Lệ phí trước bạ ô tô có thể giảm từ 15/11, khách mua xe mang tâm lý chờ đợi
Việc ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể được giảm lệ phí trước bạ thời gian tới khiến nhiều người có ý định mua xe hào hứng, đồng thời mang tâm lý chờ đợi thông tin chính thức từ Chính phủ.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến xung quanh việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời gian dự định áp dụng từ ngày 15/11 năm nay đến hết ngày 15/5 năm sau.
Tuy nhiên, nếu Chính phủ ký ban hành Nghị định sau ngày 15/11, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết tháng 5/2022.
Nhiều tác động tích cực
Việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có tác động tích cực như kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm. Thông qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra môi trường hấp dẫn hơn để khuyến khích các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Khách mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ tiết kiệm được vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng nếu phí trước bạ giảm 50%. (Ảnh: VMS)
Về phía người dùng, giảm lệ phí trước bạ sẽ giúp giá lăn bánh một chiếc xe giảm đi. Hiện mức thu lệ phí trước bạ được xác định theo tỷ lệ phần trăm từng loại xe và từng địa phương khi đăng ký. Mức phí trước bạ với ôtô con tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… là 12% giá trị xe; TP HCM 10%, Hà Tĩnh 11%… Riêng xe bán tải, phí trước bạ bằng 60% mức thu phí lần đầu với xe con.
Như vậy, khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ được áp dụng, giá xe sẽ không thay đổi nhưng chi phí để khách hàng lăn bánh một chiếc ô tô sẽ bớt được vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Chẳng hạn chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có giá 4,969 tỷ đồng, phí trước bạ phải nộp hiện nay nếu chủ xe ở Hà Nội là 12% x 4,969 tỷ đồng = 596 triệu đồng. Nhưng sau ngày 15/11 có thể chỉ cần nộp 298 triệu đồng phí trước bạ.
Video đang HOT
Với thu ngân sách nhà nước, việc áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ trong 6 tháng cuối năm 2020 đã làm số thu theo chính sách giảm 7.314 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng thu ngân sách nhà nước lại tăng 14.110 tỷ đồng.
Đối với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong 6 tháng đầu năm 2020 khi chưa áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, lượng xe tiêu thụ trung bình mỗi tháng đạt khoảng 17.574 chiếc. Sau khi chính sách hỗ trợ được thực thi, số xe đăng ký đã tăng hơn gấp đôi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sau đợt dịch Covid-19 đầu năm 2020.
Người mua “nín thở” chờ đợi
Khảo sát tại một đại lý Hyundai ở Hà Nội, lượng khách hỏi mua xe và đăng ký đặt cọc trong tháng 10 đã tăng gấp ba lần so với tháng trước đó. “Khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, người tiêu dùng quan tâm tới việc mua xe trở lại. Quan trọng hơn là ai cũng mong chờ chính sách giảm lệ phí trước bạ để được hưởng ưu đãi”, quản lý một showroom nói.
Khách hàng mang tâm lý chờ đợi ưu đãi mới đăng ký xe. (Ảnh minh họa: Gia đình)
Tuy nhiên theo vị này, số đơn đặt cọc mua xe chỉ tăng khoảng 10% do khách hàng vẫn mang tâm lý chờ đợi. Đặc biệt là lượng giao dịch hoàn thành (khách thanh toán và nhận xe) lại giảm nhẹ so với cùng kỳ tháng trước. “Đặt cọc giữ chỗ để hưởng khuyến mại, thậm chí thanh toán đầy đủ tiền. Tuy nhiên, khách chấp nhận chờ thêm cả tháng bởi nếu chính sách ưu đãi được thông qua thì chi phí lăn bánh rẻ được tới mấy chục triệu”, ông cho biết thêm.
“Tôi đã đặt mua xe từ giữa tháng 10 để được hưởng khuyến mại tầm 20 triệu của hãng. Nếu tới đây mà Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ nữa thì khi lăn bánh chiếc Toyota Vios sẽ rẻ đi được khoảng 25 triệu đồng so với hiện nay. Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, cứ chờ đến khi có quyết định chính thức thì hãng cũng cắt khuyến mại nên tính ra cũng bằng hòa”, anh Lê Thanh Toàn, một khách hàng ở Hà Nội, chia sẻ.
Câu chuyện của anh Toàn cũng là tâm lý của không ít khách hàng khác. Tình trạng ô tô “đắp chiếu” tại nhà hoặc showroom trong tháng 10 và “nín thở” chờ giảm lệ phí trước bạ mới đi đăng ký hiện hữu. “Ngay cả khi phải nộp phạt do đăng ký chậm thì khoản này cũng nhỏ hơn nhiều so với số tiền được giảm, miễn là chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ được thông qua”, anh Toàn nói thêm.
Sẽ gia hạn chương trình ưu đãi thuế cho ô tô trong nước đến năm 2027?
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ quy định cụ thể thời gian gia hạn chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là 5 năm, từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2027 (tương đương với việc xoá bỏ thuế quan tại Hiệp định EVFTA và CPTPP),
Thay cho phương án không giới hạn thời gian như dự thảo xin ý kiến để các doanh nghiệp yên tâm mở rộng đầu từ, chủ động xây dựng phương án sản xuất.
Sẽ gia hạn chương tình ưu đãi thuế cho ôtô trong nước đến năm 2027.
Bộ Tài chính vừa có tờ trình gửi tới Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hoá và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trong tờ trình này, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, liên quan tới việc tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ quy định cụ thể thời gian gia hạn chương trình ưu đãi thuế là 5 năm, từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2027 (tương đương với việc xoá bỏ thuế quan tại Hiệp định EVFTA và CPTPP) thay cho phương án không giới hạn thời gian như dự thảo xin ý kiến để các doanh nghiệp yên tâm mở rộng đầu từ, chủ động xây dựng phương án sản xuất.
Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét gia hạn chương tình ưu đãi thuế cho ôtô trong nước đến năm 2027
Về quy định sản lượng chung (SLC) tối thiểu và sản lượng riêng (SLR) tối thiểu để được hưởng chương trình ưu đãi thuế, tờ trình cho biết hiện nay có 9 đoanh nghiệp tham gia vào chương trình ưu đãi thuế.
Trước những khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, tờ trình cho biết mới đây Bộ Công Thương đã có đề nghị xem xét điều chỉnh tiêu chí sản lượng cho phù hợp với dung lượng thị trường và sản lượng bình quân ngành. Ngoài ra, các tỉnh như Quảng Nam, Hải Dương, Ninh Bình và VAMA cũng đã có văn bản đề nghị giảm tiêu chí sản lượng cho phù hợp với thực tiễn, bỏ tiêu chí sản lượng tối thiểu hoặc bỏ điều kiện sản lượng.
Với những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 và thực trạng sản xuất, tiêu thụ ô tô trong nước trong 2 tháng gần đây và dự báo trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải điều chỉnh giảm thêm sản lượng ô tô cho năm 2021 để tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô. Việc điều chỉnh theo hướng giữ nguyên mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của các nhóm xe theo quy định tại Nghị định số 57/2021/NĐ-CP cho kỳ 6 tháng đầu năm 2021.
Đối với kỳ 6 tháng cuối năm 2021, hướng điều chỉnh là nhóm xe 9 chỗ trở xuống, xe tải thì quy định SLC tối thiểu và SLR tối thiểu năm 2020, đây là mức sản lượng đã giảm để phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Đối với nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách, hướng điều chỉnh là giảm 50% sản lượng so với mức quy định tại dự thảo xin ý kiến của Bộ Tài chính (do đây là nhóm xe vận chuyển hành khách công cộng, chịu ảnh hưởng nặng nhất trong dịch Covid-19 và thời gian giãn cách lần này kéo dài trong nhiều tháng với mức độ giãn ở độ khẩn cao nhất). Theo đó, sản lượng kỳ 12 tháng của năm 2021 được tính bằng tổng sản lượng kỳ 6 tháng đầu năm (giữ nguyên như hiện hành) và kỳ 6 tháng cuối năm 2021 (được điều chỉnh giảm).
Thực hiện theo phương án này, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn để áp dụng chương trình ưu đãi linh hoạt hơn và những doanh nghiệp chưa đạt sản lượng kỳ 1/2021 hoạc chưa quyết toán kỳ này do dịch bệnh có thể chuyển sang quyết toán cuối năm. Theo đó, sản lượng kỳ đầu có thể bù trừ cho sản lượng kỳ sau.
Qua trao đổi với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thì đối với nhóm xe 9 chỗ và nhóm xe tải, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp dự kiến sẽ đạt được điều kiện sản lượng năm 2021 mà Bộ dự kiến điều chỉnh nêu trên; riêng nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách thì các doanh nghiệp sẽ đạt sản lượng của kỳ 2 năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, thực hiện theo phương án này sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô
Đối với sản lượng năm 2022, Bộ Tài chính cho rằng nên quy định mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của nhóm xe dưới 9 chỗ và xe tải năm 2022 bằng mức sản lượng năm 2021 cuả nhóm xe này quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP. Riêng với nhóm xe minibus, xe buýt, xe khách thì sản lượng kỳ 12 tháng năm 2022 điều chỉnh bằng sản lượng kỳ 12 tháng của năm 2021.
Đối với sản lượng từ sau năm 2022-2027, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức SLC tối thiểu và SLR tối thiểu của tất cả nhóm xe từ sau năm 2022 trở đi bằng mức sản lượng của năm 2022 nêu trên.
Đối với ý kiến, đề xuất của Bộ Công Thương, Công ty Thành Công về việc bổ sung mặt hàng Engine EU vào danh mục các mặt hàng linh kiện ô tô nhập khẩu tại nhóm 98.49 để thực hiện chương trình ưu đãi thuế, Bộ Tài chính dẫn ý kiến của Bộ Công Thương cho rằng Engine EU là mặt hàng đặc biệt quan trọng trong sản xuất ô tô, sản xuất phức tạp chứa hàm lượng công nghệ cao và trong nước chưa sản xuất được. Vì vậy, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ bổ sung mặt hàng này vào nhóm 98.49 (mã IIS 9849.46.00).
Nissan chi 1,1 tỷ USD ứng dụng công nghệ cho "Nhà máy thông minh" Nissan Motor (Nhật Bản) sẽ chi tới 130 tỷ yên (khoảng 1,1 tỷ USD) để ứng dụng công nghệ mới vào các nhà máy sản xuất ô tô toàn cầu. Tập đoàn Nissan Motor (Nhật Bản) sẽ chi tới 130 tỷ yên (khoảng 1,1 tỷ USD) để ứng dụng công nghệ mới vào các nhà máy sản xuất ô tô toàn cầu giúp...