Lễ cầu nguyện cho các nạ.n nhâ.n thảm hoạ sóng thần ở Aceh
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 26/12, đúng 20 năm sau khi xảy ra thảm họa sóng thần lịch sử cướp đi sinh mạng của 170.000 người Indonesia, hàng nghìn người đã tham dự lễ cầu nguyện cho các nạ.n nhâ.n tại Thánh đường Hồi giáo Baiturrahman, thành phố Banda Aceh, Indonesia.
Thánh đường Hồi giáo Baitulrraman, thành phố Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Baiturrahman là thánh đường lớn ở thành phố Banda Aceh, nổi bật với những tháp cao 35 mét, tường sơn trắng và 7 mái vòm màu đen. Được xây dựng bởi người Hà Lan và hoàn thành vào năm 1881, thánh đường này gần như vẫn nguyên vẹn sau trận sóng thần ngày 26/12/2004, mặc dù cả thành phố bị tàn phá nặng nề và hơn 120.000 ngôi nhà trong khu vực bị san phẳng.
Với chủ đề “Từ quá khứ hướng tới tương lai”, lễ cầu nguyện tưởng niệm 20 năm sau thảm họa đã thu hút đông đảo các tín đồ Hồi giáo có mặt từ sáng sớm. Buổi lễ bắt đầu, không gian bên ngoài thánh đường Baiturrahman vang vọng những lời cầu nguyện cho những nạ.n nhâ.n thiệt mạng.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện cho những nạ.n nhâ.n thảm họa sóng thần tại Thánh đường Hồi giáo Baitulrraman, thành phố Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Những hình ảnh về thảm họa 20 năm trước được trình chiếu trên màn hình lớn, nhắc nhở về sự tàn phá kinh hoàng và những ngày đau thương phủ khắp Banda Aceh.
Video đang HOT
Tại buổi lễ cầu nguyện, Thống đốc Aceh, ông Bustami Hamzah, đã chia sẻ những bài học quý giá từ thảm họa, khẳng định rằng với ý chí kiên cường, người dân Aceh đã vượt qua nỗi đau, đứng dậy từ đống đổ nát và nỗ lực không ngừng để xây dựng lại cuộc sống. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã không ngừng hỗ trợ Aceh, giúp xoa dịu nỗi mất mát và góp phần vào quá trình tái thiết khu vực.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện cho những nạ.n nhâ.n thảm họa sóng thần tại Thánh đường Hồi giáo Baitulrraman, thành phố Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Có mặt từ sớm, ông Alhadi nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng cách đây 20 năm. Ông may mắn sống sót nhờ bám vào một tấm nệm và trôi theo sóng, trong khi bố mẹ, anh trai và em gái ông đều mất tích. Mặc dù nỗi đau vẫn còn, ông Alhadi đã nhận thức rõ rằng cuộc sống phải tiếp tục. Từ đó, ông đã học được những bài học quý giá về việc nâng cao nhận thức cộng đồng về thảm họa.
Sự mất mát quá lớn khi đó đã tiếp thêm nghị lực cho chàng trai 17 tuổ.i, giúp ông vượt qua khó khăn và hướng đến thành công, như một cách để tri ân sự may mắn khi có thể sống sót.
Bà Bundrahyi đã mất mẹ và năm người thân trong thảm họa. Bà chia sẻ rằng mình đến lễ cầu nguyện để tưởng nhớ những người đã khuất và các nạ.n nhâ.n khác của sóng thần. Bà tin rằng những người đã ra đi có thể nhìn thấy sự thay đổi lớn của Aceh ngày nay, nơi đã trở nên tươi đẹp và khang trang hơn, với các hệ thống cảnh báo sóng thần tiên tiến để bảo vệ cộng đồng khỏi thảm họa trong tương lai.
Tín đồ Hồi giáo cầu nguyện cho nạ.n nhâ.n thảm hoạ động đất sóng thần tại Thánh đường Hồi giáo Baitulrraman, thành phố Banda Aceh, Indonesia. Ảnh: Đào Trang/PV TTXVN tại Indonesia
Vào sáng cùng ngày, hàng trăm người đã đến viếng khu mộ tập thể tại Ulee Lheue, quận Meuraxa, thành phố Banda Aceh, nơi an nghỉ của 14.264 nạ.n nhâ.n sóng thần.
Mặc dù 20 năm đã qua với những cảm xúc mất mát đau thương không bao giờ nguôi ngoai, song người dân Aceh đã mạnh mẽ và lạc quan hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. Aceh không chỉ hồi sinh mà còn đang khơi dậy những tiềm năng mới, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Châu Á tưởng niệm các nạ.n nhâ.n thảm họa sóng thần năm 2004
Ngày 26/12, các buổi lễ đầy cảm xúc được tổ chức trên khắp châu Á để tưởng nhớ hơn 220.000 nạ.n nhâ.n của trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, một trong những thảm họa thiên nhiên chế.t chóc nhất trong lịch sử.
Quang cảnh đảo Sumatra sau động đất - sóng thần năm 2004. Ảnh tư liệu: SCIAF.ORG.UK
Trận động đất có độ lớn 9,1 kèm theo sóng thần ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia vào ngày 26/12/2004, đã tàn phá các vùng ven biển ở 14 quốc gia châu Á, thậm chí lan tới khu vực Đông Phi. Khoảng 1,7 triệu người phải di dời, chủ yếu ở 4 quốc gia Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.
Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 226.000 người, bao gồm nhiều du khách nước ngoài đang đón Giáng sinh trên các bãi biển trong khu vực. Những con sóng cao tới 30 m đã lan rộng khắp Ấn Độ Dương với tốc độ đáng kinh ngạc. Không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra, khiến thời gian sơ tán trở nên hạn chế, mặc dù có khoảng cách kéo dài hàng giờ giữa các đợt sóng.
Tại Indonesia, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với hơn 170.000 người thiệ.t mạn.g, đông đảo mọi người đã tập trung tại tỉnh cực Tây Aceh để dành một phút mặc niệm và viếng thăm các ngôi mộ tập thể. Tại đây, họ đã cùng nhau tham gia cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo lớn ở thủ phủ Banda Aceh của tỉnh.
Mặc dù đã 20 năm trôi qua, nỗi đau vẫn còn và những người sống sót vẫn nhớ về những người thân yêu đã mất khi những con sóng san phẳng các tòa nhà ở hầu hết các khu vực ven biển của tỉnh Aceh cho đến tận thành phố Banda Aceh.
Nhờ hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế, nỗ lực tái thiết đã được thực hiện tại khu vực này. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, bệnh viện đã được xây dựng lại và cải thiện khả năng chống chọi thiên tai, với hệ thống cảnh báo sóng thần mới giúp người dân kịp thời tìm nơi an toàn nếu tình huống tương tự xảy ra.
Thảm họa này cũng chấm dứt cuộc xung đột ly khai kéo dài hàng thập kỷ ở Aceh, với một thỏa thuận hòa bình giữa quân nổi dậy và Jakarta được ký kết chưa đầy một năm sau đó.
Tại Sri Lanka, nơi có hơn 35.000 người thiệ.t mạn.g, những người sống sót và người thân đã tập trung để tưởng nhớ khoảng 1.000 nạ.n nhâ.n trên một đoàn tàu bị trật bánh do sóng thần. Họ sẽ ngồi đoàn tàu Ocean Queen Express và đi tới Peraliya - nơi tàu bị sóng thần kéo khỏi đường ray, cách Colombo khoảng 90 km về phía Nam - để tham gia một buổi lễ tôn giáo. Ngoài ra, nhiều buổi lễ Phật giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo cũng được tổ chức để tưởng nhớ các nạ.n nhâ.n trên khắp quốc đảo Nam Á này.
Sóng thần cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 8.000 người ở Thái Lan, với hơn một nửa là du khách nước ngoài. Nhiều người vẫn đang mất tích, với gần 400 th.i th.ể vẫn chưa được xác định danh tính.
Các buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện của chính phủ đã diễn ra. Tại một khách sạn ở tỉnh Phang Nga, một buổi triển lãm sóng thần, chiếu phim tài liệu và giới thiệu của các cơ quan chính phủ và Liên hợp quốc đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về công tác chuẩn bị và khả năng phục hồi sau thảm họa.
Tổng thư ký LHQ: Hệ thống cảnh báo sớm là chìa khóa cứu sống con người Ngày 6/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của các hệ thống cảnh báo sớm. Lời nhắc nhở này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, như những trận lũ lụt tàn phá ở Tây Ban...