Lễ cưới có 2.000 chú rể nhưng không có… cô dâu
Một lễ cưới tập thể vừa được tổ chức ở Yemen nhưng chỉ thấy 2000 chú rể mà không hề thấy… cô dâu.
Những hình ảnh thú vị dưới đây cho thấy các chú rể người Yemen (một đất nước Ả Rập thuộc khu vực Tây Á) ăn vận trang phục truyền thống, mang gươm, cùng nhau xuất hiện tại một lễ cưới tập thể. Tuy lễ cưới có tới 2.000 chú rể tham gia nhưng không có lấy một cô dâu.
Lý do là bởi những phong tục đạo Hồi truyền thống khắt khe vẫn được duy trì triệt để ở đất nước này không cho phép phụ nữ được xuất hiện ở nơi đông người, đặc biệt là có đông nam giới. Đối với lễ cưới ở đây, nam giới và phụ nữ có những cuộc ăn mừng riêng.
Lễ cưới chính thức diễn ra với sự hiện diện của chú rể. Cuộc ăn mừng bên phía cô dâu và các họ hàng, bạn bè nữ diễn ra kín đáo và không mang tính chính thống.
Cặp đôi cô dâu, chú rể sẽ gặp nhau vào buổi tối hôm lễ cưới diễn ra. Đối với nhiều cặp đôi, đây là lần đầu tiên họ được nhìn mặt nhau bởi nhiều cuộc hôn nhân ở Yemen vẫn là do sự sắp đặt, mai mối của cha mẹ.
Một tổ chức từ thiện đã tổ chức lễ cưới tập thể này cho 2.000 cặp vợ chồng tại thủ đô Sana’a của Yemen trong tuần qua.
Chỉ có đàn ông được xuất hiện tại lễ cưới chính thức.
Lễ cưới tập thể này được cựu vương Ả Rập – ông Sheik Hamad bin Khalifa Al Thani đầu tư gần 170 tỉ VND. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ giúp Yemen lập kỷ lục Guinness Thế giới.
Theo thông tin từ ban tổ chức, đại diện của tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã đến Yemen để chứng kiến sự kiện đồng thời ghi lại các thông tin chính xác về lễ cưới. Nếu sự kiện này đạt đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết, nó sẽ trở thành lễ cưới tập thể lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Những chú rể tham gia vào sự kiện này là những người đàn ông mồ côi cha mẹ, không có gia đình, nói cách khác, bản thân họ sẽ không thể tự tổ chức một lễ cưới với đầy đủ những lễ nghi tốn kém.
Lễ cưới ở Yemen đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều tiền, gia đình nhà trai sẽ phải gửi lễ vật đắt tiền sang nhà gái mới có thể xin dâu. Thường một người đàn ông trẻ chưa có nhiều tích lũy sẽ không thể đủ khả năng tự chi trả hết số tiền cưới hỏi, vì vậy, cha mẹ cũng sẽ giúp đỡ ít nhiều.
Số tiền và lễ vật đem sang nhà gái thường vào khoảng 100 triệu VND, ngoài ra, gia đình chú rể còn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm chi tiền tổ chức lễ cưới.
Các chú rể Yemen ăn vận trang phục truyền thống, trong tay luôn cầm một thanh kiếm màu vàng lấp lánh.
Một chú rể tỏ ra rất phấn khích trong ngày vui của cuộc đời mình.
Trong suốt phần nghi lễ chính thức, các chú rể phải giương cao thanh kiếm thể hiện uy vũ của họ.
Vòng hoa đội đầu của một chú rể. Lễ cưới tập thể đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Yemen bởi nhiều thanh niên không có đủ khả năng chi trả cho những nghi lễ, thủ tục rườm rà, tốn kém.
Một chú rể ra dấu may mắn. Trong lúc này, các cô dâu sẽ ở bên gia đình, họ hàng, bạn bè của mình theo đúng phong tục truyền thống của Yemen.
Buổi lễ được tài trợ bởi cựu vương Qatar – ngài Sheikh Hamad bin Khalifa Al Thani.
Lý do khiến cựu vương sử dụng số tiền lớn này để tổ chức lễ cưới cho những người đàn ông mồ côi cha mẹ là bởi theo ông, họ là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất, cần nhiều sự hỗ trợ nhất khi tổ chức một lễ cưới.
Đặc biệt, trong tình hình kinh tế hiện nay, lễ cưới càng trở thành gánh nặng cho những chàng trai Yemen. Mức sống và khả năng kinh tế của đa số người dân Yemen không cao, vì vậy, lễ cưới tuy là chuyện đại hỷ nhưng cũng là nỗi lo lớn đối với các gia đình nghèo.
Không chỉ hỗ trợ tiền xin dâu cho các chú rể ở những mức độ khác nhau, ngay cả phần trang phục truyền thống của các chú rể cũng được ban tổ chức chuẩn bị sẵn.
Lễ cưới ở Yemen rất tốn kém, chú rể thường phải chi rất nhiều tiền mua lễ vật cho nhà gái để xin dâu.
2.000 chú rể chen nhau vào tòa nhà – nơi diễn ra lễ cưới tập thể ở thủ đô Sana’a.
Theo Dantri
Tưng bừng đám cưới hoàng gia Indonesia
Hàng ngàn người dân Indonesia ngày 23-10 đã đổ xuống đường để chúc mừng cho đám cưới hoàng gia của công chúa Gusti Kanjeng Ratu (GKR) Hayu và vị hôn phu Kanjeng Pangeran Haryo (KPH) Notonegoro, trong lễ diễu hành ở khu phố Jl. Malioboro, thành phố Yogyakarta, một trung tâm nghệ thuật, giáo dục và du lịch của đất nước này.
Đoàn diễu hành sử dụng 12 ngựa kéo, bắt đầu xuất phát từ Điện Yogyakarta vào lúc 9h15 sáng 23-10 và hướng về phía Kepatihan, địa điểm tổ chức lễ cưới. Trên đường đi, công chúa và phò mã luôn mỉm cười và vẫy tay chào đón người dân.
Được biết, công chúa GKR Hayu là con gái thứ 4 của vua Sultan Hamengkubuwono X, cũng là thống đốc tỉnh Yogyakarta. Phò mã là KPH Notonegoro (39 tuổi), hiện đang làm việc cho Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ. Cả hai quyết định đi đến hôn nhân sau 10 năm yêu nhau.
Đám cưới công chúa Indonesia được tổ chức trong 3 ngày, từ 21 đến 23-10-2013
Lễ diễu hành được hộ tống bởi binh lính thuộc quân đội hoàng gia và kéo dài trong khoảng 45 phút. Nhiều trường học trong khu vực cho phép học sinh nghỉ học để được tận mắt chững kiến lễ cưới hoàng gia này.
Chủ tịch Ban tổ chức đám cưới hoàng gia, KRT Yudho Hadiningrat cho biết, lễ diễu hành là một cách để giới thiệu cặp vợ chồng hoàng gia mới cưới tới dân chúng, đồng thời cũng là thể hiện sự gần gũi giữa hoàng gia với người dân.
Theo ANTD
Anh: Phạt tù chú rể lừa có bom trong đám cưới Một chú rể phải ngồi tù 1 năm sau khi tung tin có bom để hoãn đám cưới của mình vì chưa hoàn thành thủ tục đăng ký. Ngày 22/10, một tòa án ở Anh đã kết án Neil McArdle 12 tháng tù với hành vi tung tin có bom trong chính đám cưới của mình vì không dám để người vợ sắp...