Lê Anh làm MC đám cưới ‘khủng’ không phải vì tiền
“Tất cả là vì du lịch và những chuyến đi kì thú. Tôi thích đến những miền quê xa xôi, nơi mà mình chỉ mới nghe nói chứ chưa bao giờ đặt chân đến. Ngoài ra, đám cưới đó tôi nhận lời làm MC là do mối quan hệ bạn bè thân thiết…”, MC Lê Anh cho biết.
Công chúng vẫn biết đến Lê Anh với vai trò một MC thông minh và lịch lãm nhưng ít ai biết trong chàng trai này còn có một niềm đam mê chiếm đến 80% cuộc sống của anh, đó là du lịch. Lê Anh có thể ngồi cả buổi để chia sẻ về công việc giảng viên khoa Du lịch của mình ở trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội một cách đầy hào hứng. Gần đây, Lê Anh đã khiến dư luận tò mò: Vì sao anh lại nhận lời làm MC cho một đám cưới “khủng” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh?
Những nhân vật “người của công chúng” Lê Anh (trái) và Đàm Vĩnh Hưng (phải) tại đám cưới “khủng” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Nghề chọn người
- Là một MC nổi tiếng và tự nhìn nhận mình có thiên hướng báo chí, nhưng anh lại học ngành ngoại giao, rồi công việc chính gắn với du lịch?
- Sau khi đỗ cùng lúc vào nhiều trường đại học, tôi quyết định học 2 trường là Học viện Ngoại giao và Tổng hợp (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) – khoa Báo chí. Nhưng được 2 tháng thì thấy vất vả quá, tôi đành phải bỏ trường Tổng hợp. Tuy nhiên, học ở Ngoại giao đến năm thứ 3 thì thấy nhớ Tổng hợp quá, lại mang hồ sơ sang xin thi vào giai đoạn 2 và chắc mẩm được vào khoa Báo chí rồi. Nhưng tin “sét đánh ngang tai”, tôi được thông báo là có thể chọn bất kỳ ngành học nào, trừ ngành học 6, gồm báo chí và lịch sử. Vậy là bỏ qua triết học, xã hội học, tâm lý học, đông phương học … tôi đăng ký vào Du lịch học với tâm lý học cho dễ và đi chơi cho vui.
Thế rồi học hết kỳ đầu, học tập đứng nhất lớp, các thầy cô trong khoa có nhiều lời khen. Đúng năm ấy nhà trường có quy hoạch giảng viên và tôi nằm trong lựa chọn của trường, rồi trở thành giảng viên Khoa Du lịch học sau khi tốt nghiệp thủ khoa.
- Tôi nghe nhiều người nói Lê Anh rất giàu nhưng lại sống giản dị. Đó là lựa chọn của anh hay anh cảm thấy mình quá nổi tiếng và giàu có thì giản dị cũng đủ để anh nổi bật?
- Tôi không nghĩ như thế nào cả. Không ai cố gắng để giản dị. Chỉ là do cá tính của mình thế thôi. Đôi lúc mình cũng chán ngấy sự giản dị, cũng muốn màu mè một tí, nhưng đến lúc màu mè thì lại mất tự tin vô cùng, vì đó không phải là con người thật của mình. Mà nói thật, so với những người giàu thì tôi là rất nghèo.
- Anh truyền đam mê du lịch của mình cho sinh viên như thế nào?
- Du lịch thì tốt nhất là nên chia sẻ. Chia sẻ những chuyến đi, những kinh nghiệm. Đó là điều sinh viên thực sự cần và họ muốn nghe. Bản thân tôi khi chia sẻ những điều đó thì tôi cũng đang học. Bởi trong một chuyến đi, mình nhìn thấy hiện thực cuộc sống phong phú và ghi nhớ, nhưng nếu mình không nói ra, không tư duy, không phân tích cho sinh viên hiểu thì mình cũng quên ngay. Mà đối với nghề giảng dạy, óc phân tích là quan trọng nhất.
Video đang HOT
- Vậy công việc của một người làm về du lịch đã bổ trợ anh trong lĩnh vực MC như thế nào?
- Được làm các phóng sự về du lịch là điều tôi tự hào và tự tin nhất. Khi cùng làm với ekip của VTV2 về seri Việt Nam đất nước con người cách đây vài năm, tôi đã tự nghĩ, tự hỏi, tự dẫn một cách sống động bởi đó là chuyên môn du lịch của tôi, mà không cần ai phải viết kịch bản cho mình. Suốt 2 năm ròng, tôi bì bõm cùng các ekip đi khắp nơi để làm chương trình. Đi bộ vài chục cây số trong rừng cũng có, muỗi đốt sưng cả người cả mặt cũng có… Nhưng đổi lại tôi được vô vàn những trải nghiệm thú vị. Được đi gác kèo ong trong rừng U Minh, rồi được xem rùa biển đẻ ở Côn Đảo… Chứng kiến những thực cảnh sinh vật thiên nhiên ấy mới thấy đất nước mình đẹp vô cùng và đáng tự hào vô cùng.
Nhiều khi tôi tự nhủ, nếu mỗi người đi du lịch là một nhà báo, giới thiệu những phong cảnh ấy, con người ấy, diễn biến ấy với công chúng thì cuộc sống sẽ trở nên muôn màu biết bao. Thế nhưng, không phải ai cũng nói được và ai cũng muốn nói. Nhiều người chỉ muốn trải nghiệm và giữ cho riêng mình mà thôi.
Thích học trò … “hâm”
- Trong số các sinh viên của anh, có bạn nào từng đẩy anh vào tình huống cực kỳ bất ngờ?
- Khoảng năm thứ tư giảng dạy, tôi chứng kiến một sinh viên hâm trong mắt tất cả giảng viên và sinh viên trong trường ngày ấy. Đỉnh điểm của sự hâm ấy là khi có sự kiện về Binladen, cậu ta đi đặt nguyên một bộ quần áo mà trùm khủng bố này thường mặc, mũ trùm đầu và cả một bộ râu. Đến trường thay đồ và vào lớp ngồi. Sự kiện ấy khiến cả trường được phen phát hoảng. Vậy mà khi đăng ký đề tài khoa học, cậu ta lại chọn tôi làm người hướng dẫn. Giảng viên trong trường cứ trêu đùa: “Thầy Lê Anh cũng hâm thì học trò hâm mới đăng ký”.
MC Lê Anh trong một chuyến du lịch cùng sinh viên.
Vậy nhưng sau buổi tiếp chuyện, tôi nhận thấy, cậu sinh viên ấy thực sự là một “cục vàng” chứ không phải chuyện đùa. Tôi hỏi nhanh, cậu ta đáp gọn. Giống như kiểu cậu ta đã đọc vấn đề này từ bao giờ rồi. “Thưa thầy em làm về Du lịch thể thao mạo hiểm. Nó rất gần với hướng Trekking Tour của thầy. Mà em biết thầy là một chuyên gia về lĩnh vực đó, cho nên em chọn thầy. Thứ hai, em biết thầy giỏi tiếng Anh, còn em giỏi tiếng Pháp, hai thầy trò mình có thể bổ trợ cho nhau vì đề tài này phải dùng đến cả tiếng Anh và tiếng Pháp”, cậu ta cứ rành mạch như thế. Rồi viết cho tôi một cái “Tổng quan điểm luận” 4 trang. Đọc xong, tôi không phải sửa một từ nào. Tôi không ngờ cậu ấy lại thông minh đến vậy. Kết quả, đề tài của cậu ta được giải cấp trường.
Đó là một kỷ niệm đáng nhớ, về một học trò đáng nhớ của tôi. Suốt hơn 10 năm, tôi vẫn chưa tìm được một học trò nào có bản lĩnh và tố chất làm khoa học tốt như cậu sinh viên được mệnh danh là “hâm” ấy.
- Anh nói mình thích trải nghiệm và chia sẻ các bài học thực tế trong giảng dạy, vậy trong lĩnh vực làm khoa học anh gặp khó khăn gì? Đề tài nào khiến anh tâm đắc nhất?
- Qua lang thang ở Sapa tìm hiểu, tôi lại phát hiện ra một đề tài thú vị khác và quyết định theo đuổi, đó là về Trekking Tour. Lúc đầu tôi không hiểu Trekking là cái gì, dù mình là dân tiếng Anh. Sau một hồi vòng vèo hỏi người dân và cán bộ phòng văn hóa Sapa, tôi mới hiểu Trekking Tour là một loại hình du lịch đi bộ mạo hiểm xuyên rừng xuyên núi, đi vào các bản làng xa xôi hẻo lánh, tôn vinh văn hóa bản địa và tính nguyên sơ của thiên nhiên.
Loại hình này phát triển mạnh mẽ trên thế giới và mới du nhập vào Việt Nam. Tôi bắt đầu nhớ lại lời thầy giảng: “Những cái nào không giải thích được ngay thì đích thị nó là một đề tài”. Và quyết định về Hà Nội xin thầy đổi đề tài cũ đã đăng ký bằng đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về Trekking Tour”. Đề tài đó của tôi được giải cấp trường và tôi được ghi nhận là sinh viên có sự đổi mới, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
Sau khi được cổ vũ bởi thành công của đề tài ấy, tôi mới bắt đầu thấy tự tin hơn với công tác nghiên cứu khoa học và triển khai nhiều đề tài mới hơn. Tôi nhận ra rằng, óc quan sát của người thích báo chí nó sẽ giúp cho người làm nghiên cứu khoa học rất nhiều.
- Đi nhiều và làm việc không ngừng nghỉ, đó có phải là lí do khiến anh lập gia đình muộn?
- Điều đó theo tôi cũng chỉ đúng một phần, lí do chủ yếu là vì cái duyên vẫn chưa đến thôi. Có lẽ các cô gái không thích kiểu đàn ông đi quá nhiều như tôi. Chưa gặp đuợc người thực sự đồng cảm và hiểu cho công việc và đam mê của mình, nên tôi cũng không dám mạo hiểm yêu, sợ làm phiền đến họ.
- Gần đây thấy anh xuất hiện trong một đám cưới “khủng” được tổ chức ở một tỉnh miền Trung? Điều gì đã đưa một MC nổi tiếng về miền đất xa xôi ấy? Việc một MC như anh xuất hiện trong đám cưới này có nhạy cảm quá không?
- Tất cả là vì du lịch và những chuyến đi kì thú. Tôi thích đến những miền quê xa xôi, nơi mà mình chỉ mới nghe nói chứ chưa bao giờ đặt chân đến. Nếu có thể kết hợp với công việc thì càng tốt. Ngoài ra, đám cưới đó tôi nhận lời làm MC là do mối quan hệ bạn bè thân thiết…
Theo Nguoiduatin
'Sao' hát sai lời trong 'Đêm nhạc Trịnh Công Sơn'
Cả Ngọc Anh, Mỹ Tâm và Mỹ Linh đều mắc lỗi khi hát những ca khúc của cố nhạc sĩ nổi tiếng trong chương trình tối 3/3 ở Nhà hát Công nhân, Hà Nội.
Sau những tranh chấp về quyền tổ chức, phía gia đình Trịnh Công Sơn và IB Group đã đồng ý để Liên đoàn xiếc Việt Nam và công ty Mediamax tổ chức đêm "Ru tình" tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào tối 7-8/3. Không còn độc quyền nhưng "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn" có lợi thế tổ chức trước. Chương trình cũng có ưu thế ở sự tham gia của Tuấn Ngọc. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh, ánh sáng của Nhà hát Công nhân khiến khán giả thất vọng ngay từ những phút mở màn. Sự dụng công của Quốc Trung trong vai trò Giám đốc âm nhạc, mang kèn tây, piano, violin, guitar... lên sân khấu không mang lại kết quả như mong đợi.
Mỹ Tâm làm tươi vui ca khúc vốn buồn của Trịnh.
Nguyễn Ngọc Anh xuất hiện với tư cách nhân tố mới cũng không tạo ra những bất ngờ thú vị. Nữ ca sĩ Sao Mai điểm hẹn sai lời ngay từ bài đầu Nắng thủy tinh. Trong cả ba phần trình diễn ( Nắng thủy tinh, Này em có nhớ, Còn mãi tìm nhau), Ngọc Anh đều quá nhấn nhá, quá yểu điệu. Cách trình diễn đầy bản năng đàn bà đem đến cho cô sự thành công trên các sân khấu nhạc trẻ lại tỏ ra không phù hợp với cái vô thường, tĩnh lặng của nhạc Trịnh. Bản thân Ngọc Anh khéo chữa cháy cho mình bằng câu: "Tôi diễn nhiều sân khấu nhưng với sân khấu nhạc Trịnh tôi luôn lo lắng. Nếu tôi chưa làm thỏa mãn quý vị thì mong khán giả có cái nhìn thoáng hơn vì Ngọc Anh còn rất trẻ với dòng nhạc Trịnh".
Với Mỹ Tâm, bốn năm liền cô có mặt trong các đêm nhạc Trịnh được tổ chức dịp tháng 3 ở Hà Nội nhưng vẫn không tránh khỏi sự cố sai lời. Khi đang say sưa với Có một dòng sông đã qua đời, họa mi tóc nâu hát "Mười năm khi phố khi vùng đồi" thành "Mười năm khi phố khi nụ cười" và hẫng khi phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình. Tuy nhiên, Có một dòng sông đã qua đời được phối mới khá vui tươi với phong cách Mỹ Tâm. Đến Đêm thấy ta là thác đổ - ca khúc được xem như bài tủ của Mỹ Tâm khi hát nhạc Trịnh, cô đổi từ "Đời ta hết mang điều mới lạ. Tôi đã sống rất ơ hờ" thành "Đời em hết mang điều mới lạ. Tôi đã sống rất ơ hờ". Chỉ một sự đổi ngôi nhân xưng, Mỹ Tâm đã vô tình làm đổi cả ý trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên cô hát khá tốt Chuyện đóa quỳnh hương và Tình xa.
Mỹ Linh từng bị dư luận chê trách khi hát sai Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui trong Lễ bế mạc Liên hoan Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2011. Lần này, diva tóc ngắn nhầm lời đến hai lần trong hai ca khúc Trịnh. Mỹ Linh hồn nhiên hát "Trời sao im vắng" (nguyên văn "Đời sao im vắng" - Ru ta ngậm ngùi), "Một sớm mai chim bay đi bình yên" ("Một sớm mai chim bay đi triền miên" - Để gió cuốn đi). Mỹ Linh cũng bộc lộ nhiều chỗ hát đuối, giả thanh không tốt khi thể hiện Em hãy ngủ đi, Nhớ mùa thu Hà Nội.
Mỹ Linh hát kém hơn phong độ thường có của chị.
Lời là giá trị đặc biệt trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Văn Cao từng gọi nhạc Trịnh là ca thơ, trong đó không phân biệt được đâu là ca đâu là thơ. Những người yêu nhạc Trịnh đều rất chú ý đến ca từ trong bài hát. Bởi thế, việc các ca sĩ nhầm lời liên tục trong một đêm nhạc Trịnh gây khó chịu cho khán giả.
Phần trình diễn của Ánh Tuyết, Tuấn Ngọc xứng đáng được coi là điểm sáng của cả chương trình. Đây là hai ca sĩ có nhiều gắn bó với dòng nhạc Trịnh. Dáng người nhỏ bé, mặc chiếc áo dài mền mại, buông tóc hờ ngang vai nhưng Ánh Tuyết khoe chất giọng khỏe, vang với Vết lăn trầm, Cuối cùng cho một tình yêu, Rừng xưa đã khép, Xin trả nợ người. Chị cũng tiết chế tình cảm rất tốt khi hát.
Tuấn Ngọc xứng đáng với đánh giá của Trịnh Công Sơn khi cố nhạc sĩ xem anh là nam ca sĩ hát hay nhất dòng nhạc của mình. Vẫn một phong thái quý ông tự tin, điềm tĩnh, một giọng hát vừa kỹ thuật vừa cảm xúc, cách hát chậm rãi, từ tốn, Tuấn Ngọc khiến người nghe thoải mái tận hưởng phần lời đẹp đẽ của nhạc Trịnh qua Ru đời đi nhé, Phôi pha, Hạ trắng, Chiều một mình qua phố. Danh ca dòng tân nhạc chia sẻ hai kỷ niệm của mình với tác giả bài hát. "Lần đầu tôi gặp Trịnh Công Sơn ở một phòng trà Sài Gòn, khi tôi làm hòa âm cho các em tôi hát Cát bụi tình xa. Trịnh Công Sơn nghe xong có bàn tôi hỏi: "Ai hòa âm bài này?". Lúc đó, tôi nghĩ, cái tên nhạc sĩ hòa âm quá to so với mình nên chỉ đáp: "Tôi". Lần thứ hai cũng là ở phòng trà, khi tôi về nước. Trịnh Công Sơn yêu cầu tôi hát Phôi pha. Mấy tháng sau, ở Mỹ, tôi nghe tin anh ấy mất".
Tuấn Ngọc lịch lãm.
Dẫu những lần gặp nhau ngắn ngủi chưa đủ thành tri âm ngoài đời nhưng trong âm nhạc, Tuấn Ngọc và Trịnh Công Sơn đều dành cho nhau sự đánh giá cao. "Có lẽ một nghìn năm nữa mới có một Trịnh Công Sơn. Mà tôi nói như vậy là còn khiêm tốn. Sẽ có nhiều Tuấn Ngọc nhưng không thể có một Trịnh Công Sơn nào nữa. Tôi may mắn sinh ra trong một thời kỳ toàn những thiên tài âm nhạc như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Phạm Đình Chương" - Tuấn Ngọc nói. Bản thân anh cũng giữ nét hóm hỉnh như một sự làm duyên với khán giả. "Khi đi hát, tôi cũng hơi lo vì có đến hai đêm nhạc Trịnh. Taxi chở tôi lạc đến Cung Hữu nghị, tôi nhìn băng-rôn quảng cáo ngạc nhiên thấy mình quá trẻ, hóa ra đó là hình Đàm Vĩnh Hưng" - Tuấn Ngọc tủm tỉm cười làm không gian khán phòng sôi động hẳn.
Đứng cạnh Tuấn Ngọc, MC Lê Anh bỗng trở nên mất duyên. Anh dẫn chương trình nhạt. Anh giữ Tuấn Ngọc lại sân khấu để đặt câu hỏi về bí quyết hát làm rung động trái tim nhưng cướp luôn quyền trả lời của nhân vật.
Trong thời lượng hai tiếng đồng hồ, "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn" đem đến cho khán giả gần 20 bài hát chủ yếu nghiêng về mảng tình yêu và thân phận. Chương trình tiếp tục diễn ra trong hai tối 7-8/3.
Theo VNE
Đàm Vĩnh Hưng nhận cát sê 400.000 triệu trong siêu đám cưới 50 tỷ? Chiều qua (29/02), thông tin về một đám cưới thuộc dạng "siêu sang" tại Hà Tĩnh được lan truyền trên internet đã thực sự khiến cộng đồng mạng quan tâm. Không phải vì cô dâu, chú rể là những người nổi tiếng mà bởi mức độ "chịu chi" của gia chủ gia đình 2 họ. Một trang web của Hà Tĩnh thậm chí...