Lễ hội đánh nhau hóa giải ân oán trước Giao thừa
Ở Peru, trong thời gian chuẩn bị chào đón năm mới, những người dân ở đây tổ chức một lễ hội vô cùng đặc biệt- Takanakuy.
Những người tham gia lễ hội ngoài việc hát hò, ăn uống, nhảy múa suốt ngày đêm sẽ có &’nhiệm vụ’ đánh nhau để giải quyết những vấn đề rắc rối trước thềm năm mới.
Takanakuy theo tiếng địa phương có nghĩa là &’dòng máu nóng’ hay &’dòng máu sôi’. Lễ hội thường tổ chức tại thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas vào trước giao thừa hàng năm. Người Peru quan niệm rằng lễ hội này sẽ tiễn những đen đủi của năm cũ, chào đón năm mới.
Kịch tính nhất trong lễ hội là những màn đánh nhau quyết liệt, thường diễn ra vào thời điểm kết thúc lễ hội. Truyền thống này có từ lâu đời, liên quan nhiều đến danh dự của gia đình. Đây cũng là dịp để người dân giải quyết những hiềm khích cá nhân trong cộng đồng theo cách rất xưa, đó là sử dụng bạo lực. Lễ hội này được mọi người ủng hộ, coi đó là cách duy nhất giải quyết và để lại những rắc rối phía sau trước thềm năm mới.
Vào ngày lễ hội, người tham dự gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em tụ tập tại sân đấu bò tót, nơi diễn ra những cuộc ẩu đả dưới sự giám sát của các quan chức địa phương. Quan chức và những người uy tín được xem là người hòa giải, những trọng tài giám sát trận đấu để không xảy ra án mạng.
Trong các cuộc đấu, đàn ông chủ yếu sử dụng quả đấm, trong khi hầu hết phụ nữ dùng chân đá. Các đấu thủ không đeo găng tay, áo giáp mà chỉ quấn tấm khăn nhỏ có họa tiết truyền thống của địa phương. Tuy vậy có rất ít chấn thương xảy ra trong các cuộc chiến này. Luật cũng quy định không được tiếp tục đánh đối thủ khi họ đã ngã xuống. Khi một người đã ngã thì cuộc đấu phải dừng lại. Nếu quên những nguyên tắc này họ có thể gặp khá nhiều nguy hiểm.
Video đang HOT
Hiềm khích cá nhân không phải là lý do duy nhất khiến mọi người tham gia vào các cuộc chiến trong lễ hội Takanakuy. Một số người muốn chứng minh sự can đảm và khả năng chiến đấu, trong khi những người khác mong nhận được sự tôn trọng của cộng đồng, hoặc làm gia đình tự hào. Nhiều người mang theo mặt nạ truyền thống đầy màu sắc, mặc đồ thú nhồi bông nhằm dọa nạt đối thủ. Một số rời khỏi trường đấu với thương tích nhẹ nhưng không ai tức tối vì biết rằng sẽ còn cơ hội tái đấu năm sau.
Điều thú vị thể hiện tinh thần của Takanakuy là khi cuộc tấn công đấm đá chấm dứt, hai bên bắt tay và ôm nhau giảng hòa.
Theo Datviet
Ngày Tết cấm bặt "chuyện ấy"?
Theo cuốn sách Tố Nữ kinh của Trung Quốc, cuốn sách kinh điển về đời sống chăn gối, thì những ngày đầu tháng (âm lịch) là một trong những thời điểm nên tránh quan hệ tình dục.
Gặp đen đủi nếu làm "chuyện ấy" đêm giao thừa
Vừa cưới vợ được hơn 1 tháng, anh Nguyễn Xuân Nam trú tại Yên Nghĩa, Hà Nội đã được mẹ đưa cho vợ chồng anh tờ danh sách những điều nên tránh hẳn trong ngày Tết. Trong đó bà bôi đỏ vài điều như kiêng không quan hệ vợ chồng. Nhận được bảng danh sách đó anh Nam giật mình vì trước đó anh cũng hỏi bạn bè mọi người đều bảo không ảnh hưởng gì cả.
Anh Nam thắc mắc "Mẹ anh đưa cho cả tờ giấy yêu cầu kiêng từ 27 Tết đến hết mồng 3 Tết, khi nào hóa vàng mới hết cửa kiêng".
Hay như trường hợp của vợ chồng anh Mai Xuân Thức trú Mỹ Đình 2, Hà Nội cũng thế. Lấy vợ 5 năm nhưng lần nào về quê ăn Tết, mẹ anh Thức vẫn không cho vợ chồng trẻ ngủ chung. Anh Thức thắc mắc bà chỉ dặn "vợ chồng trẻ ngủ chung dịp Tết, có hơi men không kìm chế được sinh ra nhiều điều không hay trong cuộc sống".
Nên kiêng chuyện chăn gối trong ngày đầu năm
Gia đình chị Nguyễn Thị Hường - Phúc Yên, Hà Nội kinh doanh buôn bán hàng ăn uống. Chị Hường cho biết 3 ngày Tết vợ chồng chị không dám đụng chạm vào nhau vì sợ đen. Cứ đến dịp cuối năm, nhiều chị em lại ngồi tám gẫu không biết có nên kiêng điều đó hay "mở hàng" đầu năm không. Nhưng với chị Hường, chị luôn từ chối bằng mọi cách.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất thì cho rằng việc kiêng cữ để thỏa mái về tâm lý thì cũng nên làm. Có trường hợp sợ đen đủi trong kinh doanh nên họ kiêng những ngày đầu năm, ngày rằm, mồng một. Tuy nhiên, việc kiêng khem này không có nhiều giá trị vì chưa có chứng minh khoa học nào cho biết điều đó.
Mất sức vì rượu bia
Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng, chuyên gia về tình dục học, đêm giao thừa có nhiều yếu tố cần cho một cuộc ái ân mỹ mãn, nhưng những trở ngại có thể biến cuộc "yêu" trở nên một hành trình khó nhọc cũng không ít. Thuận là có đủ cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa: không khí thiêng liêng khi trời đất sang xuân, từ ngoài phố đến trong nhà đều rộn ràng niềm vui, đôi tình nhân cũng quên hết mọi khúc mắc, hờn giận để yêu nhau thắm thiết.
"Nghịch" là sức khỏe của cả hai đã giảm sút sau cả chục ngày dồn sức để hoàn tất việc cơ quan trước khi nghỉ, chạy đôn chạy đáo chuẩn bị Tết cho gia đình.
Với nam giới, các bữa tiệc tất niên triền miên suốt từ Tết ông Táo và ngay bữa cơm chiều 30 đã khiến họ la đà bởi men rượu và nặng nề với những thức ăn bổ béo. Vì vậy, họ khó mà hưởng cảm xúc ái ân trọn vẹn. Chính vì thế, để cuộc yêu của đôi bên không bị ảnh hưởng thì không nên quan hệ vào đêm giao thừa.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ, nam khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết ngày Tết và chuyện ấy không tốt. Bởi đa số đấng mày râu trong dịp Tết đều ngập tràn trong rượu bia. Có một sự hiểu lầm chết người đó là nhiều người coi rượu là tác chất xúc tác giúp cho "cuộc yêu" thêm cuồng nhiệt và nóng bỏng.
Tuy nhiên, đa số đấng mày râu không biết rằng rượu cũng có thể phá hỏng hoàn toàn cuộc "yêu". Rượu làm ham muốn tăng lên nhưng sau đó lại làm giảm hưng phấn, thậm chí gặp nạn như dễ gây đột quỵ, cảm lạnh, ốm, dễ làm tổn thương đối tác, quan hệ tình dục đốt cháy giai đoạn và quá mạnh bạo, không quan hệ tình dục an toàn...
Vì men rượu gây kích thích hệ thống tim mạch, dẫn đến co thắt mạch máu, tăng lượng máu lưu thông, tăng huyết áp, nhất là những lúc cao trào đạt cực khoái. Vì thế mà nó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp... Để đảm bảo sức khỏe trong dịp Tết cũng như thoải mái về tâm lý, các cặp vợ chồng hãy nói không với "sex".
Còn TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ, điều kiêng khem này chẳng có ý nghĩa gì cả vì quan niệm chuyện đó với việc may mắn cả năm không có liên quan gì đến nhau. Về chuyện kiêng khem này, TS Ánh cho biết tùy theo tâm lý của mỗi người có muốn gần gũi hay không. Nếu sức khỏe bình thường, không có men rượu thì không sợ ảnh hưởng. Mọi công việc chỉ cần không ảnh hưởng đến sức khỏe thì không nên miễn cưỡng kiêng cự.
Theo 24h
Người Hà Nội hân hoan đón giao thừa Giây phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trôi đi trong niềm hân hoan, náo nức của mỗi người. Màn pháo hoa mãn nhãn tại thủ đô khởi đầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Vườn hoa Lý Thái Tổ là một địa điểm có góc nhìn tốt để chiêm ngưỡng màn pháo hoa. Nhiều người đến...