Lazada bị tố chiếm dụng vốn, coi thường khách hàng Việt
Phản ánh việc Lazada (Công ty TNHH Recess) vi phạm khuyến mại, xem thường người tiêu dùng và có hành vi chiếm dụng vốn, một khách hàng đã gửi đơn tố cáo doanh nghiệp này lên các cơ quan chức năng.
Trong thời gian qua, Lazada Việt Nam đã vướng vào rất nhiều vụ lùm xùm, khiến khách hàng phản ứng tiêu cực
Theo phản ánh gửi đến ICTnews của khách hàng Thành Lương (trú tại Hà Nội), vào 0h00 ngày 11/11/2018, được biết Lazada tổ chức chương trình khuyến mãi, khách hàng này đã đặt đơn hàng mua 2 chiếc loa Harman Kardon do Lazada là nhà phân phối, 1 lõi lọc nước của Xiaomi với tổng trị giá đơn hàng 3.854.000 đồng, mã đơn hàng 209702537646798.
Giao dịch thực hiện thành công, khách hàng đã thanh toán ngay số tiền nêu trên.
Tuy nhiên, mặc dù khách hàng đã thanh toán và số tiền tương ứng được trừ trong thẻ VISA Debit nhưng khoảng 30 phút sau đó, phía Lazada bất ngờ thể hiện đơn hàng ở trạng thái chờ thanh toán và thông báo sẽ huỷ giao dịch trong vòng 48h nếu khách hàng… không thanh toán.
“Trước sự việc bất thường này, tôi đã liên lạc và cung cấp các thông tin Lazada cần bao gồm giao diện chụp đơn hàng, tin nhắn thể hiện tiền của tôi bị trừ.
Thế nhưng, Lazada lại báo đơn hàng của tôi có lỗi hệ thống, do đó sẽ hủy đơn hàng và hoàn lại tiền, không hề hỏi tôi có nhu cầu nhận lại tiền hay vẫn thực hiện mua hàng như ban đầu”, khách hàng Thành Lương bức xúc.
Đơn hàng của khách hàng Thành Lương
Video đang HOT
Cũng theo khách hàng này, 48h sau đó theo như cam kết trả lời của Lazada vẫn không có bất kỳ ai liên lạc lại để giải quyết như đã hứa hẹn.
Chỉ đến khi khách hàng tiếp tục khiếu nại thì phía Lazada mới gọi điện xin lỗi vì gây ra trải nghiệm không tốt, xin lỗi vì sai sót hệ thống và tiếp tục nói giao dịch bị huỷ (không lý do).
“Tôi đồng ý nhận lại tiền nhưng yêu cầu Lazada trả lời rõ: Giao dịch của tôi thực hiện trên Lazada có hợp lệ hay không? Giao dịch của tôi trên Lazada có đáp ứng các yêu cầu và mô tả cơ chế khuyến mại cho khách hàng mà Lazada đã xin giấy phép Sở Công thương (hoặc cấp cao hơn) hay không?
Ngoài ra, yêu cầu Lazada bồi hoàn số tiền lãi tính của 3.854.000 trong thời gian Lazada giữ số tiền này của tôi, lãi suất tính theo lãi không kì hạn của ngân hàng do Lazada không đưa ra bất kì lí do phù hợp nào để sở hữu số tiền này của tôi khi không thực hiện yêu cầu đơn hàng”, khách hàng Thành Lương cho hay.
Trước hàng loạt các khúc mắc, khách hàng Thành Lương cho biết phía Lazada không trả lời bất kỳ câu hỏi nào để thể hiện sự minh bạch thông tin cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Đồng thời, doanh nghiệp này đưa ra email thông báo “đơn hàng bị huỷ thanh toán, Lazada đã kích hoạt đảo chiều giao dịch hoàn tiền vào ngày 11/11/2018, dự kiến trong 7 ngày làm việc khách hàng sẽ nhận lại được số tiền này”. Người gửi email ký tên Lý Trúc Dung – Bộ phận Giải quyết Khiếu nại của Lazada.
Trao đổi với ICTnews, sau vụ việc, khách hàng Thành Lương bày tỏ đã mất hoàn toàn niềm tin vào Lazada và cũng không có nhu cầu tiếp tục thực hiện đơn hàng mà Lazada đã hủy.
Tuy nhiên khách hàng này đề nghị các cơ quan cấp phép thực hiện chương trình khuyến mại của Lazada hậu kiểm hoạt động của doanh nghiệp này, ngừng cấp phép nếu Lazada không đủ năng lực được thực hiện.
Ngoài ra, đề nghị các cơ quan chức năng, Hội Bảo vệ Người Tiêu dùng xem xét hành vi có dấu hiệu lừa đảo khách hàng của Lazada, đề nghị cơ quan báo chí có tiếng nói bảo vệ người tiêu dùng, sự lành mạnh của thị trường.
“Đối với Lazada, tôi yêu cầu phải phản hồi tất cả thông tin tôi đã yêu cầu trong các nội dung đã trao đổi giữa tôi và Lazada. Nếu yêu cầu không được thực hiện, phản hồi không chính đáng, tôi đủ tự trọng để khởi kiện Lazada ra tòa và theo đuổi đến cùng sự việc”, khách hàng Thành Lương nói.
Trong suốt thời gian qua, Lazada.vn (Công ty TNHH Recess) đã bị rất nhiều người tiêu dùng phản ánh, khiếu nại trong quá trình mua hàng.
Phía Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng ( Bộ Công Thương) cũng từng lên tiếng đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mua hàng tại doanh nghiệp này.
Các vụ việc của người tiêu dùng mua hàng trên trang web Lazada.vn chủ yếu tập trung vào những hành vi như chậm giao hàng, giao hàng không đúng như quảng cáo, giao hàng cũ/đã qua sử dụng, không xuất hóa đơn, tự động hủy đơn hàng, quảng cáo giảm giá nhưng người tiêu dùng phải mua với giá chưa giảm…
Hoàng Phương
Theo ICT news
TPHCM: Giá nhà đất tăng chóng mặt, "cò" đất làm loạn
Thời gian gần đây, giá đất nền tại một số khu vực ngoại thành và vùng ven trung tâm TPHCM có tốc độ tăng phi mã, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường và người tiêu dùng.
Đất vùng ven tăng giá chóng mặt
Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản trong hai quý vừa qua của một số công ty nghiên cứu thị trường, khu Đông TPHCM gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức đang là tâm điểm của thị trường bất động sản trong phân khúc đất nền. Tại đây, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô đạt tới 100%. Giá đất liên tục tăng khoảng 5 - 10% so với quý trước, riêng khu vực quận 2 tăng 15 - 20%. Theo thông tin phóng viên ghi nhận được, tại quận 9, khu vực cảng Phú Hữu, giá đất nền trong một tháng gần đây cũng đã tăng từ 24-25 triệu/m2 lên 30-35 triệu đồng/m2. Tại khu vực Long Phước, giá nhà phố cũng tăng chóng mặt từ 600-700 triệu đồng/căn lên 1 tỷ đồng/căn chỉ trong một tháng qua.
Một số dự án đất nền hiện đang xây dựng hạ tầng và chưa có giấy chủ quyền (sổ đỏ) nằm trên đường Tam Đa, cách đây một tuần được chào với giá 16,5 triệu đồng/m2 thì nay đã được đẩy lên 18,5 đến 19 triệu đồng/m2. Một số dự án nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 hiện đã có sổ đỏ mới được chào với giá 25 triệu đồng/m2 thì nay được đẩy lên 40-50 triệu đồng/m2. Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.
Không chỉ TPHCM, giá đất tại các tỉnh lân cận cũng sốt nóng không kém. Cụ thể, tại TP Biên Hòa (Đồng Nai), tin tức về giá nhà, đất được bàn tán khắp nơi, thông tin rao bán nhà đất được treo dày đặc trên các cột điện, bờ tường. Lãnh đạo một công ty bất động sản nhận xét, hiện thị trường bất động sản đang phát triển mạnh ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An... Ăn theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt công ty bất động sản, nhất là các công ty môi giới. Nhiều công ty có vài ba nhân viên, không được đào tạo, không được quản lý tốt nên đi lừa đảo khắp nơi.
Giám đốc một công ty địa ốc cho biết: "Để xảy ra tình trạng nở rộ lừa đảo thời gian qua do có quá nhiều sàn môi giới ra đời. Ngay cả công ty tôi, nhiều nhân viên mới làm một vài năm cũng ra mở sàn giao dịch, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là giải thể xin về lại. Một số nhân viên khác mở sàn khó khăn thì làm liều làm bậy. Do không có sự giám sát, hậu kiểm trong khâu thực thi pháp luật", ông này nói.
Chính quyền vào cuộc
Trước việc cơn sốt đất lan rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư lao theo, khiến nhiều ý kiến lo ngại về nguy cơ bong bóng bất động sản cũng như gặp rủi ro do tình trạng cò đất lừa bán dự án ảo. "Giá đất tăng nóng thời gian qua không phản ánh đúng giá trị thật. Nhiều lô đất chỉ là đất nông nghiệp, đất vườn đang bỏ hoang và nằm ở những vùng rất hẻo lánh không có giá thị thương mại nhưng tăng vùn vụt do tình trạng mua đất như mua rau, mua bất chấp của giới đầu tư. Đất tăng giá chủ yếu do đầu nậu chuyển nhượng qua lại với nhau. Vì là đầu cơ, đầu nậu nên họ đẩy giá bán kiếm chênh lệch, lướt sóng chứ không có nhu cầu để đầu tư dài hạn", giám đốc một công ty môi giới địa ốc cho hay.
Cũng chính lo ngại này, nhiều địa phương đã có động thái siết lại thị trường bất động sản như hạn chế phân lô bán nền, thanh kiểm tra các dự án, dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thậm chí tạm dừng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì nguy cơ cơn sốt đất hiện nay là sốt ảo.
Tại TPHCM, UBND TP nhận định trên địa bàn TP có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng và thông tin sai lệch dự án bất động sản rồi đẩy giá, khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch, dẫn đến giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng đột biến, có nơi tăng đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, UBND TP đã yêu cầu Công an TPHCM phối hợp các quận huyện xử lý những người đưa thông tin sai lệch về các dự án bất động sản, hạ tầng kỹ thuật để thổi giá nhà đất hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch. Động thái này được thành phố đưa ra nhằm ổn định tình hình sốt đất ảo trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản.
Theo thông tin ghi nhận được từ một số nhân viên môi giới tại khu vực quận 9 TPHCM, giá nhà đất tăng hàng ngày, hàng giờ, nay nhận cọc mai sang tên đã lời được mấy chục triệu đồng.
Theo Bảo Chương
Lao Động
Giá đất "nhảy múa", ngân hàng siết cho vay Cho vay bất động sản từng được nhiều ngân hàng thương mại xem như "gà đẻ trứng vàng". Nhưng nay với những dấu hiệu cho thấy dòng vốn đang chảy mạnh vào lĩnh vực này cũng như các đợt "sốt đất", nhiều ngân hàng đã siết chặt hơn. Ngân hàng e dè Nếu như vài năm trước, cho vay bất động sản (BĐS)...