Lê Văn Luyện “bật” lại gia đình bị hại tại tòa như thế nào?
Hẳn nhiều người cho rằng Luyện tỏ ra lạnh tanh trước những ánh nhìn đầy ghê tởm và tiếng chửi rủa những tội ác mà y đã gây ra. Nhưng không hẳn thế…
Tôi còn nhớ như in khuôn mặt ấy, phản ứng ấy khi nhìn thấy và gặp y cả trong trại tạm giam cũng như trong phiên tòa xét xử. Với y, có lẽ chỉ cần dùng hai từ để miêu tả thái độ của Lê Văn Luyện là: cười nhếch mép và lạnh tanh.
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với tôi phải kể đến hành động hất mặt về phía các thân nhân của bị hại khi những người này thóa mạ bố mẹ của Luyện: “Không dạy được con thì cả nhà mày về chết đi” hay “chúng mày không dạy được con thì chết hết đi”.
Khoảng khắc ấy in trong đầu tôi khi bắt đầu buổi tuyên án chiều ngày 11/1. Lúc này, Lê Văn Luyện nghiến răng và không ngồi im như trước nữa. Y “bật lại” bằng cách hất mặt về phía tiếng chửi và nói: “Bà ấy…”.
Cái hất mặt cùng câu “bật” lại thân nhân bị hại khiến ai chứng kiến cũng bất ngờ
Tiếng chửi lại ấy rất nhỏ, nó chỉ vừa đủ cho những người đứng gần và nhìn hắn lúc đó biết được. Tôi thực sự bất ngờ vì trong những lần tiếp xúc với phóng viên, hắn luôn tỏ ra kiệm lời.
Ngay cả trong phiên tòa, trong suốt gần 2 ngày liền, liên tục nghe những tiếng chửi từ thân nhân bị hại nhưng hắn vẫn tỉnh bở và khuôn mặt lạnh tanh. Có chăng chỉ là ánh mắt mệt mỏi vì phải hầu tòa.
Nếu so sánh, những câu thóa mạ ấy có là gì so với những tội ác, những đau thương mà y đã gây ra cho ngần ấy con người kia. Vậy mà chỉ vì những câu thóa mạ đó, y đã sẵn sàng đáp trả ngay tắp lự. Điều đó cho thấy, trong thâm tâm hắn không hề có sự ăn năn, hối lỗi.
Video đang HOT
Trong lời nói sau cùng, y xin được nhận mức án cao nhất. Nhưng thực sự đó chỉ là diễn và là câu nói của kẻ hèn nhát trước hậu quả do mình gây ra.
Tôi thực sự “ấn tượng” về kẻ sát nhân ấy. Đã từng chứng kiến nhiều phiên tòa với những tình tiết man rợ nhưng với y, những kẻ sát nhân khác rơi lệ trước phiên tòa, nếu còn sống hẳn sẽ phải chắp tay và xá Luyện hai chữ: “Đại ca”.
Nhiều người tham dự phiên tòa cảm nhận rằng Luyện luôn lầm lì và ít nói. Nhưng qua vẻ mặt và hành động, tôi nhận ra y cũng không hẳn là “cục đất” khi chịu những ánh mắt, những ống kính và cả những tiếng chủi rủa hướng về y.
Điệu cười của Luyện khiến nhiều người ghê sợ
Y cũng phản ứng. Nhưng cái phản ứng ấy chỉ là một cách thể hiện cố tỏ ra mình là kẻ biết hối lỗi khi ra trước tòa, trước dư luận xã hội đang coi y như là sự hiện thân của quỷ dữ. Một sự xảo trá đến rùng mình nhưng “vai diễn” ấy dù đạt đến đâu thì vẫn chỉ là “nước mắt cá sấu”.
Chính những điệu cười cùng khuôn mặt lạnh tanh đến vô cảm và cả thái độ của hắn trước mọi người đã lột trần vẻ mặt “cá sấu” của y.
Trong phòng tạm giam trước ngày xét xử, khi các phóng viên có buổi tiếp xúc và hỏi chuyện, Luyện đã rất kiệm lời. Y trả lời nhát ngừng trước những câu hỏi của phóng viên. Có lẽ lúc đó trong đầu y đang hình dung ra những điều chuẩn bị đến với y khi đối diện với thân nhân bị hại và cả công lý nữa.
Khi được nghe Luyện trình bày lý do cướp vàng, có phóng viên đã hỏi: “Em lấy nhiều thế? Sao em không lấy ước chừng vừa đủ thôi?”. Ngay lập tức, Luyện hỏi lại: “Nếu anh ở đấy anh có lấy vừa đủ không?”.
Câu hỏi lại thật bất ngờ cùng điệu cười mỉm nở trên môi khiến chúng tôi không khỏi chua chát cho sự phản ứng nhanh nhạy của một kẻ khôn ngoan đã bán linh hồn cho quỷ dữ.Còn nhớ, trong mỗi buổi xét xử, cứ đầu phiên tòa hoặc sau khi buổi xét xử tạm dừng, Lê Văn Luyện lại được các cảnh sát bảo vệ phiên tòa dẫn giải mau lẹ vào một phòng riêng để tránh phản ứng dữ dội từ thân nhân bị hại.
Từ trong phòng “lánh chửi” bước ra, nhìn nhóm phóng viên đang chĩa sẵn những ống kính về phía mình, thỉnh thoảng Luyện lại mỉm cười. Điệu cười ấy như một sự thách thức dư luận hay chỉ là một cách cười hợm mình rằng ta đây được cả xã hội biết đến và đã có rất nhiều thanh niên tôn làm đại ca như báo chí đã đưa?
Điệu cười thách thức dư luận hay chỉ là một cách hợm mình của Luyện?
Tuy nhiên dù điệu cười ấy có xuất phát từ điều gì đi chăng nữa thì trong hoàn cảnh ấy, nỗi đau ấy, tội ác ấy cũng đều thật đáng ghê sợ.
Theo Giáo Dục VN
Tin mới: Lê Văn Luyện sẽ phải hầu tòa trong vụ kiện khác
Thẩm phán Thân Quốc Hùng đã đề nghị gia đình sau này có thể khởi kiện và yêu cầu Luyện bồi thường khoản chi phí chữa trị cho cháu Bích.
Sau khi phiên Tòa sơ thẩm xét xử vụ án Lê Văn Luyện kết thúc, đại diện phía gia đình bị hại trong vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho biết sẽ khởi kiện Lê Văn Luyện ra tòa dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại về những vết thương mà cháu Bích phải gánh chịu.
Trước đó, trong phiên toàn sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Văn Luyện ba tội danh: giết người, cướp tài sản và lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đại diện gia đình bị hại đã có đơn đề nghị bị cáo này bồi thường tổng số tiền (bao gồm các khoản kê chi phí đưa cháu Bích đi nước ngoài chữa trị phẫu thuật thẩm mĩ...) hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, do phía gia đình cháu Bích chưa đưa ra được chi tiết các khoản chi phí cho việc này nên tòa đã bác đơn của gia đình bị hại.
Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Thân Quốc Hùng đã đề nghị gia đình sau này có thể khởi kiện và yêu cầu Luyện bồi thường khoản chi phí làm phẫu thuật thẩm mỹ các vết sẹo cho cháu Bích tại tòa án dân sự.
Lê Văn Luyện sẽ phải đối mặt với một phiên tòa dân sự. (Ảnh: Nam Phong)
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, HĐXX tuyên phạt Lê Văn Luyện 18 năm tù về tội giết người, 18 năm tù về tội cướp tài sản, 9 tháng tù về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo phải chịu hình phạt chung cho cả ba tội là 18 năm tù. Các bị cáo Lê Văn Miên bị tuyên phạt 48 tháng tù; Trương Thanh Hồng bị phạt 30 tháng tù; Lê Thị Định bị phạt 15 tháng tù; Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng tù về tội "Che giấu tội phạm"; Trương Văn Hợp bị phạt 12 tháng tù, Dương Thị Lược bị phạt 9 tháng tù về tội "Không tố giác tội phạm".
Về trách nhiệm dân sự, Tòa án ND tỉnh Bắc Giang buộc Lê Văn Luyện, Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm phải có trách nhiệm bồi thường cho đại diện hợp pháp của những người bị hại cho do anh Trịnh Quốc Sinh và anh Đinhh Văn Hương: chi phí mai táng phí 64 triệu đồng, điều trị cho cháu Bích tại BV Việt Đức là 57,6 triệu đồng, mất thu nhập của người nuôi cháu Bích trong thời gian nằm viện là 19,5 triệu đồng, tiền thuê xe đưa đón đưa đi viện 20 triệu đồng, bồi dưỡng cháu Bích sau khi ra viện là 25 triệu đồng, tiền tổn thất tinh thần là 124,5 triệu đồng ngoài ra, buộc Luyện cấp dưỡng cho cháu Bích mỗi tháng là 1,5 triệu đồng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi.
Tội ác mà kẻ sát nhân đã gây ra khiến trời không dung, đất không tha, thế nhưng lại không thể tử hình được Lê Văn Luyện. (Ảnh: Nam Phong)
Theo Giáo Dục VN
"Kháng cáo để làm rõ việc Luyện có đồng phạm hay không" Bản án dành cho Lê Văn Luyện và các đối tượng liên quan đã được xác định. Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn với nhiều tình tiết bật ra từ phiên xử. Dân trí đã có cuộc trao đổi với 2 luật sư bảo vệ phía gia đình bị hại về việc này. Theo quan điểm các luật sư trình bày tại...