Lễ Phục sinh lạ lùng chưa từng có của hàng tỷ tín đồ đạo Thiên chúa
Tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới đón lễ Phục sinh (năm nay rơi vào ngày 12/4) ở nhà trong yên lặng do các lệnh phong tỏa nhằm chống đại dịch Covid-19.
Nhân viên đứng gác ở quảng trường St. Peter vắng bóng người ở Vatican ngày 12/4. Bình thường, hàng chục nghìn người sẽ tập trung ở quảng trường St. Peter nghe phát biểu của Giáo hoàng Francis. Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo đem lại hy vọng và cơ hội cho hàng triệu người mất việc, đồng thời kêu gọi đoàn kết toàn cầu.
Một người đàn ông cầu nguyện tại thánh lễ Phục sinh ở San Antonio ngày 12/4. Gần như toàn bộ nước Mỹ đón lễ Phục sinh trong yên lặng ở nhà khi đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành, nhiều người xem thánh lễ qua mạng.
Trái: Một phụ nữ cầu nguyện tại cổng nhà thờ Westminster đã đóng cửa ở London ngày 12/4. Phải: Người đi bộ nghe một thánh lễ ngoài trời ở đường Portobello, London ngày 12/4. Nhiều nhà thờ ở Anh đã hủy các thánh lễ, chuyển sang phát trực tuyến. Hơn 1.000 nhà thờ đang thường xuyên phát trực tuyến như vậy. Nhưng nhiều người vẫn muốn tới nhà thờ.
Giáo hoàng Francis (mặc áo trắng, bên trái) đang cầu nguyện trong thánh lễ Phục sinh tại Vatican ngày 12/4. Trên toàn cầu, các gia đình Thiên chúa giáo lẽ ra được mặc bộ đồ đẹp nhất để đi nhà thờ rồi tập trung ăn mừng rộn ràng, nay phải tuân theo lệnh ở nhà. Ở châu Âu, cảnh sát lập chốt chặt nhiều nơi và đóng cửa các nhà thờ, và các thánh lễ không còn lựa chọn nào khác là phải phát trực tuyến.
Video đang HOT
Cha Cliff Lea đang giảng đạo tại một bãi đỗ xe, trong một thánh lễ dành cho người “lái xe qua” ở Leesburg ngày 12/4. Một số linh mục khắp nước Mỹ đang khuyến khích giáo dân tận dụng xe hơi theo cách này để gắn kết cộng đồng giữa đại dịch. Các giáo dân, giữ khoảng cách giữa các xe, thường bấm còi khi muốn hưởng ứng những lời giảng của cha xứ.
Một cha xứ nói với giáo dân tại một thánh lễ Phục sinh “lái xe qua” ở Brooksville, Florida. Ảnh: New York Times.
Một thánh lễ ngày Phục sinh ở Brooklyn được phát trực tiếp, ngày 12/4. Virus corona đã lan rộng tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tàn thế giới ghi nhận hơn 1,8 triệu ca nhiễm và hơn 114.000 ca tử vong. Mỹ và châu Âu tiếp tục là điểm nóng lớn nhất.Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận 1.846.680 ca nhiễm và 114.090 ca tử vong do Covid-19 tính tới 13/4, tăng lần lượt 78.825 và 5.809 ca so với hôm qua. 421.497 người đã hồi phục. Ảnh: New York Times.
Hai người đeo khẩu đánh hồi chuông tưởng nhớ nạn nhân của virus corona, trong ngày Phục sinh, ở Pamplona, phía bắc Tây Ban Nha. Các chính quyền châu Âu tiếp tục mạnh tay trong việc yêu cầu người dân tuân thủ trong dịp cuối tuần Phục sinh. Chính quyền Italy cho biết cảnh sát đã phạt 12.500 người cuối tuần qua, và có 150 người chịu tội danh hình sự vì vi phạm phong tỏa.
Thánh lễ Phục sinh ở nhà thờ Berlin không mở cửa cho công chúng vì dịch bệnh, và được phát trực tuyến trên Internet. Việc tụ tập ở nhà thờ, thánh đường đang bị cấm ở toàn bộ các bang của Đức vì đại dịch.
Một gia đình xem buổi phát thánh lễ trên TV tại nhà ở Lagos, Nigeria ngày 12/4.
Một tín đồ Thiên chúa giáo đang cầm lá cọ (loại lá thường được dùng trong các buổi lễ thờ phượng ngày Phục sinh) ở bên ngoài Nhà thờ Mộ thánh (Church of the Holy Sepulchre) ở khu Thành Cổ của Jerusalem. Nhiều tín đồ tin rằng nhà thờ này là nơi Chúa Jesis bị đóng đinh vào cây thập giá và sau đó mai táng. Chính phủ Israel ngày 12/4 ra lệnh phong tỏa nghiêm ngặt một số khu của Jerusalem, bao gồm khu Thành Cổ, nhằm ngăn lây lan virus corona tại những khu có ý nghĩa lịch sử nhưng dễ bị ảnh hưởng này.
Một linh mục đón mừng lễ Phục sinh tại một nhà thờ không có người ở Ralbitz, miền đông nước Đức ngày 12/4. Đối với cộng đồng người Sorb, tức người Đức gốc Slav thiểu số, sống gần biên giới Đức – Ba Lan, truyền thống hơn trăm năm của họ lẽ ra là diễu hành trên yên ngựa, cả người và ngựa hóa trang cầu kỳ, rồi hát và cầu nguyện mừng chúa phục sinh. Nhưng năm nay, lễ diễu hành đó đã phải hủy.
Cha William Schipper (trái), đeo khẩu trang và găng tay, xức nước thánh cho tín đồ lái xe qua, ngày 12/4 ở Spencer, Massachusetts.
Trọng Thuấn
(Ảnh: AP)
Lần đầu tiên hành lễ Phục sinh trực tuyến để tránh lây lan dịch COVID-19
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, và phát trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh (Easter Sunday) vào ngày 12/4 theo giờ Vatican, để cho phép 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp địa cầu.
Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ Phục sinh qua livestream tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican ngày 12/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Mối lo ngại và những điều chưa biết về một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người đang định hình lại xã hội và biến đổi cách thức tôn giáo hành lễ. Ngay cả những truyền thống thiêng liêng như Giáo hoàng gửi thông điệp và ban phước cho các tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican cũng đã phải thay thế bằng cách Giáo hoàng Francis đọc thông điệp trước một máy ghi hình từ phòng thư viện của mình. Thính giả duy nhất của ông là chiếc máy quay.
Thủ đô Rome và phần còn lại của đất nước Italy đã phải thực thi lệnh phong tỏa bắt buộc từ đầu tháng 3. Vatican nằm trong lòng thành phố Rome, vì thế cũng không phải là ngoại lệ. Lễ Phục sinh và lễ ban phước lành năm ngoái đã thu hút 70.000 người đến Quảng trường Thánh Peter, nhưng năm nay quảng trường này hoàn toàn vắng bóng người. Lối vào Vatican đã được cảnh sát đeo khẩu trang và đi găng tay chặn kín. Giáo hoàng thừa nhận ông đã rất vất vả để làm cho buổi lễ đặc biệt này thật có ý nghĩa. Trả lời phỏng vấn tờ báo Cơ đốc giáo tuần này, Giáo hoàng cho biết: "Chúng tôi đã ứng phó với lệnh phong tỏa bằng tất cả sự sáng tạo của mình".
Trước đó, ngày 9/4, Giáo hoàng đã tổ chức lễ Thứ Năm tuần Thánh (Holy Thurday) và cầu nguyện cho hàng chục linh mục và nhân viên y tế đã tử vong trên khắp Italy khi chăm sóc cho người bệnh. Giáo hoàng cũng đã mời 5 y tá và bác sĩ cùng ông tham gia lễ Thứ Sáu tuần Thánh (Good Friday) để ca ngợi sự hy sinh của các nhân viên y tế trong những tháng qua.
Bản thân Giáo hoàng Francis đã có hai lần làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi bị cảm lạnh hồi cuối tháng 2 vừa qua và đều có kết quả âm tính.
Những lời cầu nguyện trực tuyến của Giáo hoàng chính là bằng chứng sống động nhất về sự ứng biến của các tôn giáo trong thời kỳ giãn cách xã hội và phong tỏa. Các tín đồ đều làm theo lời khuyên của ông và tìm các giải pháp sáng tạo của riêng mình.
Tổng Giám mục Panama đã bay lên trời và thực hiện thánh lễ Phục sinh cho quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này từ một chiếc trực thăng. Các tín đồ Công giáo Tây Ban Nha đã cùng hát khúc Thánh ca từ ban công nhà mình trong Tuần Thánh..
Tại Philippines, các nhà thờ đều phải đóng cửa nhưng đã làm tốt nhất để thích nghi với lệnh phong tỏa chưa từng thấy. Giáo xứ Angeles ở phía Bắc thủ đô Manila đã nhận thư của các tín đồ, gửi tới nhà thờ những bức ảnh gia đình mình, hơn 1.000 bức ảnh như vậy hiện được dán lên các ghế ngồi trong nhà thờ để tổ chức lễ Phục sinh. Cha xứ Mark Christopher De Leon cho biết: "Những bức ảnh này là sự hiện diện của những người đang theo dõi và tham dự lễ Phục sinh trực tuyến, như vậy chúng tôi cũng cảm thấy sự hiện diện ảo của họ". Bình thường, lễ Phục sinh được chào đón bằng những cuộc diễu hành, cùng nhiều hoạt động của các nhà thờ và các buổi tiệc lớn của gia đình ở Philippines, nhưng nước này đang nỗ lực đấu tranh chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2 nên các hoạt động như vậy đều phải hủy.
Tu viện Westminster ở thủ đô London của Anh cũng theo xu hướng công nghệ khi phát những podcast Phục sinh của Giáo hội Anh cho các tín đồ. Các linh mục ở nhà thờ thị trấn Lourdes (Luốc-đơ), Tây Nam nước Pháp, sẽ tổ chức 9 ngày liên tiếp cầu nguyện qua Facebook và YouTube từ ngày 12/4.
Trong khi đó, người Do Thái trên thế giới cũng sử dụng mạng trực tuyến Zoom hoặc các ứng dụng hội họp trực tuyến khác để cử hành lễ Quá hải bắt đầu từ đêm 8/4.
Bích Liên (TTXVN)
Giáo hoàng bị ốm sau khi tiếp xúc gần với đám đông tín đồ ở Vatican Giáo hoàng Francis không xuất hiện trong một Thánh lễ ở Rome sau khi có thông tin ông bị "ốm nhẹ", bao gồm ho và sổ mũi. Giáo hoàng tỏ ra không được khỏe sau khi gặp gỡ 12.000 tín đồ ở Vatican. Theo Daily Mail, thông báo từ Vatican cho biết Giáo hoàng Francis, 83 tuổi "bị ốm nhẹ" và không thể...