Lễ rước ‘vua sống’ ở Hà Nội
‘Vua’ ngồi trên kiệu do các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước “chúa” chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu.
Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước “vua sống” lại diễn ra vào 11/1 âm lịch.
Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai “Vua, Chúa” và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, ông Ngô Tiên Kha (72 tuổi) có vinh dự làm vua. Từ sáng sớm, ông Kha mặc long bào tới sân đình làm lễ.
Còn người đóng vai Chúa là ông Nguyễn Văn Trí (71 tuổi). Ông Trí cho biết, có được vinh hạnh này là rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng. Trước đây, ông từng được đóng vai quan.
Video đang HOT
Bốn vị “quan tứ trụ triều đình” gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi.
Trước khi màn rước “Vua” là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm.
Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, “Vua” phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút.
Còn “Chúa” tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, “Chúa” đi bộ về đền Thượng đón “Vua”…
… và tự tay chém gà trắng rồi chém tiếp 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà.
Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước Vua giả và Chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.
Theo VNE
Những bài thơ cổ khắc trong hang núi
Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từng được nhiều vua chúa, danh nho thời xưa đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.
Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 4,5 km về hướng Đông Nam. Đường lên động dài khoảng 1 km với những bậc đá chênh vênh, những mảng đá tai mèo sắc lẹm.
Khoảng giữa đường lên động có một phiến đá lớn cao quá đầu người, mặt trước được người xưa khắc nổi bốn chữ Hán rất lớn "thanh kỳ khả ái" (đẹp lạ đáng yêu).
Cửa động nằm ở độ cao khoảng 50-60 m so với đồng bằng. Tên động Hồ Công gắn với truyền thuyết các vị tiên tu luyện tại đây. Tương truyền động Hồ Công chính là nơi luyện thuốc tu tiên của thầy trò Hồ Công và Đồng Tử.
Động dài 45 m, rộng 23 m, phía trong có nhiều nhũ đá hình thù rất lạ mắt. Động được người xưa liệt vào "Tam thập lục động, Hồ Công vị đệ nhất" nghĩa là Hồ Công là một trong 36 động đẹp của nước Nam.
Nhiều vua chúa, quan lại và những danh nho xưa đã đến tham quan rồi cho đề thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Trong đó tiêu biểu như vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Tĩnh Vương Trịnh Sâm...
Bài thơ chữ Hán sớm nhất do Thiên nam động chủ tức Lê Thánh Tông sáng tác vào mùa xuân năm 1463 khi vua về yết bái quê hương ở Lam Kinh.
Thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du, cư sĩ Nguyễn Nghiễm đã đến thăm nơi đây và cho khắc bốn chữ triện "Sơn bất tại cao" trên vách đá phía ngoài cửa hang.
Nhiều bài thơ được khắc rất công phu. Người xưa đã kỳ công cho đục đẽo vào sâu trong thớ đá, tạo mặt bằng rồi khắc chữ lên bề mặt.
Tuy nhiên, cũng có bài thơ khắc đơn giản ngay trên mặt nhẵn của vách động.
Bàn cờ đá được dùng để vua chúa và các thi nhân xưa vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh, vịnh thơ.
Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát thế sông núi. Dưới chân núi có ngôi chùa cổ tên gọi Du Anh, hay còn gọi là chùa Thông. Sư thầy Thích Đàm Hải, trụ trì chùa cho biết, động Hồ Công thời chiến tranh chống Pháp còn là nơi sản xuất và kho chứa súng đạn, vũ khí, quân lương, thuốc men của quân đội.
Theo VNE
Kỳ nhân thêu còn lại của triều Nguyễn Cũng là đường kim mũi chỉ nhưng qua bàn tay "điêu luyện" đã để lại cho mai sau những tác phẩm "kiệt xuất". Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Kinh vẫn tận tâm, tận lực truyền nghề cho con cháu. Bước ngoặt... Mảnh đất Cố đô không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp cổ kính, nơi đây còn là cái nôi hình thành...