Lễ hội chùa Thầy: Chặn xe thu tiền mãi lộ – Ai dung túng?!
Tất cả mọi lối dẫn vào chùa Thầy đều bị phong toả. Ai muốn đi qua các barie này chỉ có hai cách: hoặc dừng lại gửi xe với giá cao, hoặc nộp tiền “tươi” thì sẽ được cho qua. Hiện tượng chặn xe đòi tiền của những người mang danh là “người của Ban quản lí di tích” đang diễn ra tại lễ hội chùa Thầy khiến nhiều du khách và người dân hết sức bất bình. Liên tiếp trong nhiều ngày qua, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh thể hiện sự bức xúc trước tình trạng bị chặn xe đòi tiền khi tham gia lễ hội chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội).
Các “trạm thu phí” bằng tre
Từ đường Láng – Hoà Lạc rẽ vào chừng 500m, ngay gần cổng Trường THCS Sài Sơn đã thấy dựng lên một barie bằng tre còn nguyên màu xanh của vỏ. Bên cạnh chiếc barie tự tạo là một nhóm gần chục người đàn ông, đầu đội mũ cối, tay đeo băng đỏ đang hùng hổ… chặn xe. Thấy chúng tôi cứ lùi lũi cho xe phóng vào mà không có ý định dừng lại thì một người đàn ông chạy ra giữ đầu xe và ra lệnh: “Không được đi xe vào bên trong. Tất cả phải gửi xe ở đây”. Tôi làm vẻ ngơ ngác: “Mọi ngày em vẫn đi qua đây mà anh. Nhà em ở bên Thạch Thất, em chỉ đi qua thôi, có vào lễ hội đâu”. “Không vào hội cũng không được qua, muốn qua thì nộp 10 ngàn. Nếu không phải gửi xe ở đây, giá vé là 15 ngàn/xe”. Tôi hỏi vặn: “Ai ra quy định này mà các anh đòi thu tiền của chúng tôi”. “Đó là quy định của Ủy ban xã. Ai cũng phải chấp hành. Không nộp tiền thì đi lối khác”. Quan sát nhanh thì phát hiện ra trong đám người ngồi gần chốt chặn có hai người mặc quân phục công an.
Dọc đường đi từ chốt chặn đến chân núi chùa Thầy, chúng tôi đếm được hàng chục điểm trông giữ xe. Tất cả các điểm giữ xe này đều có chung một giá là 10.000 đồng/ xe máy. Nghe tôi thắc mắc tại sao giá lại cao thế thì một nhân viên tại điểm trông xe trong sân Quỹ tín dụng nhân dân xã Sài Sơn lừ mắt: “Bình thường chúng mày gửi xe trên Hà Nội người ta còn lấy 3 ngàn/xe. Cả năm mới có mấy ngày hội, ở đây lấy 10 ngàn là còn rẻ đấy. Còn thắc mắc cái gì nữa”. Khi ra về chúng tôi quyết định không quay ra lối cũ mà đi xuôi ra theo đường sang huyện Thạch Thất ra quốc lộ 32. Đầu đường bên này cũng có một barie bằng tre đặt ngang đường, cũng có một tốp người đứng chặn xe giống như phía ra đường Láng – Hoà Lạc.
Vừa đi ra khỏi khu vực lễ hội, chúng tôi gặp anh Huy (Dị Nậu, Thạch Thất). Anh bức xúc: “Thật quá vô lí. Họ làm như thế này đúng là không còn coi ai ra gì. Mất mấy chục ngàn đồng mình không tiếc. Tức là ở chỗ họ làm như thế chẳng khác nào chặn đường cướp tiền trắng trợn. Thật chẳng coi luật pháp ra gì nữa”. Thì ra, vợ chồng anh Huy làm nghề buôn nông sản, hầu như ngày nào cũng đi qua con đường chùa Thầy ít nhất đôi lần. Khi bị đám người của Ban quản lý chặn lại đòi tiền, anh Huy đã nói đi nói lại là chỉ đi qua đường chứ không vào lễ hội mà họ vẫn không tha. Cuối cùng anh phải ấm ức “làm luật” với đám người này để kịp giờ đi chợ. Không chỉ anh Huy mà tại hai đầu đường phía bên ngoài các chốt chặn, rất nhiều người đi đường dừng lại bày tỏ sự bức xúc khi bị chặn xe vòi tiền mãi lộ. Anh Ninh (Đại Mỗ, Từ Liêm) sau một hồi đôi co với đám bảo vệ đã nhất quyết không chịu nộp tiền mà quay xe về bởi “thà quay sang đi lối khác xa hơn gần chục cây số còn hơn mất tiền cho… cướp”.
Lỗi do người đi đường?
Trao đổi với PV, ông Đào Tiến Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Sài Sơn cho biết, việc lập chốt chặn bằng barie tại hai đầu lối đi dẫn vào khu vực di tích chùa Thầy là chủ trương của UBND xã đã được Ban quản lí, tổ chức lễ hội (thuộc Phòng Văn hoá huyện Quốc Oai) thông qua. Tuy nhiên, ông Tuyến khẳng định, không có chuyện “cấm tiệt” mà những người làm việc tại các chốt chặn (là người thuộc Hội Cựu chiến binh thôn Sài Khê, được UBND xã giao nhiệm vụ) chỉ làm nhiệm vụ phân luồng giao thông để tránh việc các phương tiện ồ ạt đi vào khu di tích, gây tắc nghẽn trong ngày lễ. Quy trình phân luồng giao thông này được ông Tuyến chỉ rõ: Xe của du khách đi vào lễ hội phải dừng và gửi xe ở ngoài còn những ai là người đi đường, không vào lễ hội sẽ được hướng dẫn đi theo một con đường tránh (qua khu vực Nhà máy xi măng Sài Sơn, xa hơn khá nhiều). Tuy nhiên, khi phóng viên nêu vấn đề những người đứng chốt này trắng trợn “vòi” tiền bằng cách đưa ra giá, ai nộp 10.000 đồng sẽ cho qua thì ông Tuyến thừa nhận: “Hiện tượng này đã tồn tại nhiều năm nay nhưng hoàn toàn là do tự phát. Về phía UBND xã, chúng tôi tuyệt nhiên không cho phép. Nhưng khách quan mà nói, việc này cũng có một phần lỗi do chính… người đi đường. Vì họ muốn nhanh chóng cho xe đi, nên khi bảo vệ đòi tiền, họ sẵn sàng trả. Nếu không, họ cứ đi theo đường tránh hoặc gửi xe ở ngoài mà đi bộ vào thì đám bảo vệ kia hết cửa làm ăn ngay”(?). PV cho biết, giá gửi xe ở ngoài cổng mà đám người canh chốt đưa ra với du khách là 15.000 đồng/xe máy, 30.000-50.000 đồng/ôtô thì ông Tuyến tặc lưỡi: “Việc này chúng tôi không biết. UBND xã đã yêu cầu chỉ được thu tiền trông xe của khách theo đúng giá quy định của Nhà nước. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này”.
Video đang HOT
Các xe bị chặn khi đi qua con đường tránh cũng phải bỏ tiền “mãi lộ” mới được qua.
Theo lời ông Tuyến, PV đi tìm con đường tránh mà ông Tuyến đề cập thì phát hiện ra, ngay đầu con đường tránh này (cách chốt chặn gần cổng Trường THCS Sài Sơn chỉ vài chục mét) cũng đặt một “trạm thu phí” bằng tre. Tại chốt chặn này cũng có một nhóm khoảng 5-6 người đứng canh. Mọi phương tiện đi qua con đường này đều bị chặn lại đòi tiền. PV hỏi giá thì một người phụ nữ đứng ở đây cho biết, xe máy muốn qua phải nộp 5.000 đồng, ôtô là 20.000 đồng. Ngay tại chốt chặn này, PV đã ghi hình được cảnh một hàng dài gồm nhiều ôtô, xe máy nối đuôi nhau dừng nộp tiền lót tay cho nhóm người ở đây trước khi được đi qua.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Chuyện teen 'kinh doanh'... lòng hiếu thảo
Thấy cô con gái cưng bỗng nhiên... hiếu thảo hăm hở giúp mẹ làm việc nhà, đấm lưng cho bố không ít phụ huynh phải giật mình. Ngay sau đó, cô nàng rủ rỉ tâm sự "Tháng này con có nhiều khoản chi tiêu cần đến tiền lắm mẹ à..."...
Mở miệng là "vòi" tiền
Không ít các phụ huynh ngày nay than phiền về những cậu ấm cô chiêu cứ mở miệng với bố mẹ là lại tiền. Chị Phan Thu (quận Hà Đông, Hà Nội) cảnh giác: "Bây giờ nhìn thấy tiểu thư nhà mình tự nhiên ngoan đột xuất như: Xung phong đi chợ giúp mẹ, đón em đi học về...là y như rằng sau đó cô nàng lại thỏ thẻ xin tiền. Mình nói cấm có sai".
Lí giải cho chuyện này, chị Thu chia sẻ về cô con gái cưng của mình. Thảo - con chị là nữ sinh trung học - để có những khoản cho "quỹ đen" cô nàng tìm mọi chiêu để buộc phụ huynh phải mở rộng hầu bao.
Ảnh minh họa
Chị Thu kể, bình thường Thảo rất lười làm việc nhà khi mẹ nhờ việc này việc kia đều than mệt hay tót vào phòng giả vờ học bài. Để nhờ vả được cô gái cưng làm giúp việc gì chị Thu đều phải có hình thức thưởng nóng như: "Làm cho mẹ việc này việc kia rồi mẹ cho tiền mua đôi giày". Thảo đã nhanh chóng vận dụng chiêu thức này để tranh thủ tăng thêm nguồn tiền tiêu vặt.
Một lần đi làm về chị Thu ngạc nhiên thấy cô con gái ý tứ rót cho mẹ cốc nước, tay nhanh nhảu xách túi giùm mẹ, lăng xăng phụ mẹ làm bữa tối. Đến khi bữa cơm xong, cô con gái thủ thỉ : "Mẹ ơi, mai là sinh nhật cái Mai mà con lại hết tiền mất rồi mẹ ạ..." - chị Thu lúc này mới "ngã ngửa".
Anh Tuấn (phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Đợt trước, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô con gái nhà tôi mua tặng bố chiếc cà vạt trong khi sinh nhật bố đã qua lâu rồi. Đến tối thấy cô nàng tâm sự về những khoản học thêm thì "bây giờ thì mình đã hiểu" lòng hiếu thảo đột xuất của các cô cậu ngày nay".
Anh cũng cho biết thêm: "Nhiều đồng nghiệp trong cơ quan tôi luôn than thở chẳng bao giờ chúng nó chịu ngồi một lát để trò chuyện cùng bố mẹ, hay hỏi mẹ đi làm về có mệt không mà cứ mở miệng ra là chỉ biết xin tiền".
Teen và những chiêu làm giàu "quỹ đen"
Các teen thường rỉ tai nhau khoe những kế sách xin tiền từ phụ huynh. Ví dụ như "Thả con săn sắt bắt con cá rô" tức là chịu khó mua tặng bố, mẹ một món quà gì đấy ví dụ như cà vạt, kẹp tóc...sau đó ung dung xin lại những món tiền gấp đôi, gấp ba giá trị những món quà trên.
Hay chọn thời điểm "Thiên thời địa lợi nhân hòa" tranh thủ những lúc bố mẹ có chuyện vui như được tăng lương, lên chức hay có họ hàng đến thăm nhà...các teen rủ rỉ xin tiền. Những chiêu thức này thường được teengirl áp dụng nhiều hơn vì các cô con gái có thể phát huy tính nhõng nhẽo, nũng nịu của mình dễ làm xiêu lòng phụ huynh hơn.
Sự thực dụng đang lên ngôi trong đời sống của giới trẻ?
Với những teenboy, nhiều chiêu thức để tăng thêm quỹ đen cũng được áp dụng. Hoàng Anh, một teen lớp 11 trường THPT Q.T bật mí: "Nếu xin tiền gì đấy mình xin dư thêm một tí sau này đỡ mất công xin thêm lần nữa. Mình bây giờ đã có bạn gái thêm nhiều khoản phát sinh mà bố mẹ chẳng tâm lí tẹo nào".
Theo Hoàng Anh, thì một khóa tiếng Anh chi phí hết hai triệu, cậu sẽ báo cáo lên là ba triệu và ung dung bỏ túi số tiền dư. Những buổi học lò số tiền sẽ nộp theo từng ca, một tuần Anh nghỉ học vài buổi số tiền đó cậu cũng đủ tiêu vặt.
Lí do chung của nhiều teen là đều bịa ra một lí do nào đó thật hợp lí như sinh nhật bạn, bạn trong lớp ốm, các loại quỹ... Có teen còn liều lĩnh bày ra kịch bản là cô bạn thân ngộ độc thực phẩm phải nhập viện...xin tiền mẹ để đi thăm. Sau mỗi lần như thế các cậu cô này lại dặn bạn bè nếu bố mẹ mình gọi điện hỏi thăm thì phải trả lời đúng như trong kịch bản.
Hoàng Anh cũng chia sẻ: "Thời điểm đầu năm học này là lúc đóng các khoản chi phí cho cả năm học nên có nhiều lí do để xin tiền hơn". Mỗi lần đi học về teen lại trình bày ra những khoản chi "trời ơi đất hỡi" dù thoáng nghe qua rất hợp lí, chỉ có phụ huynh nào cẩn thận và tinh ý mới nhận ra.
Được tiền, mất niềm tin
Câu chuyện của V. (Lớp 11, trường THPT T.N.T) đã là nỗi buồn của cha mẹ cậu trong suốt một thời gian dài. Để có tiền làm sinh nhật thật hoành tránh cho cô bạn gái, hôm đó V. đã tìm mọi cách để xoay tiền.
Vừa hay lúc ấy mẹ V. đi làm về, tin tưởng con trai nên đã giao cho cậu đưa tiền ra ngân hàng gửi qua thẻ ATM cho chị gái đang đi học ở tỉnh xa. V. cũng ra ngoài như mẹ dặn nhưng cậu không gửi số tiền ấy mà "ẻm" đi để tổ chức sinh nhật cho bạn gái.
Sau bữa tiệc hoành tráng, cô người yêu nũng nịu cảm ơn khiến V. lâng lâng như trên mây quên đi day dứt vì đã trót nói dối mẹ. Chỉ đến khi cuối tháng, chị gái V. gọi điện về trách mẹ sao chưa thấy gửi tiền lúc ấy cả nhà mới té ngửa.
Tiền V. trót tiêu, bố mẹ không trách mắng gì nhiều nhưng niềm tin với cậu trong gia đình thì đã bị ảnh hưởng. Cô bạn gái cuối cùng cũng nói lời tạm biệt V. để đến với một anh chàng "chịu chơi" hơn.
Nhiều phụ huynh than phiền: "Chúng tôi dù thất nghiệp, phải đi làm thuê cũng cố nuôi cho con ăn học tử tế. Nhưng nhiều khi con cái không hiểu nỗi lòng cha mẹ cứ cố kiếm những khoản tiền không chính đáng làm không ít phụ huynh phải buồn lòng...".
TheoVietnamnet
Những chiêu "vòi tiền" đáng sợ của teen "Tội nghiệp người ta lắm!" Đây là chiêu được nhiều teen sử dụng nhất và có thể nói là hiệu quả cao nhất. Có hai dạng khi dùng chiêu này. Một là kể khổ để người khác thương, hai là kể về nỗi khổ của người khác, vận động gia đình, phụ huynh, bạn bè quyên góp cho những... ngân sách ảo. Nhiều...