Lấy ý kiến nhân dân về việc bỏ hình phạt tử hình với một số tội danh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định ban hành kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Cụ thể, tại quyết định 1076/QĐ-TTg nêu rõ, đối tượng lấy ý kiến gồm các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian từ ngày 15/7 đến hết ngày 20/9.
Việc lấy ý kiến nhân dân phải bám sát nội dung Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13/7/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bao gồm toàn bộ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trọng tâm là những vấn đề như: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội;
Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp;
Quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn…
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ 15/7 đến 20/9.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua nhiều hình thức: Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; góp ý thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và các hình thức phù hợp khác.
Video đang HOT
Ý kiến của nhân dân góp ý vào dự thảo này gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Tư pháp theo địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc qua hộp thư điện tử: boluathinhsu@moj.gov.vn. Cá nhân gửi ý kiến góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện thì không phải dán tem.
Theo Quyết định, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai Kế hoạch này.
Cụ thể, Bộ Tư pháp xây dựng đề cương báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);
Tổng hợp kết quả lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); ý kiến của các tổ chức, cá nhân được gửi trực tiếp về Bộ Tư pháp và qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; ý kiến của nhân dân góp ý qua các cơ quan thông tấn, báo chí…
Quyết định nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tư pháp về quá trình tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần thông tin kịp thời cho Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.
Báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 18/9/2015, đồng thời gửi bản mềm báo cáo qua hộp thư điện tử của Bộ Tư pháp:boluathinhsu@moj.gov.vn.
Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trước ngày 23/9/2015.
Quyết định cũng nêu rõ, các ý kiến góp ý của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Thông xe toàn tuyến cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe toàn tuyến, giúp giảm ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là tuyến cao tốc được thiết kế hiện đại và có chất lượng tốt nhất Việt Nam.
Sáng 8.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thông xe toàn bộ 55km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại lễ thông xe cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường bộ cao tốc nằm trong tuyến đường bộ cao tốc phía Đông, thuộc quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào khai thác toàn tuyến, sẽ rút ngắn được thời gian và khoảng cách từ TP.HCM đi các vùng lân cận. Theo lộ trình cũ, từ TP.HCM đi ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1A) dài 70km và mất 3h đồng hồ, do thường xuyên xảy ra kẹt xe, ùn tắc giao thông. Trong khi đó, nếu đi cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thời gian chỉ còn 1h và rút ngắn được lộ trình khoảng 20km.
Đi Long Thành (Đồng Nai) dài 45km, thời gian khoảng 1h đồng hồ, nay đi cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chỉ còn khoảng 22km và thời gian khoảng 20 phút.
Nếu đi Vũng Tàu dài khoảng 120km mất thời gian khoảng 2,5h đồng hồ, trong khi đó, lưu thông trên cao tốc chỉ còn 95km và thời gian khoảng 1h20 phút. Việc rút ngắn thời gian di chuyển cũng như quãng đường đi giúp giảm từ 20-30% chi phí vận tải.
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe toàn tuyến giúp kéo giảm ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Tại lễ thông xe, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: "Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là dự án có số vốn lớn, lên đến 1 tỷ USD và được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, được Hội đồng nghiệm thu quốc gia đánh giá là tuyến cao tốc có chất lượng tốt nhất từ trước đến nay".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị. Đặc biệt, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mang ý nghĩa sâu sắc những người đồng đội, đồng chí ngã xuống khi tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhất là trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Tại buổi lễ, Thủ tướng cho biết, việc thông xe 55km cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ nâng tổng số cao tốc Việt Nam đã xây dựng được 580km. Đến cuối năm, khi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đoạn Lào Cai - cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) hoàn thành thì sẽ được 700km.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương sự nỗ lực của các bộ, ngành đơn vị hai tỉnh thành liên quan, trong việc sớm hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Thủ tướng lưu ý, chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), tiếp tục hoàn thiện những công việc còn lại của dự án để đạt được một công trình đồng bộ, hiện đại.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị TP.HCM, tỉnh Đồng Nai cần bổ sung, cập cập quy hoạch phát triển địa phương. Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rất có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội. Trong quy hoạch phải hết sức lưu ý chăm lo đời sống, công việc làm của nhân dân và đặc biệt là đồng bào đến nơi ở mới khi giao đất thực hiện công trình.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là dự án có số vốn lớn, lên đến 1 tỷ USD và được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, được Hội đồng nghiệm thu quốc gia đánh giá là tuyến cao tốc có chất lượng tốt nhất từ trước đến nay"
Tại buổi lễ, Thủ tướng nói và yêu cầu trong năm 2015 phải hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ Lạng Sơn cho đến Mũi Cà Mau. Bên cạnh đó hoàn thành nối thông một số đoạn, tuyến đường quan trọng thuộc giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh, đặc biệt đoạn qua Tây Nguyên.
Dự án xây dựng đường cao tốc HLD dài 55km đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Đồng Nai với diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là hơn 437 hecta; đền bù 1.990 hộ dân bị ảnh hưởng; di dời nhiều công trình công cộng. Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được chia làm 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 20.630 tỷ đồng từ vốn vay thương mại (OCR) của ADB (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Ngày 02.01.2014 đoạn từ Vành đai II đến quốc lộ 51 dài 20km đã thông xe đưa vào khai thác; ngày 10.01.2015 đưa vào khai thác thành phần I của Dự án dài 4km từ nút giao An Phú (quận 2) đến nút giao Vành đai II (quận 9) vượt tiến độ thi công 6 tháng. Sau 1 năm đưa vào khai thác, đoạn tuyến đã đảm bảo phục vụ cho hơn 5 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.
Theo Dương Thanh (Danviet.vn)
Chủ tịch nước: Quyết liệt cắt bỏ "khối u" tham nhũng, lòng dân mới yên Nhân dịp Xuân Ất Mùi, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tình hình đất nước một năm vừa qua; định hướng những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 - quãng thời gian gắn với những hoạt động kỷ niệm trọng đại của quốc gia, dân tộc. TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung...