Le Tissier – ‘nghệ sĩ nghèo’ đầy ắp tài hoa
Chỉ có 8 lần được gọi vào đội tuyển và không có bất cứ thành tích đáng kể nào ở CLB, nhưng sự nghiệp của Matt Le Tissier trên sân cỏ đất nước Anh giống như cuộc đời một nghệ sĩ nghèo đầy ắp tài hoa.
Đấy là một tài năng lớn, rất đáng kính nể, dù cả đời cầu thủ chuyên nghiệp Le Tissier chẳng chinh phục được trận địa nào.
Người ta phải viết hẳn những bài báo lớn, hoặc tổ chức những cuộc bình chọn, về Top 10 bàn thắng đẹp của Matt Le Tissier. Có cả những chi tiết chuyên môn trong cách ghi bàn của Le Tissier, được cho là đã gần như “tuyệt chủng” trong bóng đá thời nay. Quả lốp bóng từ xa chẳng hạn. Le Tissier đã hạ gục Peter Schmeichel và hàng thủ do Gary Pallister chỉ huy bằng pha ghi bàn như thế, giúp Southampton thắng M.U tới 6-3. Hoặc cú lốp bóng từ 40m vào lưới Blackburn, trong mùa bóng mà đội này vô địch Premier League…
Có thể suy ra hàng loạt vấn đề độc lập với nội dung chính của những câu chuyện như thế. Thứ nhất, Le Tissier phải ghi bàn rất nhiều, thì các thể loại Top 10, Top 5 mới có ý nghĩa. Cũng đáng lưu ý khi anh ghi nhiều bàn như thế, dù chỉ đá vai tiền vệ. Và càng phải lưu ý hơn, khi đấy chỉ là tiền vệ của Southampton – đội bóng muôn đời không thoát khỏi đẳng cấp trung bình trên sân cỏ Anh (đội này mà vươn được tới tầm cỡ trung bình thì đã là mừng lắm rồi). Và cuối cùng, là giá trị nghệ thuật trong cách chơi của Le Tissier.
Khô hạn thành tích ở cả ĐT Anh (ảnh nhỏ) lẫn cấp CLB, nhưng Le Tissier luôn được giới chuyên môn đánh giá là một nghệ sĩ sân cỏ thực thụ
Tiền vệ mà ghi bàn hàng loạt thì dĩ nhiên là đáng quý rồi. Ngoài Le Tissier, các tiền vệ khác từng đạt đến cột mốc 100 bàn thắng ở Premier League như Steven Gerrard (Liverpool), Frank Lampard (Chelsea), Ryan Giggs và Paul Scholes (M.U), đều được ghi nhận là những tượng đài trên sân cỏ Anh. Tính cả thành tích ghi bàn lẫn kiến tạo, tỷ lệ đem về bàn thắng trên số trận đấu (bình quân 0,6 bàn/trận) của Le Tissier cao hơn rất nhiều danh thủ lừng lẫy khác, như Dennis Bergkamp của Arsenal.
Riêng với đội bóng tầm thường như Southampton thì các bàn thắng của Le Tissier còn đáng quý biết bao. Anh ghi bàn cuối cùng cho đội này ở mùa bóng 1995/96 (bàn duy nhất để thắng Bolton), và Southampton trụ hạng nhờ hơn Man City về chỉ số phụ. Hoặc anh ghi đến 2 bàn giúp Southampton thủ hòa trên sân West Ham ở vòng đấu cuối cùng của mùa bóng 1993/94, giúp Southampton hơn đội rớt hạng Sheffield United đúng 1 điểm.
Le Tissier thường xuyên là cây làm bàn số 1 và là cầu thủ hay nhất ở Southampton. Giai đoạn có Le Tissier cũng chính là giai đoạn thành công nhất trong lịch sử tồn tại của CLB. Đội này xưa nay đã có 42 mùa góp mặt ở đẳng cấp cao nhất trong làng bóng Anh (giai đoạn hiện thời đang là mùa thứ 7 liên tiếp). Họ không hề rớt hạng trong suốt 17 mùa bóng mà Le Tissier góp mặt (1986 – 2002). Trừ vài đội bóng nghiệp dư sau này, cả sự nghiệp bóng đá của Le Tissier chỉ gắn bó với Southampton.
Kỹ thuật cá nhân, đặc biệt là kỹ thuật lừa bóng điêu luyện của Le Tissier, thuộc loại “hàng hiếm” trên sân cỏ Anh. Thêm vào đó là lối chơi thông minh và sáng tạo. Chỗ này vừa là thuận lợi, vừa là bất lợi trong sự nghiệp bóng đá đỉnh cao của anh. Một mặt, Southampton gần như phải phó thác mọi chuyện cho một ngôi sao như thế. Anh tấn công một cách tự do, thoải mái. Lối chơi toàn đội phải xoay quanh vấn đề tấn công của Le Tissier. Ví dụ như phải làm sao để bọc lót, hỗ trợ phòng ngự, thì đấy là chuyện phải có những cầu thủ khác đảm trách. Le Tissier không được Tam sư ưu ái là vì vậy. Vì đội tuyển Anh dĩ nhiên không thể như Southampton. Các HLV Graham Taylor, Terry Venables, Glenn Hoddle, Kevin Keegan, khi dẫn dắt Tam sư, đều không muốn dùng Le Tissier với lý do được nêu ra một cách “đồng bộ”: đấy là tiền vệ gần như không có giá trị phòng ngự. “Xa hoa” là từ thường xuyên xuất hiện trong các bài báo kết nối Le Tissier với ĐT Anh trong thập niên 1990.
Trong suốt một thời gian dài, đặc điểm chuyên môn của Le Tissier luôn là đề tài “ăn khách” trên các trang báo viết về bóng đá Anh. Lý do dễ hiểu: thiên hạ luôn muốn đọc và tranh cãi, xem vì sao tiền vệ đầy tài năng này hầu như không được gọi vào đội tuyển! Ở Southampton thì vẻ đẹp, tầm quan trọng và giá trị giải trí từ các bàn thắng của Le Tissier lại chẳng có gì để phải tranh cãi.
Southampton ở đẳng cấp nào?
Khi Matt Le Tissier đoạt giải “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất” ở mùa bóng 1989/90, Southampton đứng thứ 7 ở giải VĐQG Anh. Trong tất cả các mùa bóng còn lại trong giai đoạn có Le Tissier (1986 – 2002), Southampton đều không bao giờ đứng cao hơn vị trí số 10. Đến tận bây giờ, vị trí cao nhất mà Southampton từng vươn đến ở Premier League cũng chỉ là số 6. Xưa nay, đội này chưa bao giờ đoạt chức VĐQG.
Matt Le Tissier là “vua đá 11m”
Theo bầu chọn của tờ Daily Mail từ năm 2009, Matt Le Tissier là người đứng số 1 trong danh sách 50 cầu thủ đá penalty xuất sắc nhất. Trong sự nghiệp, Matt Le Tissier chỉ đá hỏng duy nhất một lần trong tổng số 48 lần đứng trước chấm 11m. Theo lời của chính Matt Le Tissier thì bí quyết nằm ở chỗ, anh luôn “may mắn sở hữu một kỹ thuật cho phép đặt lòng mà vẫn có lực rất mạnh”.
5 - Matt Le Tissier là tiền vệ đầu tiên trong lịch sử Premier League đạt đến cột mốc ghi 100 bàn ở giải đấu này. Trước Le Tissier, chỉ có 5 cầu thủ khác ghi được 100 bàn trở lên ở Premier League, tất cả đều là tiền đạo.
Neville: "Man United cần 3 cầu thủ đó"
Cựu hậu vệ Quỷ đỏ đã chia sẻ về công cuộc chuyển nhượng của đội bóng.
HLV Ole Gunnar Solskjaer dự kiến sẽ trải qua một kỳ chuyển nhượng mùa Đông khá bận rộn với danh sách mục tiêu "chất đống". Tính đến thời điểm này, hàng loạt cái tên ở cả ba tuyến đã lọt vào tầm ngắm của Manchester United, điển hình như Jadon Sancho, James Maddison hay Ben Chilwell.
Song, huyền thoại của Quỷ đỏ, Gary Neville lại nhắm đến những cái tên hoàn toàn khác. Phát biểu trên Sky Sports, cựu hậu vệ này chia sẻ:
"Manchester United, bằng cách nào đó, phải tìm được một xương sống. Hãy nhìn vào Liverpool với những Fabinho, Alisson, Virgil van Dijk, Roberto Firmino... những cầu thủ tuyệt vời, tương tự là xương sống của Manchester City."
Neville cho rằng Quỷ đỏ cần những cái tên đẳng cấp.
"Điều mà tôi đắn đo vào lúc này, là làm thế nào để Manchester United chiêu mộ các cầu thủ đó, trong vòng 12 đến 18 tháng tới, một xương sống sẽ giúp ích cho các tài năng trẻ?"
"Cách đây nhiều năm, họ là những cái tên như Steve Bruce, Gary Pallister, Peter Schmeichel, Roy Keane, Andy Cole, Eric Cantona, một xương sống vô cùng lớn. Còn vấn đề với Man United bây giờ, không phải là những cầu thủ trẻ."
"Xương sống của họ là Victor Lindelof, Nemanja Matic, Juan Mata, Ashley Young và David De Gea. Ai mà biết được những Andreas Pereira, Aaron Wan-Bissaka và Daniel James sẽ thế nào trong tương lai, vì thế Man United cần một xương sống. Chỉ cần 3 cầu thủ phù hợp thôi, họ sẽ ở gần hơn với những mục tiêu của mình."
Khi được hỏi trên Twitter về việc những ai sẽ là bộ khung hoàn hảo cho Man United, Neville đã trả lời: "Varane, Kante và Mbappe."
Solskjaer chia sẻ về Pogba:
Theo TTVN
Van Dijk được so sánh với King Cantona của MU Van Dijk như Cantona của Quỷ đỏ Là đồng đội với nhau trong màu áo Man United, cưu danh thủ Gary Pallister hiểu rõ tài năng và tầm ảnh hưởng của King Cantona. Kể từ khi chiêu mộ được chân sút người Pháp, MU giành chức vô địch Premier League đầu tiên sau 26 năm, và tổng cộng 4 chức vô địch trong...