Lễ hội tôn vinh thần thông thái ở Osaka
Tenjin ở Osaka được xếp hạng là một trong ba lễ hội đặc sắc và hấp dẫn của Nhật Bản, cùng với lễ hội Gion và Kanda ở Tokyo.
Tenjin (Tenjin Matsuri) được bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 và duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội diễn ra từ ngày 24 đến 25/7 hàng năm, các sự kiện chínhđược tổ chức vào ngày 25, bao gồm một lễ rước trên bờ và trên sông cùng với màn pháo hoa đặc sắc.
Lễ rước trên bờ và trên sông cùng với màn pháo hoa đặc sắc là những hoạt động chính trong ngày 25.. Ảnh: google
Đây là lễ hội của đền Tenmangu nhằm tôn vinh thần Sugawara Michizane, vị thần của sự thông thái. Lễ hội bao gồm lễ thỉnh vị thần ra khỏi ngôi đền và đưa ngài diễu hành khắp thành phố, thực hiện các lễ hội hoa mỹ khác nhau để làm thần vui, trước khi rước trở lại ngôi đền. Đối với nhiều người dân, đây là một dịp lý tưởng để họ khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các lễ rước và tận hưởng bầu không khí lễ hội trong những ngày hè sôi động.
Vào buổi sáng ngày đầu tiên (24/7), lễ hội được bắt đầu với một nghi lễ long trọng tại đền Tenmangu, tiếp theo đó là những lời cầu nguyện cho sự hòa bình, an lành và thịnh vượng của Osaka tại bờ sông. Vào buổi chiều, tiếng trống sẽ được vang lên bởi những người đàn ông đội chiếc mũ đỏ cao để thông báo việc chuẩn bị lễ hội đã hoàn tất.
Những sự kiện nổi bật của lễ hội bắt đầu lúc 15h30 của ngày thứ hai (25/7), khi những tay trống đội mũ đỏ cao dẫn đoàn rước từ đền Tenmangu qua khắp các con phố của Osaka. Lễ rước kéo dài với nhiều tiết mục hấp dẫn như múa lân, múa ô trong nền âm thanh đặc trưng và các nhân vật đặc biệt, trong đó có Sarutahiko – một yêu tinh mũi dài cưỡi trên lưng ngựa.
Kiệu rước thần Sugawara Michizane ra khỏi đền Tenmangu. Ảnh: senkyu
Khoảng một giờ trước lễ diễu hành, đoàn hộ tống sẽ khênh kiệu để rước thần Sugawara Michizane ra khỏi đền thờ, bắt đầu với một cậu bé và một cô bé vẽ con bò thiêng, sứ giả của thần Michizane. Đoàn rước còn có một cỗ xe ngựa với một con chim phượng hoàng ở trên đỉnh đầu mang theo linh hồn của vị thần, cùng với những chiếc điện thờ di động được trang trí tham gia vào đoàn diễu hành ngay sau đó.
Sau khi đoàn diễu hành đến sông Okawa vào khoảng 18h, các thành viên sẽ khênh kiệu lên tàu để tiếp tục lễ rước trên sông. Ngoài những chiếc thuyền rước, còn có một số chiếc “thuyền sân khấu” với các màn biểu diễn nghệ thuật truyền thống như noh và bunraku. Những người trẻ tuổi cũng sẽ chèo một số thuyền Dondoko ngược và xuôi theo dòng sông. Các quầy hàng thực phẩm nối liền nhau tưởng chừng như vô tận dọc theo con sông để phục vụ cho du khách dự hội.
Một trong những sự kiện chính của lễ hội và cũng là phần được nhiều người dự hội chú ý nhất là lễ rước trên sông. Ảnh: queernomad.
Lễ rước trên sông tiếp tục với các lễ kỷ niệm kéo dài đến tối và cao trào làm màn pháo hoa đặc sắc bắt đầu từ 19h đến 20h30. Những bông pháo kết hợp với các con thuyền sáng rực phản chiếu xuống dòng sông khiến khung cảnh nơi đây trở nên vô cùng ấn tượng. Vào khoảng 21h, đoàn rước sẽ lên bờ và rước thần trở lại ngôi đền, đánh dấu sự kết thúc lễ hội.
Rất đông người tham dự lễ hội Tenjin Matsuri, đặc biệt là vào buổi tối khi có lễ rước trên sông và các màn pháo hoa được tổ chức. Rất khó để có được một vị trí đẹp bên dòng sông để thưởng thức các sự kiện nổi bật của lễ hội này khi mà không gian còn khá hạn hẹp so với nhu cầu quá đông của người dự hội. Tuy nhiên du khách cũng có thể lựa chọn mua chỗ ngồi xem ở gần Ga Temmanbashi.
Video đang HOT
Các phương tiện sẽ tạm thời không được đi qua các cây cầu bắc qua sông Okawa trong thời gian diễn ra lễ rước để tránh tình trạng ách tắc giao thông. Cầu Kawasaki thậm chí còn cấm cả người đi bộ.
Theo VNE
Ngon mắt, lạ miệng với đặc sản từng vùng Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều đặc sản địa phương, nhiều món như sushi, takoyaki, ramen... được làm từ các nguyên liệu địa phương với các phương thức cổ truyền rất đặc trưng.
1. Ishikari nabe ở Hokkaido
Ishikari nabe là một món ăn vô cùng đặc trưng của vùng Hokkaido.
Khách du lịch từ khắp mọi nơi trên đất nước hoa anh đào đều bị hấp dẫn bởi sự phong phú và đa dạng về cá tươi cũng như như hải sản đã được qua chế biến của Hokkaido. Ishikari-nabe là một món ăn đặc trưng của vùng Hokkaido, có nguồn gốc từ thế kỷ 17 - 18, tận dụng triệt để cá hồi tươi. Cái tên của món ăn bắt nguồn từ con sông Ishikari-Gawa, nơi nổi tiếng để đánh bắt cá hồi và các món ăn được chế biến từ cá hồi được gọi là tokachi-nabe trong khu vực Obihiro. Các khoanh cá hồi được hầm cùng với các loại rau, đậu phụ và konnyaku ở bên trong trộn với rong biển và được tăng thêm mùi vị bởi nước sốt miso. Khoai tây và bắp cải đều được sản xuất tại địa phương khi thêm vào trong món ăn càng làm tăng thêm phần hương vị thơm ngon của hải sản, vì vậy bạn có thể khám phá được hương vị của Hokkaido từ biển cả đến đất liền.
2. Mỳ ramen ở Sapporo
Món mỳ vàng óng ăn kèm với thịt lợn, mỡ, trứng và miso này đã làm nên tên tuổi của ẩm thực thành phố Sapporo.
Mỳ ramen là món ăn du nhập từ Trung Quốc, nhưng đã được sáng tạo lại với những nguyên liệu và khẩu vị thuần tuý Nhật Bản như bổ sung thêm nước tương Nhật và bột đậu nành, và từ đó trở thành một trong những món ăn Nhật nổi tiếng nhất trên thế giới. Món mỳ vàng óng ăn kèm với thịt lợn, mỡ, trứng và miso này đã làm nên tên tuổi của ẩm thực thành phố Sapporo.
3. Yudofu ở Kyoto
Yudofu là món ăn đơn giản, tinh tế mà lại tốt cho sức khỏe.
Các món ăn của đất nước mặt trời mọc đều có chung đặc điểm đó là đơn giản, tinh tế mà lại tốt cho sức khỏe, yudofu (đậu phụ hầm) cũng không phải ngoại lệ. Món ăn này rất dễ làm, dễ tìm và vô cùng ngon miệng tại cố đo Kyoto. Yudofu thường được để trong bát to màu nâu đất thô mộc, trong đó là những miếng đậu phụ được nấu với nước dùng có vị hải sản, thêm lát gừng tươi hình hoa và vài nhánh đậu cô-ve xanh non trang trí, một chút hạt mè đen rắc vào rất thơm và được ăn kèm với gia vị như yuzu kosho và ponzu.
4. Sanuki udon ở Kagawa
Ở Kagawa, bạn có thể trực tiếp quan sát những người thợ làm mỳ, từ khâu cuốn, cắt đến nấu mỳ.
Điều đặc biệt nhất của món mỳ Sanuki udon chính là sự mềm dai đến khó tả. Không chỉ có màu sắc bóng mượt, từng sợi mỳ Sanuki udon mỗi khi cho vào miệng còn tạo ra âm thanh xì xụp rất vui tai và cuốn hút. Người ta tìm thấy ở món ăn này những nét chung thú vị giữa mỳ ống của phương Tây với món bánh gạo mochi của Nhật Bản. Ở Kagawa, bạn có thể trực tiếp quan sát những người thợ làm mỳ, từ khâu cuốn, cắt đến nấu mỳ trong một chum nước sôi rất lớn.
5. Edo-mae zushi ở Tokyo
Những lát cá sống tươi ngon nhìn vô cùng hấp dẫn của món sushi.
Edo-mae zushi là một món ăn nhanh được biết đến ở Tokyo, trong thời Edo (1603-1867). Và hầu hết chúng ta đều biết đến món ăn này bằng một cái tên quen thuộc là sushi. Sushi thực chất chỉ là món ăn được làm từ những lát cá sống được các nghệ nhân cắt vuông vắn rồi xếp trên những miếng cơm tấm giấm gạo. Nghe chỉ đơn giản thế thôi nhưng để làm được một món sushi thành thục như một đầu bếp phải mất tới 7 năm rèn luyện hàng ngày. Thử thách trong món ăn này, chính là kĩ thuật dùng dao điêu luyện của người đầu bếp, và một điều cũng quan trọng là sự tươi mới của nguyên liệu.
6. Miso katsu ở Nagoya
Những miếng thịt heo được rán giòn rụm trong chảo dầu nóng, chiên xù tới độ giòn tan và ánh lên màu vàng nâu hấp dẫn.
Tonkatsu là món ăn được du nhập từ châu Âu sang Nhật vào cuối những năm 1800. Và nay, nó lại trở thành môt món ăn nổi tiếng không thể không kể đến của người Nhật. Những miếng thịt heo được rán giòn rụm trong chảo dầu nóng, chiên xù tới độ giòn tan và ánh lên màu vàng nâu hấp dẫn, sau đó, nó lại được phủ lên lớp nước sốt ngọt thơm và cay dịu. Miso katsu cũng chính là món tonkatsu khi ăn cùng nước sốt miso. Đây chính là loại nước sốt có vị ngọt, nhưng lại mang nét gì đó rất nghệ thuật mà mỗi nhà hàng katsu miso đều có công thức bí mật riêng của mình để làm say lòng các tín đồ ẩm thực.
7. Takoyaki ở Osaka
Takoyaki là một món ăn đường phố truyền thống của Nhật được biết đến rộng rãi ở Osaka.
Takoyaki là một món ăn đường phố truyền thống của Nhật mà gần như tất cả mọi người đến Osaka đều muốn thưởng thức. Có hơn 500 quán ăn ở Osaka phục vụ món Takoyaki. Chỉ cần nguyên liệu là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành tươi, bắp cải, gừng đỏ chua, bạch tuộc...và khuôn đổ bánh là đã sẵn sàng cho món bánh takoyaki ngon lành.
8. Champon ở Nagasaki
Champon nhìn qua giống món mì ramen.
Champon giống như món ramen, nhưng thay vì nấu mì ăn riêng biệt thì món này lại đun sôi trực tiếp trong nước dùng ninh từ thịt lợn. Món này cũng được ăn cùng với thịt, hải sản, rau quả, thay đổi tùy theo các nhà hàng, và tùy theo mùa trong năm. Trên vùng biển của Nhật bản, món ăn này còn bị ảnh hưởng bởi thị hiếu đồ ăn Hàn Quốc khi cho thêm cả ớt tươi, ớt đỏ, hạt tiêu đỏ, hay thậm chí là cả dầu ớt.
9. Okonomiyaki ở Hiroshima
Bánh xèo ở vùng Hiroshima sử dụng nhiều bắp cải hơn.
Tìm hiểu về ẩm thực Nhật Bản không thể bỏ quên okonomiyaki, hay còn thường được gọi dưới tên "bánh xèo Nhật Bản", một trong những món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Thực chất Okonomiyaki được chế biến khá đơn giản, đó là dùng nhiều nguyên liệu trộn lẫn vào với nhau và nướng trên một bàn nướng teppan rất to. Bánh xèo ở Hiroshima được chế biến đặc trưng hơn cả, sau khi tráng một một lớp bột bên dưới, người ta để từng loại nguyên liệu làm nhân bánh lên thành từng lớp thay vì trộn lẫn lộn và cuối cùng là tráng một lớp bột mì lên trên. Ngoài các lớp như đế bánh, bắp cải, thịt heo và các món tự chọn như bạch tuộc, mực và phô mai thì còn có các loại mì như yakisoba, udon cũng được để lên trên cùng với trứng chiên và rất nhiều sốt okonomiyaki. Một điểm khác biệt nữa đó là bánh xèo ở vùng Hiroshima sử dụng nhiều bắp cải hơn, lúc chưa chín thì bắp cải được xếp thành chồng cao và xẹp dần trong quá trình nấu.
10. Chanpuru ở Okinawa
Chanpuru truyền thống thường được xào cùng đậu phụ, rau và một số loại thịt cá khác.
Du khách đến với Okinawa, tỉnh xa nhất phía Nam của Nhật bản, hiếm khi bỏ lỡ món Chanpuru, món mướp đắng xào nổi tiếng. Chanpuru truyền thống thường được xào cùng đậu phụ, rau và một số loại thịt cá khác.
Trần Quỳnh (theo CNN)
Ngôi sao
Hoa Muồng Hoàng Yến rực rỡ đường phố Hà Nội Muồng Hoàng Yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc nhiều trong các rừng thưa ở miền Nam và các tỉnh Tây Nguyên... Hoàng Yến còn gọi là muồng hoàng hậu, hoa lồng đèn, bò cạp nước, Osaka, mai dây, cây xuân muộn, mai nở muộn. Những ngày này, khi đi dạo trên những bờ hồ, con phố của Thủ đô,...