Lễ hội rước ‘lợn thần’ gây tranh cãi ở Đài Loan
Các nhà hoạt động đang nỗ lực thay đổi quan niệm về lễ hội truyền thống gây tranh cãi ở Đài Loan, nơi những con lợn bị vỗ béo quá mức để giết mổ, cúng tế và thi thố.
Ảnh: AFP.
Lễ hội “rước lợn thần” diễn ra hàng năm là tập tục văn hóa quan trọng của người Khách Gia (còn gọi là người Hẹ) ở Đài Loan, cộng đồng chiếm khoảng 15% dân số hòn đảo này. Trong ảnh, những con lợn bị giết để trưng bày trong lễ hội ở huyện Tân Trúc hôm 7/9.
Lễ hội có thể diễn ra vào những thời điểm khác nhau trong năm tùy địa phương, chẳng hạn như Tết Nguyên Đán hoặc tháng “ cô hồn” (tức tháng 7 âm lịch). Ảnh: AFP.
Ảnh: Reuters.
Các gia đình sẽ vỗ béo lợn trong suốt một năm để mang ra thi đấu tại lễ hội. Con lợn béo nhất, với trọng lượng đôi khi lên đến gần một tấn, sẽ giành chiến thắng. Trong ảnh là lễ hội tại thành phố Đào Viên hôm 7/9.
Video đang HOT
Ảnh: AFP.
Tại miếu Nghĩa Dân ở Tân Trúc hôm 7/9, 18 con lợn bị giết, mổ lấy nội tạng bên trong, cạo sạch lông, vẽ trang trí trên da rồi dựng ngược trên xe, đầu chúc xuống với những quả dứa trong miệng. Con lợn chiến thắng năm nay nặng 860 kg, gấp ba lần trọng lượng bình thường, theo AFP.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật nói những con lợn này bị nuôi nhốt trong những chuồng nhỏ, bị ép ăn đến mức chúng béo phì, không thể đứng dậy nổi. Ảnh: Reuters.
Lin Tai-ching, Giám đốc Hội Môi trường và Động vật Đài Loan, cho biết cô đã theo dõi lễ hội “rước lợn thần” trong 15 năm qua và thấy thái độ của người dân đang bắt đầu thay đổi. Ảnh: Reuters.
Cô nói số người đi xem hội nay đã ít hơn và số con lợn bị giết để cúng tế hàng năm cũng đã giảm mạnh. “15 năm trước cuộc thi có đến 100 con lợn, năm nay chỉ có 37″, cô cho biết. Ảnh: Reuters.
Dù vậy, nhiều người Khách Gia nói họ tự hào về truyền thống này và cần duy trì tập tục. Họ nói quan ngại của các nhóm phúc lợi động vật là “vô lý”. Ảnh: Reuters.
Cô Lin và những nhà hoạt động khác nói họ không phải muốn xóa bỏ tập tục văn hóa của người Khách Gia, mà muốn bớt đi các yếu tố tàn nhẫn của lễ hội, như đem lợn ra thi thố cân nặng. Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.
Người Khách Gia là một trong nhiều nhóm sắc tộc có gốc gác từ đất liền Trung Quốc đã đến định cư tại Đài Loan trong vài trăm năm qua. Trong ảnh, vũ công biểu diễn trong lễ hội “rước lợn thần” ở Đào Viên hôm 7/9.
6 tập tục hãi hùng, 'sởn da gà' nhất hành tinh
Nhiều hủ tục đáng sợ và mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia trên thế giới.
1. Những cô gái bộ tộc Okrika ở Nigeria khi đến tuổi trưởng thành sẽ trải qua tập tục kỳ lạ là được "vỗ béo" trong 5 tuần. Họ bị ép ăn những thức ăn giàu đạm như sữa dê để có cơ thể béo tốt. Vào bình minh, các cô gái Okrika phải tụ tập lại và hát những bài ca đuổi những linh hồn đi vì người ta quan niệm họ có mối liên hệ với thần nước nên phải rũ bỏ nó trước khi lấy chồng.
2. Bộ tộc Matis ở Brazil duy trì tập tục hãi hùng là những bé trai đến tuổi trưởng thành thường phải đi săn và tự bỏ một chất thuốc độc vào mắt để "tăng nhãn quan". Sau khi săn được thú, các cậu bé bộ tộc Matis sẽ bị đánh bằng roi và tiếp tục bị tiêm thêm chất độc từ ếch bằng một chiếc kim gỗ. Khi đến tuổi trưởng thành, các chàng trai bộ tộc Matausa ở Papua New Guinea sẽ thực hiện tập tục rùng rợn. Cụ thể, họ sẽ sống cách xa phụ nữ, bị tác động để nôn ra cho tới khi dạ dày trống rỗng. Kế đến, họ phải chọc những sợi thép mảnh vào mũi để máu chảy ra với mục đích loại bỏ những ảnh hưởng xấu ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, họ phải chịu đựng đau đớn khi những nhát đâm vào lưỡi.
3. Là ngực phụ nữ: Đây là tập tục đã được lưu truyền hàng thế kỷ trong cộng đồng người Cameroon. Cứ đến độ tuổi mới lớn, một lượng không nhỏ các bé gái người Cameron sẽ phải trải qua một hình thức gọi là "là ngực". Người ta sẽ dùng bàn là, thanh sắt hoặc những viên đá nóng để áp vào ngực những đứa trẻ với mục đích kìm hãm sự phát triển về kích cỡ của chúng. Người Cameroon tin rằng điều này sẽ giúp những bé gái thoát khỏi những kẻ hiếp dâm và lũ người xấu. Tại nhiều vùng ở đất nước Cameroon, hủ tục này vẫn còn tồn tại dù cho nó đã bị phản đối gay gắt bởi liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế.
4. "Người cá sấu" ở Papua New Guinea: Đây là một nghi lễ trưởng thành của các bộ tộc sinh sống dọc sống Sepik ở Papua New Guinea. Người tham gia sẽ được những người già trong làng dùng dao và các vật nhọn chích rạch vào cơ thể. Các vết rạch sẽ cố tình được làm cho để lại sẹo lồi thô ráp giống như vảy của những con cá sấu. Sau khi nghi lễ kết thúc, vết thương sẽ được các bậc tiền bối lau sạch máu và để lành tự nhiên. Những cơn đau sẽ kéo dài trong nhiều ngày khiến cho các chàng trai khó có thể sinh hoạt như bình thường. Theo thổ dân người Papua New Guinea, lớp da cá sấu sẽ hút hết tính trẻ con của các cậu bé và biến chúng trở thành những người đàn ông.
5. Nghi lễ kiến đầu đạn đánh dấu tuổi trưởng thành của các bé trai bộ lạc Satere-Mawe. Người ta sẽ bắt kiến đầu đạn, làm tê liệt chúng bằng một loại thảo dược rồi dùng chúng và lá cây đan thành găng tay với phần đầu hướng vào bên trong. Kế đến, các bé trai sẽ đeo găng tay đặc biệt trên trong 10 phút và phải chịu đựng đau đớn, không được thể hiện sự yếu đuối. Sau khi trải qua nghi lễ trưởng thành, các bé trai phải chịu đựng sự đau đớn trên trong ít nhất là 24 tiếng.
6. Bộ tộc Sambia ở New Guinea nổi tiếng với truyền thống tách nam và nữ sống riêng biệt từ năm 7 tuổi. Những cậu bé bộ tộc Sambian sẽ không nhìn thấy bất cứ người phụ nữ nào trong suốt 10 năm tiếp theo. Nam giới Sambia thường xuyên bị chảy máu cam, nôn mửa do ăn quá nhiều mía. Đặc biệt, họ còn uống tinh dịch của những chiến binh hùng mạnh nhất bộ tộc.
Bộ lạc có đàn ông trang điểm đậm để thu hút phụ nữ Diễn ra mỗi năm một lần, lễ hội Gerewol là dịp duy nhất để những người đàn ông độc thân có thể tìm được bạn đời của mình. Họ thường dành 6 giờ để trang điểm công phu, trước lễ hội. Bộ lạc Wodaabe là tập hợp những người dân chăn gia súc du mục trên các vùng sa mạc ở châu Phi....