Lẽ nào bà nội mới là mẹ của con?
Đã nhiều lần muốn rũ bỏ cuộc sống hôn nhân hiện tại vì phải chịu quá nhiều cay đắng, thế nhưng ôm con đi vài ngày, chị lại ngậm ngùi bế con về…
Chị và anh quen nhau từ thời sinh viên. Ra trường chị từ Huế theo chồng vào TP.HCM sinh sống. Do anh là con một nên hai anh chị sống chung với bố mẹ chồng.
Nhà chồng độc chiếm quyền chăm sóc đưa trẻ, chị làm mẹ mà bị tước quyền với con.
Cuộc sống trước đấy cũng có những mâu thuẫn nhỏ, nhưng chỉ mọi thứ chỉ thực sự trở thành bi kịch từ khi chị sinh con trai. Nhà nội có điều kiện, ông bà chu cấp hết mọi chi phí nuôi nấng đứa trẻ, tưởng là điều đáng mừng, nhưng gần như vợ chồng chị không có quyền quyết định bất cứ vấn đề gì liên quan đến đứa con mình.
Từ chuyện đặt tên cho con, mẹ chồng chị cũng nhanh nhảu chọn sẵn. Đứa bé uống sữa gì, dùng tã giấy loại gì, thậm chí khi đứa trẻ bị bệnh thay vì để vợ chồng chị tự chăm sóc, bà nội cũng thu xếp để được ngủ chung phòng, yêu cầu chồng chị qua phòng khác.
Chị từng nhiều lần tâm sự với chồng rằng muốn được tự chăm sóc và dạy dỗ con, chồng chị gạt đi. Anh cho rằng chị sướng mà không biết hưởng.
Lúc con cứng cáp, chị xin được việc làm. Cũng kể từ đó là chuỗi ngày bi kịch. Mẹ chồng chị từng đặt vấn đề: “Con đi làm lương bao nhiêu mẹ sẽ trả chừng đó, để con chỉ ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái”. Do chị không vâng theo, từ đó phải hứng chịu nhiều đòn cảnh cáo chỉ để chứng minh một điều, đồng tiền chị kiếm được chẳng là gì cả.
Lãnh lương, chị dẫn con trai đi mua quần áo, bà nội cũng muốn đi cùng. Biết chị sẽ trả tiền, bà lựa chọn những bộ quần áo hàng hiệu đắt đỏ cho đứa bé. Khi con chị hai tuổi, bà nội đăng ký cho đứa bé học trường mầm non quốc tế, học phí tới 10 triệu đồng/tháng. Chị góp ý rằng, số tiền đó quá nhiều, vợ chồng chị không đủ khả năng. Lúc đó chị đã bị mẹ chồng gạt đi, bà nói đấy không phải việc chị phải lo.
Chị phân tích, cháu mới vài ba tuổi, lớn rất nhanh nên không cần mặc đồ mắc thế, lập tức bị mẹ chồng chì chiết “đi làm mà lương không mua nổi bộ quần áo cho con”.
Cầm hóa đơn quần áo trên tay cả năm triệu bạc, chị rụng rời, hết nửa tháng thu nhập. Mẹ chồng chị tỏ ra đắc ý vì đã chứng minh được những đồng lương của cô con dâu không đủ mua quần áo cho cháu bà.
Video đang HOT
Những thứ đồ chơi chị mua cho con như xe đạp ba bánh, ô tô đều bị bà gom lại cất đi hết. Bà nói đồ chơi đó của Trung Quốc, rẻ tiền, nguy hiểm.
Đã ôm con ra đi, lại đành ngậm ngùi quay lại vì thương con không chịu nổi điều kiện sống sa sút.
Đứa trẻ thấy mẹ đi làm cả ngày, về nhớ, đeo mẹ. Bà liên tục nhắc khéo là đến giờ cho bé đi ngủ, trẻ con thức khuya không tốt. Thấy mẹ con chị vẫn ríu rít, bà lên tận phòng ẵm đứa bé đi, bảo rằng từ giờ cu Bin phải ngủ ở phòng ông bà vì ở với mẹ không nền nếp.
Chị quay ra nhìn chồng: “Em nhớ con lắm, cu Bin cũng nhớ mẹ, anh nói mẹ để con ở lại với mình nha”.
Thôi thì lại quay về, sống mà như tồn tại, ít ra mẹ con chị còn chung nhà, ít ra thằng bé không phải chịu điều kiện thiếu thốn.
Trong lúc chị chới với, trông chờ sự xử lý của chồng thì câu trả lời của anh còn khiến chị đau lòng hơn cả: “Nó ngủ chung với bà thôi, đi đâu mất đâu mà em căng vậy. Kệ nó, để nó xuống ngủ với ông bà. Ông bà già cả rồi, nay có cháu tíu tít ông bà cũng vui hơn”.
Thằng bé bị giằng khỏi tay mẹ khóc giãy lên, chị lại lần nữa bất lực bị tước quyền đối với con ngay chính trong gia đình mình.
Cả đêm chị nằm khóc, khóc đến sưng cả mắt. Chị không giàu có như nhà chồng, nhưng với thu nhập 10 triệu đồng/tháng, để nuôi một đứa trẻ không phải là không thể. Sáng hôm sau chị vẫn đi làm như bình thường, nhưng khi tới cơ quan thì xin nghỉ phép. Chị chạy xe máy vòng qua trường đón con.
Được mẹ đón thằng bé mừng rỡ, leo tót ngay lên xe máy. Chị thuê một phòng trọ giá 2 triệu đồng/tháng, định rằng đó sẽ là nơi chị sẽ sống cùng con trai. Chị nhờ bạn bè tìm nơi giữ trẻ công lập, vừa sức với thu nhập của mình để chuyển trường cho bé.
Chiều hôm đó, đến đón cu Bin không thấy, mẹ chồng và chồng chị gọi điện thoại liên tục. Chị không bắt máy. Tới tối, cu Bin than buồn vì không có ipad chơi game, không có ti vi để xem phim hoạt hình. Khuya đến, thằng bé vật vã quấy khóc, không ngủ được bởi đã quen nằm máy lạnh.
Sáng hôm sau, nhìn hai cẳng chân con tấy đỏ nốt muỗi đốt, mồ hôi nhễ nhại, chị cảm thấy day dứt. Chị hỏi Cu Bin: “Hay là mẹ chở Bin về với ba và bà nội. Từ giờ mẹ không ở đó nữa, mẹ ở đây. Lúc nào Bin nhớ mẹ, mẹ lại đón Bin nha”. Thằng bé không chịu, tay thì gãi nốt muỗi đốt cành cạch, miệng bi bô: “Con ở với mẹ cơ”.
Có người mẹ nào, dù sống chung một nhà nhưng luôn nhớ con cồn cào đến thế!
Đúng là chị nuôi được con, nhưng sẽ không thể cho con điều kiện như bên nhà nội, thằng bé sung sướng quen rồi, giờ bắt nó chịu khổ, chị không đành lòng. Thôi thì cứ nhắm mắt cho qua một kiếp người, chị lại tồn tại tiếp trong gia đình ấy, ít ra mẹ con vẫn còn chung một nhà, ít ra con chị không phải chịu khổ, ít ra…
Chị mở điện thoại, trả lời tin nhắn của chồng, nhắn địa chỉ hai mẹ con đang ở để anh tới đón về. Chị biết quãng ngày tiếp theo sẽ không dễ sống.
Theo PNO
Ngày ba lấy vợ
Chú gọi điện, nói "Hai đứa bay thu xếp về nhà, ba bọn bay sắp cưới vợ". Con nghe điện xong, không biết nên cười hay nên khóc. Có một chút gì đó buồn tủi, một chút hờn ghen, và cả thương ba.
Ảnh minh họa: GettyImages.
Mẹ mất sớm, khi chị em chúng con vừa mới lên năm, lên mười. Ba nuôi chúng con, vất vả không sao đong đếm. Cũng may anh em nội ngoại đều ở gần, đôi bận chúng con ho, sốt, ốm đau, có bà nội, bà ngoại, có cậu có dì qua lại.
Nhiều lần con nghe bà nội thủ thỉ: "Vợ bay mất sớm, xem trong xóm có đám nào phù hợp thì tái hôn. Hai đứa con gái, lớn lên rồi nó sẽ lấy chồng. Không lẽ định ở đời ở kiếp vậy". Ba nói với nội, mình nuôi hai đứa con, tiền bạc chẳng dư thừa, ai dám lấy mình cho rước khổ vào thân. Nhưng con biết, để nuôi hai đứa con, ba đã chẳng còn tâm tư nào mà thương yêu ai nữa.
Ngày con yêu đương, ba bảo với con đàn ông có năm bảy loại, nhưng con nhất thiết phải chọn người thương con. Bởi dù anh ta có nhiều tiền, có giỏi dang, có tài năng hào hoa đến cỡ nào mà anh ta không thương con thì cũng vô dụng. Rằng chọn bạn đời cũng như chọn một món ăn, không cần tốt, chỉ cần phù hợp. Nó giống như là sơn hào hải vị mà con không thích cũng không thấy ngon, bình dị dân dã mà vừa miệng thì sẽ thích thú. Ba còn nói với con, không có người đàn ông nào hoàn hảo, chỉ cần người đó vì con mà cố gắng từng chút một để trở thành tốt hơn.
Thực ra con chẳng mơ ước gì nhiều. Con chỉ cầu mình gặp được một người đàn ông yêu mình, thương mình như ba từng yêu thương mẹ. Mẹ đi xa lâu rồi, những bộ quần áo mẹ hay mặc ba vẫn gấp gọn gàng trong tủ, mỗi mùa nắng lại lôi ra giặt rồi phơi. Mẹ đi xa rồi, mỗi năm đến sinh nhật mẹ, đến kỉ niệm ngày cưới ba vẫn mua bánh kem, mua hoa, cả nhà mình cùng hát hò, rồi khóc.
Còn càng nhớ mẹ, lại càng thương ba. Người ta nói "mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm". Cha vì thương chúng con, đã từ chối bao nhiêu người tình nguyện mối mai. Ba vì thương con, mà khiến cho bà nội ngày nhắm mắt xuôi tay vẫn không vui lòng. Đôi khi, nhìn dáng ba lụi cụi trong bếp, con vẫn ước rằng sẽ có một ngày chỗ đó sẽ có một người đàn bà đứng, thay mẹ, thay chúng con chăm sóc ba mỗi ngày.
Con đi lấy chồng, em gái vào đại học. Đứa lo việc này, đứa bận việc kia. Ai cũng có những bận bịu của riêng mình mà không hay ba đã có người nguyện cùng gắn bó.
Hôm nhận điện thoại báo tin của chú. Con gọi cho em, bảo nó thu xếp chuyện trường lớp, hai chị em về nhà xem ba tính ra sao. Nó nghe xong, khóc như mưa như gió. Con biết em cũng như con, cảm thấy có chút bất ngờ, có chút mất mát, không muốn sẻ chia. Nhưng hơn hết, là em thương ba. Con chỉ buồn tủi một chút, vì người thông báo cho chúng con tin này không phải là ba. Hẳn là ba cũng cảm thấy khó nói, hay là sợ chúng con buồn lòng?
Nhưng chúng con đã về rồi. Thấy ba đón chúng con, không tự nhiên nói cười như mọi khi. Ba ngồi đó, đầu đã lốm đốm tóc bạc, nghe mọi người bàn chuyện cưới xin, mâm cỗ. Ba nói cả hai đều đã già rồi, đều đã góa bụa, cũng là rổ rá cạp lại để tuổi già nương tựa vào nhau, không cần phải rình rang, không cần mâm cỗ nhiều, chỉ vài mâm anh em trong nhà là được.
Con ngồi nhìn ngắm ba, lòng hân hoan mà mắt rớm lệ. Ngày mẹ ra đi, tóc ba hãy còn xanh. Bao năm vất vả nuôi dạy chúng con, chưa được nhờ cậy gì, tuổi già đã sầm sập đến. Hôm theo ba đến nhà người ta hỏi vợ, thấy ba xấu hổ, thấy người phụ nữ ấy thẹn thùng đứng nép ở góc nhà, sao mà thấy thương. Hai người đã đi qua nửa kiếp người, sóng gió đã từng, mất mát đã trải mà hôm nay ngại ngùng như con trẻ.
Cuối cùng thì ngày vui của ba cũng xong. Bữa cơm đầu tiên thấy dì tất tả trong bếp, ăn không dám ăn nhiều, nói cũng không dám nói nhiều, chỉ lo giành việc với chúng con. Còn ba, đã lâu rồi mới thấy lại quýnh quáng ra vào như vậy. Con biết ba vui. Và thật lòng con cũng vui. Ba không còn cô đơn nữa rồi, bữa cơm đã có người lo, căn nhà sẽ thêm hơi ấm. Mẹ dưới suối vàng chắc hẳn cũng sẽ vui lây.
Con cũng rất thương dì, dù với chúng con, dì chưa một ngày chăm lo nuôi dưỡng. Vì con đã đi làm dâu nên con hiểu. Phụ nữ lấy chồng không phải chỉ có chồng, mà còn con cháu bên chồng, còn cả một đại gia đình mới phải chăm lo. Làm dâu, làm vợ, làm mẹ ở tuổi nào cũng là một điều không dễ. Nhưng con tin, chỉ cần hai người thương nhau thì không có gì là đáng kể. Và con cảm ơn dì đã đến bên ba, thay con chăm sóc ba, người đàn ông vĩ đại nhất của chúng con, suốt cả cuộc đời.
Theo Dân Trí
Trong ngày lên Hà Nội thăm tôi, bà nội đã tiết lộ bác gái kia chính là mẹ ruột của tôi Vừa nhìn thấy bác gái, bà nội tôi đã sững sờ. Hai ngươi đo nhin nhau trân trân không chơp măt. Bac gai bông luông cuông rôi hai măt nhoa đi vi khoc. Tôi sinh ra va lơn lên tai môt vung quê ngheo. Tư nho, tôi đa mô côi cha me va sông vơi ba nôi. Bô tôi qua đơi vi căn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người yêu cũ của em rể dắt theo 2 đứa con sinh đôi vào lễ đường đám cưới và nói rằng muốn hôn lễ này nát bét như cuộc đời của mình

Nửa đêm xem phim "Sex Life", người đàn ông cứng rắn như tôi cũng đỏ mắt: Đơn ly hôn ký sẵn hoặc chấp nhận sự thật bẽ bàng cả đời

Đến khi mẹ gọi điện hỏi xin tiền để trả nợ, tôi mới ngỡ ngàng biết được việc anh trai chị dâu đã làm: Không còn gì đắng đót hơn

Nếu bắt tôi phải xin lỗi em dâu, tôi thà ra ngoài đường ngủ còn hơn!

Cãi nhau với hàng xóm để bảo vệ gia đình nhưng khi trở về, bố chồng nhìn tôi, hỏi một câu khiến tôi uất ức muốn ứa nước mắt

Không chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN bố chồng làm, tôi đưa chồng con đi giám định khiến bí mật gia đình lật tẩy

Biết tin con dâu thất nghiệp, mẹ chồng tức tốc vượt 400 cây số đến thăm và đưa tặng món đồ khiến tôi bật khóc

Bạn trai có thói xấu khó bỏ, tôi sốc nặng khi bố mẹ mình đều bênh vực

Tôi phát hiện vợ ngoại tình nhờ lịch sử Google Maps

Cái kết không ngờ của tôi khi lấy người mình từng ghét cay ghét đắng

Xem phim "Sex Education", tôi lặng người trước CÂU THOẠI, rồi quyết định xóa tình bạn 5 năm ra khỏi cuộc đời

Đến thăm con gái, tôi không ngờ lại "được" chứng kiến những cảnh "sôi máu", đã thế thông gia còn "đá xoáy": Con hư tại mẹ!
Có thể bạn quan tâm

Hot: Báo Hàn công bố bạn trai bí mật của "nàng cháo" Kim So Eun, liệu có phải Kim Bum?
Sao châu á
21:56:46 23/04/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Tiểu Vy - Nam Anh đọ sắc "khét lẹt", 1 mỹ nhân gây sốc vì nhan sắc hậu giảm 20kg
Hậu trường phim
21:54:01 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025
EU phạt Apple và Meta tổng cộng gần 800 triệu USD
Thế giới
21:43:42 23/04/2025
Thảm đỏ hot hôm nay: Tiểu Vy - Quế Anh lên đồ hở đọ sắc căng, Ý Nhi chiếm spotlight trong ngày vắng bạn trai
Sao việt
21:40:33 23/04/2025
Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị
Tin nổi bật
21:36:58 23/04/2025
Cựu thiếu úy CSGT tham ô hơn 4,1 tỉ đồng tiền lệ phí đăng ký xe
Pháp luật
21:32:44 23/04/2025
Áo bra top đã ở một 'tầm cao' mới
Thời trang
21:20:10 23/04/2025
Trưởng nhóm ban nhạc huyền thoại gây sốc khi "quỳ lạy" thành viên hát hay nhất BLACKPINK
Nhạc quốc tế
20:25:02 23/04/2025
Cái khó của Đông Nhi
Nhạc việt
20:16:20 23/04/2025