Lazada hỗ trợ 45.000 doanh nghiệp SME kinh doanh trực tuyến
Lazada sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, như khởi tạo, đăng tải thông tin, thiết kế gian hàng, đào tạo tiếp thị… nhằm dạng hóa các nguồn doanh thu.
Lazada hỗ trợ 45.000 doanh nghiệp SME kinh doanh trực tuyến, từ tháng 5. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Trong tháng Năm, Lazada cho biết sẽ triển khai gói “Kích cầu kinh tế” dự kiến hỗ trợ 45.000 doanh nghiệp trong nước, trong đó chú trọng tới các doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng nhau vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19.
Cụ thể, nội dung gói “Kích cầu kinh tế” sẽ thông qua các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Theo đó, Lazada sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi tạo, đăng tải thông tin hàng hóa, thiết kế gian hàng trực tuyến từ đó đa dạng hóa nguồn doanh thu, bù đắp cho sự sụt giảm doanh số đến từ các hình thức kinh doanh truyền thống.
Với các doanh nghiệp mới tham gia lĩnh vực thương mại trực tuyến, Lazada sẽ tư vấn, hỗ trợ miễn phí và cung cấp các khóa đào tạo về các hoạt động tiếp thị, gia tăng lượng truy cập, như các giải pháp Flash Sale, Lazada livestream.
Video đang HOT
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cho rằng sự phát triển của các SME nội địa là huyết mạch trong nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang phải gánh chịu hậu quả kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. “Vì vậy, với gói ‘Kích cầu kinh tế,’ Lazada mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thành công trên nền tảng số,” ông James Dong nói.
Bên cạnh đó, Lazada cũng lần đầu tiên triển khai cung cấp-”Thực phẩm tươi sống” với dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 giờ, tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó mở rộng ra Hà Nội, các tỉnh thành khác. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành như Meat Deli, Mega Việt Phát, Foodmap, Hiệp Nông, Lothamilk… đang cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống trên Lazada. Và công ty này dự kiến sẽ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thiết yếu trên hệ thống.
Theo đại diện của Lazada, tất cả các mặt hàng được bán trong chương trình sẽ phải đáp ứng các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng, bao gồm Chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm, Chứng nhận mô hình sản xuất tiêu chuẩn Global GAP, Chứng nhận Việt GAP…
Ông James Dong chia sẻ thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa nguồn lực logistics, từ đó có thể mang những thực phẩm tươi, sạch như trái cây, rau củ, thịt cá đến tận nhà cho khách hàng nhanh chóng trong 2 giờ để đảm bảo cho người tiêu dùng có thể yên tâm trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh./.
Hạnh Nguyễn
Ngành vận tải ô tô kiến nghị Thủ tướng 'cứu' doanh nghiệp
Do tình hình kinh doanh vận tải hành khách, háng hoá giảm 90%, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Xác nhận với VTC News chiều 14/4, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, Hiệp hội vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Theo báo cáo của hiệp hội, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô và bến xe đều gặp khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch lại tăng làm doanh nghiệp vận tải ngày càng khó khăn.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: TTXVN).
Từ đó, hiệp hội kiến nghị các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm 50% lãi suất vay cho các khoản phải trả lãi của các tháng 4, 5, 6/2020 (trong số này nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%). Kể từ tháng 7/2020 áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 6%/năm. Giãn nợ bao gồm cả gốc và lãi từ 6-12 tháng cho các doanh nghiệp kể từ ngày công bố dịch. Tiếp tục cho vay ra với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động tiếp tục khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất không quá 6%/năm trong năm 2020 và không quá 9% trong năm 2021.
Hiệp hội Vận tải cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có doanh thu nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì trả tiền lương cho người lao động để chờ khi dịch đi qua có thể tiếp tục hoạt động được ngay. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch.
Hiệp hội đề nghị có chính sách hỗ trợ tất cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách đường bộ, hàng không... với mức hỗ trợ bằng 20% tổng số thuế thực nộp của doanh nghiệp trong năm 2019; giảm thuế giá trị gia tăng về 0%, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ cho phép doanh nghiệp và người lao động miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian đến hết tháng 6/2020 hoặc đến khi công bố hết dịch.
Hiệp hội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho miễn phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2020; giảm 50% phí đăng kiểm xe cơ giới; điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định ôtô chu kỳ đầu là 24 tháng và chu kỳ tiếp theo là 12 tháng; không thu phí đậu, đỗ, đón khách tại sân bay, nhà ga, bến cảng...
Đối với các tỉnh, thành phố, Hiệp hội kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% lệ phí đăng ký cho các xe đăng ký mới để kinh doanh vận tải, áp dụng đến 31/12/2021.
NGỌC KHÁNH
Vingal (VGL) trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt, tỷ lệ 13% Ngày 11/5 tới đây, CTCP Mạ kẽm công nghiệp Vingal-Vnsteel (Vingal, mã chứng khoán VGL - UPCoM) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt. Như vậy, với gần 9,33 triệu cổ phiếu đang giao dịch, Vingal dự kiến phải chi hơn 12 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch...