Lệ phí trước bạ của xe bán tải là 2%
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi cơ quan thuế các địa phương hướng dẫn thu lệ phí trước bạ đối với ôtô bán tải.
Theo đó, khi tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ trên giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm VN cấp để xác định mức thu lệ phí cụ thể.
Các loại xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ căn cứ trên giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe sản xuất, lắp ráp. Các loại xe nhập khẩu sẽ căn cứ trên giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Video đang HOT
Nếu giấy chứng nhận xác định là ôtô tải thì áp dụng mức lệ phí 2%, còn nếu giấy chứng nhận xác định không phải là xe tải thì áp dụng mức lệ phí đối với mặt hàng ôtô chở người từ 10-20%. Được biết trước đó, các địa phương thu mức lệ phí trước bạ khác nhau đối với cùng một loại xe bán tải.
Theo xahoi
Xe "Quốc tế" - chiếc ô tô đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam
Xe của Việt Nam nhưng lấy tên là xe "Quốc tế", bởi nó được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các loại xe trên thế giới"...
Về thăm Bảo tàng Hậu cần - Tổng cục Hậu cần, được ngắm dàn xe "siêu độc" của Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi không khỏi ngạc nhiên trước một chiếc xe mang tên "Quốc tế". Trước thắc mắc của tôi, Đại tá Đào Hải Triều, Giám đốc bảo tàng, giải thích: "Khách tham quan đến đây, ai cũng dừng trước chiếc xe này và thắc mắc tại sao xe của Việt Nam mà lại lấy tên là xe "Quốc tế". Sở dĩ có tên như vậy là bởi nó được lắp ráp từ nhiều bộ phận của các loại xe trên thế giới".
Xe ô-tô vận tải "Quốc tế" mang màu xanh cỏ úa dài 6,7m rộng 2,2m chiều cao 3,1m do tổ sửa chữa của phái đoàn Mậu dịch thống nhất quốc phòng lắp ráp cuối năm 1949. Chiếc xe này được lắp trước khi xe "Chiến thắng" - chiếc ô-tô đầu tiên chế tạo tại Việt Nam ra đời (1958).
Xe "Quốc tế" là chiếc ô tô vận tải quân đội đầu tiên được lắp ráp tại Việt Nam.
Để đáp ứng yêu cầu vận tải của cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra gay go quyết liệt, đồng chí Vũ Văn Đôn, Trưởng phái đoàn Mậu dịch thống nhất, đã lên nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên) xin một số đồng chí hiểu biết kỹ thuật để chuẩn bị cho việc "sáng tạo" một chiếc xe vận tải.
Tổ thợ máy gồm 10 thành viên được gấp rút thành lập nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Vũ Văn Đôn. Vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, tổ thợ đã lên Bắc Kạn để thu gom, tháo dỡ vật tư, phụ tùng từ các xe hỏng của Pháp bỏ lại trong chiến dịch Thu Đông năm 1947.
Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ, tổ thợ sau thời gian ngắn đã thu gom và lắp ráp thành công chiếc xe vận tải cơ giới đầu tiên của quân đội ta. Chiếc xe "Quốc tế" sử dụng động cơ của hãng Ford (Mỹ), buồng lái của hãng Studebarker (Đức), khung xe của hãng Renault (Pháp)... Động cơ tiêu chuẩn của hãng Ford chạy xăng, nhưng do thiếu nhiên liệu, kỹ sư ta đã "sáng chế" cho phép nó hoạt động bằng than. Sau khi ra đời, chiếc xe đã chở hàng chục tấn hàng từ đèo Tài Hồ Sìn đến Bắc kạn (dài 93km), góp phần hoàn thành kế hoạch đầu tiên của Cục Vận tải.
Xe "Quốc tế" đã có vinh dự một số lần đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên công tác ở chiến khu Việt Bắc. Xe cũng đưa một số khách quốc tế, trong đó có đồng chí Lê-ô Phi- ghe, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, lên thăm căn cứ địa Việt Bắc (1950). Ngồi trên xe, đồng chí L. Phi-ghe hết sức khâm phục bàn tay khéo léo, trình độ kỹ thuật của cán bộ, công nhân ta và hơn cả là ý chí chiến đấu kiên cường bất chấp mọi hoàn cảnh của nhân dân Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa lịch sử quan trọng của chiếc xe "Quốc tế" trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Bảo tàng Hậu cần - Tổng cục Hậu cần đã đề nghị lên các cấp có thẩm quyền công nhận xe ô-tô "Quốc tế" là bảo vật quốc gia.
Theo ANTD
Xe ba bánh ngông nghênh trên phố Rất khó để phân biệt "xe thương binh" thật - giả trên đường phố Hà Nội. Nhưng hàng chục năm nay, loại phương tiện chở hàng này vẫn hoạt động khá mạnh và cũng gây ra khá nhiều... phiền toái. Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định về chính sách hỗ trợ, thay thế xe công nông, xe lôi máy,...