợ khi yêu sẽ mất đi bạn bè, sao nhãng chuyện học hành, cảm thấy thấy ngột ngạt, gò bó không còn tự chủ, bạn sợ khi yêu bạn sẽ không được sống thật với chính bạn thân và đôi khi sợ "lộ tẩy" những tật xấu, sợ rằng mình bị coi là kẻ dối trá bởi trước kia đã trót xây dựng một vẻ bề ngoài hào nhoáng, thành công hơn những gì thực tế đạt được nhằm che đậy sự không hoàn hảo của bản thân. Chính điều đó khiến bạn cảm thấy sợ sự ràng buộc của những mối quan hệ lâu dài.
"Nhìn thấy bạn bè có đôi có lứa cũng thèm được yêu lắm nhưng cứ nghĩ đến cái cảnh có người yêu vào rồi mất kiểm soát, mất tự chủ, rồi bla bla... những thứ khác nữa, quan trọng là không còn được tự do làm những thứ mình thích mình cũng thấy sợ. Cứ độc thân cho vui vẻ không phải ràng buộc." - Tâm Thanh (19t) rất hồn nhiên chia sẻ về quan điểm của mình.
Và 1001 lí do khác nữa...
Ngoài những lí do trên còn có rất nhiều những lí do khác khiến cho các nàng dù xinh đẹp thông mình nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng ví như tính cách nhàm chán, ít nói, ít giao tiếp với mọi người xung quanh làm cho các chàng khó tiếp xúc, làm quen nhưng cũng có thể là các bạn quá sôi nổi quá nhiệt tình, chỗ nào cũng là "bà tám, bà buôn" cách nói năng không có chọn lọc, bỗ bã khiến các chàng trai chạy mất dép hay "nam tính" đến phát sợ... dĩ nhiên ngoài những ấn tượng bạn đầu như xinh đẹp hay tài năng thì để được người ta chinh phục con gái hãy chú ý chăm sóc cả vẻ đẹp bên trong tâm hồn nữa nhé! Một chút dịu dàng, nữ tính, quan tâm cũng không quá khó, phải không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lê Cát Trọng Lý "thôi miên" khán giả Không người dẫn chương trình, không vũ đạo, không sân khấu lộng lẫy nhưng tiếng hát, tiếng đàn của Lê Cát Trọng Lý đã làm cho khán giả thực sự ngạc nhiên, thực sự thích thú và cuối cùng là bị "thôi miên". Bằng tài năng Cuối tuần qua, đêm diễn đầu tiên trong hành trình cuối của chuyến Du ca "Vui" xuyên...