Leandro và Đinh Hoàng La bị ‘trảm’
Hai ngôi sao của giải Ngoại hạng Việt Nam bất ngờ bị đội bóng chủ quản đưa vào danh sách thanh lý ngay trước khi mùa giải mới bắt đầu.
Leandro bất ngờ bị Bình Dương thải loại ngay trước mùa giải. Ảnh: Lê Hiếu.
Leandro là ngôi sao sáng ở giải Ngoại hạng Việt Nam. Anh từng làm mưa làm gió ở giải vô địch quốc gia khi còn khoác áo Hải Phòng. Để có được chữ ký của tiền đạo người Brazil, Bình Dương từng phải bỏ ra tới 200.000 USD phí lót tay cùng khoản lương thuộc hàng top giải Ngoại hạng là 20.000 USD mỗi tháng.
Video đang HOT
Trong khi đó, thủ môn Đinh Hoàng La cũng vừa tới Bình Dương sau cuộc chia tay đầy tranh cãi với Ninh Bình. Hoàng La nhận tiền lót tay 130.000 USD nhưng bị đội bóng cố đô đòi hỏi phải trả khoản tiền lên tới 5 tỷ đồng để bồi thường hợp đồng.
Nguyên nhân của sự chia tay bất ngờ này xuất phát từ quy định kỷ luật mới của Bình Dương. Để chuẩn bị tốt nhất cho mùa giải mới, HLV Đặng Trần Chỉnh quyết định buộc toàn đội phải cấm trại 24/24 trong 4 ngày trước một vòng đấu. Trước đó, các cầu thủ chỉ phải ở với nhau trước khi thi đấu hai ngày.
Quy định mới của Bình Dương gặp phải sự phản đối của Leandro và Đinh Hoàng La. Tiền đạo người Brazil phản ứng ra mặt, đề nghị ban huấn luyện cho mình quyền làm ngoại lệ, không phải tuân theo quy định mới. Còn Đinh Hoàng La thậm chí còn không tuân thủ. Anh không có mặt đúng hạn để tập luyện cùng đồng đội mà vắng mặt không có lý do. Để dẹp nạn kiêu binh, ban lãnh đạo Bình Dương lập tức đưa hai ngôi sao này vào danh sách cần thanh lý gấp ngay trước mùa giải mới.
Leandro và Đinh Hoàng La đều là những hàng hot trên thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên, mức lương quá khủng của hai người được cho là rào cản lớn với các CLB khác. Trong tình hình kinh tế khó khăn, ít có CLB nào dám bỏ ra một khoản tiền lương vượt khung để có sự phục vụ của hai cầu thủ này, đặc biệt là ngôi sao Leandro.
Về phần Bình Dương, sự ra đi của Leandro không ảnh hưởng nhiều tới sức mạnh của đội bóng bởi cầu thủ người Brazil đang bị coi là gây vướng víu cho việc lựa chọn chiến thuật của HLV. Nếu để Leandro chơi tự do, lối chơi của Bình Dương có thể bị rối loạn, còn đưa anh chơi tiền đạo thì sẽ xuất hiện cảnh dư thừa trung phong giỏi trong đội bóng.
Ngược lại, nếu bán thủ môn Đinh Hoàng La, ông Đặng Trần Chỉnh sẽ phải tìm gấp người thay thế. Bởi ở đội chỉ còn Lâm Ấn Độ có thể chơi tốt ở vị trí này. Tuy nhiên, kinh nghiệm của thủ môn trẻ này cũng là một dấu hỏi, nhất là ở một giải đấu khắc nghiệt như giải Ngoại hạng mùa tới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vụ Đinh Hoàng La: Cầu thủ vẫn thường bị...lừa
Đinh Hoàng La có cú phản pháo Ninh Bình khi đưa ra bản hợp đồng bằng tiếng Anh khác biệt hẳn so với hợp đồng tiếng Việt mà anh từng kí kết với đội bóng này...
Theo đó, thủ môn gốc Ukraine sẽ chỉ phải đền bù 50 ngàn USD nếu phá vỡ hợp đồng với đội bóng cố đô Hoa Lư. Trong khi đó, bản hợp đồng tiếng Việt mà Ninh Bình coi là "vũ khí" pháp lý lại nêu rõ, nếu Hoàng La tự ý ra đi sẽ phải trả lại 50 ngàn USD, cộng thêm số tiền lót tay lúc trước là 200 ngàn USD. Sự chênh lệch lớn (lên tới 200 ngàn USD) giữa hai bản hợp đồng khiến nhiều người tự hỏi: Liệu Hoàng La có phải đã bị "lừa"?
Về nguyên tắc, bản hợp đồng tiếng Anh được lập ra phải tuân thủ 100% nội dung của bản hợp đồng tiếng Việt. Khi bản tiếng Anh được công chứng thì cũng có giá trị pháp lý tương đương với bản tiếng Việt. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, không hiểu đơn vị đứng ra công chứng lại để xảy ra sai sót khi không phát hiện ra sự sai khác lớn và rất quan trọng giữa hai bản hợp đồng.
Thế nên, việc xử lý tranh chấp lúc này giữa Hoàng La và CLB Ninh Bình là rất phức tạp. Dù Hoàng La đã có quốc tịch Việt Nam và bản hợp đồng bằng tiếng Việt nghe có vẻ...hợp lý để mang ra phân xử hơn nhưng điểm khó khác lại nảy sinh. Khi Hoàng La đặt bút kí hợp đồng với Ninh Bình cách đây hai năm thì thủ môn này vẫn chưa được nhập quốc tịch. Do vậy ở thời điểm đó, thủ môn này không thể chịu trách nhiệm cao nhất với bản hợp đồng bằng tiếng Việt mình đã kí.
Từ rắc rối của Hoàng La, nhiều người nghi ngờ rằng rất nhiều cầu thủ ngoại khác cũng tiềm ẩn gặp phải những khó khăn tương tự. CLB là doanh nghiệp, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và mọi bản hợp đồng đều phải làm bằng tiếng Việt trong khi cầu thủ ngoại nếu không có sự tư vấn thì rất dễ đặt bút kí vào hai bản giao kèo khác nhau.
Không chỉ các cầu thủ ngoại, giới nội binh nhiều lần đã phải ngậm đắng nuốt cay với những "chiêu" tương tự từ CLB. Ai cũng biết, cầu thủ Việt đá bóng từ nhỏ, trình độ học vấn không cao nên khi đứng trước những khoản lót tay tiền tỷ thì nhắm mắt...kí bừa. Để rồi sau đó phải ngã ngửa khi những điều khoản trong hợp đồng không như những gì mà người ta "thổi" vào tai mình.
Có trường hợp, một cầu thủ hí hửng khoe vừa nhận được 3 tỷ đồng cho bản hợp đồng 2 năm với một đội bóng. Hai năm sau, tưởng rằng mình sắp làm người tự do nên cầu thủ này bắt đầu tìm bến đỗ mới. Khi mọi việc tưởng như sắp thành công thì CLB chủ quản chìa ra hợp đồng, trong đó có một dòng quy định rằng: "Khi hết hạn hợp đồng, cầu thủ phải có trách nhiệm kí thêm 2 năm nữa với CLB mà không được đòi hỏi bất cứ chi phí nào".
Chiêu lách luật này tưởng như là trò đùa nhưng lại có thật trong làng bóng đá Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Diễn biến tiếp vụ Đinh Hoàng La: V.NB nhờ VFF phân xử Sau khi nhận ra sai lầm về chi tiết số tiền đền bù hợp đồng trong bản hợp đồng bằng tiếng Anh với Hoàng La, V.NB tiếp tục nhờ VFF đứng ra phân xử. Luật sư Lê Văn Kiên (VP Luật sư Phạm Hồng Hải và các cộng sự - Đoàn Luật sư Hà Nội), người được V.NB mời làm đại diện tham...