Lấy tin từ trang cá nhân của người nổi tiếng để đăng báo là phạm luật?
Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) khẳng định báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng…
Thảo luận về dự thảo Luật trên tại phiên họp 41 mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đây là quan điểm tiến bộ, phù hợp Hiến pháp 2013. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ, cụ thể hơn.
Tên, hình ảnh thuộc phạm trù quyền cá nhân
Theo bản tổng hợp ý kiến của cơ quan trình dự án luật, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), UBND TP Hà Nội đề nghị quy định rõ ràng, cụ thể thế nào là thông tin thuộc bí mật đời tư cá nhân, như các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản, thông tin về tình trạng cá nhân ( sức khỏe, mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh xã hội…) tại điều khoản vềnhững nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí.
UBND TP Hà Nội cho rằng cần xác định mức độ xử phạt nếu vi phạm như có thể đình chỉ hoạt động tác nghiệp, thu hồi thẻ nhà báo, nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc tiết lộ bí mật đời tư gây hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân đó.
Khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân? (Ảnh minh họa)
Ý kiến này lưu ý việc khai thác thông tin từ trang cá nhân của những người nổi tiếng cũng là xâm phạm đời tư cá nhân. Bởi các cá nhân có quyền công khai vấn đề của họ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phóng viên, nhà báo có quyền sử dụng thông tin của họ làm thành sản phẩm đưa lên báo chí khi chưa có sự đồng ý. Tên và hình ảnh của người đó cũng thuộc phạm trù quyền cá nhân.
Bản đóng góp ý kiến cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm là “thông tin gây hiểu lầm” với lý do thời gian qua đã có một số trang báo đăng bài, rút tít chưa phù hợp dẫn đến gây hiểu lầm cho người đọc, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của công dân.
Hành vi vi phạm quyền tác giả cũng là vấn đề cần nghiên cứu quy định cấm đểkhắc phục tình trạng một số báo lấy tin bài đã đăng ở báo khác, sau đó chỉnh sửa một số tình tiết, gắn tên tác giả mới. Hành vi trên vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.
Thảo luận về dự thảo Luật tại phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng đặt câu hỏi: “Về vấn đề bản quyền lung tung hết, ai sẽ làm trọng tài xét xử? Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong xử lý vấn đề ăn cắp thông tin giữa báo này với báo kia thế nào?”.
Quy định đảm bảo an toàn thông tin bí mật cá nhân còn ít
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay một số quy định đảm bảo quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng nên đã dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Do đó, các quy định trong Luật Báo chí (sửa đổi) lần này được thiết kế theo hướng vừa đảm bảo quyền nhưng cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
Video đang HOT
Cơ quan báo chí mắc sai phạm: Cần nâng trách nhiệm Tổng biên tập?
VOV.VN -Có ý kiến cho rằng tổng biên tập có trách nhiệm rất lớn khi đăng tải thông tin lên báo nên Luật Báo chí cần quy định cho tương xứng.
Để cụ thể hóa quyền tự do báo chí được hiến định, Bộ Tư pháp cho rằng nội dung cơ bản của dự thảo Luật cần quy định cụ thể nội hàm của quyền tự do báo chí của công dân cũng như nguyên tắc giới hạn quyền theo tinh thần Hiến pháp 2013; quyền bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình…
Theo Bộ Tư pháp, nội dung quy định về quyền tự do báo chí còn quá ít, trong khi đó, Dự thảo Luật lại tập trung quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu, điều kiện phóng viên thường trú… nên không bảo đảm sự cân đối giữa các nội dung của Luật.
Bên cạnh đó, quy định về bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình chưa giải quyết được tình trạng xâm phạm bí mật riêng tư trên các báo, nhất là báo điện tử hiện nay.
Liên quan những nội dung không được thông tin trên báo chí và việc dự thảo sung thêm “những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí” nhưng lại giao cho Chính phủ quy định, theo ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án luật, là chưa phù hợp tinh thần Hiến pháp.
“Quy định về những nội dung và hành vi bị cấm là hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nên cần phải quy định cụ thể, minh bạch ngay trong Luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013. Việc ủy quyền cho Chính phủ quy định thêm các hành vi cấm khác và quy định chi tiết hướng dẫn thi hành ở các văn bản dưới luật là không phù hợp”, ông Phan Trung Lý nói./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
3 điểm nhấn chống oan sai trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự
Tại Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình về dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã trình bày tờ trình Quốc hội dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi. Dự thảo luật đã nhấn mạnh nhiều biện pháp chống oan sai.
Trước đó, dư luận, giới luật học giật mình thảng thốt trước vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn. Vụ án oan chỉ được sáng tỏ khi hung thủ thực sự đã thừa nhận giết người, sau 10 năm ông Chấn chịu oan khuất. Nếu không có tình tiết ấy thì không biết ông Chấn sẽ phải chịu oan đến bao giờ. Ông Nguyễn Thanh Chấn (quê Bắc Giang) bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng vào năm 2003.
Sau khi hung thủ thực sự ra đầu thú, cuối năm 2013, Hội đồng tái thẩm (TAND Tối cao) đã tuyên hủy bản án của 2 phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm có hiệu lực từ gần 10 năm trước. Đó là 2 phiên tòa đã tuyên ông Chấn tù chung thân về tội "giết người".
Câu chuyện về người tù oan 10 năm đã chỉ ra nhiều điểm cần khắc phục trong công tác tư pháp.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được minh oan sau 10 năm ngồi tù.
Chống bức cung, nhục hình
Chống bức cung nhục hình đi kèm với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Nội dung này được quy định trong các điều 15, 112, 152, 153, 156, 157, 173, 174, 228, 238, 257, 271, 318.
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013 về phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, dự thảo Luật Tố tụng hình sự quy định: Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can;
Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, phải thông báo trước cho người bào chữa thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng để họ tham dự;
Bổ sung các quy định để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bắt buộc Kiểm sát viên phải hỏi cung khi bị can kêu oan hoặc khi phát hiện hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
Quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng cấp trên phải kiểm tra hoạt động tố tụng của cơ quan cấp dưới;
Bổ sung cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tố tụng, bảo đảm sự kiểm soát giữa các khâu trong tiến trình tố tụng, khâu sau giám sát kết quả tố tụng của khâu trước, hủy bỏ những chứng cứ do khâu trước thu thập bằng biện pháp trái luật;
Đồng thời, quy định thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an đối với những vụ án oan, sai đặc biệt nghiêm trọng do cấp dưới tiến hành.
Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Nội dung được quy định tại Điều 13; Điều 40 - Điều 43; các điều 77, 81, 106, 114, 251, 270, 276, 302, 318.
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử chính là bảo đảm sự công bằng trong quá trình chứng minh; bảo đảm điều kiện để các chủ thể thực hiện đúng, đủ chức năng tố tụng của mình. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật tố tụng hình sự quy định: (1) Ngoài cơ quan tố tụng có quyền thu thập chứng cứ như hiện nay, bổ sung người bị buộc tội và người bào chữa có quyền thu thập, cung cấp chứng cứ;
(2) Quy định người bào chữa có quyền đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập;
(3) Bị can, bị cáo có quyền yêu cầu Tòa án thu thập bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận;
(4) Bổ sung trách nhiệm và thủ tục Tòa án phải giải quyết các yêu cầu của người tham gia tố tụng trước khi mở phiên toà;
(5) Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏi theo hướng việc xét hỏi trước tiên phải thuộc về cơ quan buộc tội; bị cáo có quyền trực tiếp đặt câu hỏi với bị hại, người làm chứng nếu được Chủ tọa đồng ý thay vì chỉ có quyền đề nghị Chủ tọa hỏi như hiện nay;
(6) Khẳng định rõ nguyên tắc bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn cứ trên cơ sở kết quả thẩm vấn, tranh tụng và những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và quyền bào chữa
Nguyên tắc suy đoán vô tội ở BLTTHS 2003, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (các điều 7, 10, 40, 42, 43, 50, 108, 111, 251, 271, 318; chương VII).
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo điều kiện để người bị buộc tội thực hiện tốt quyền bào chữa, gỡ tội, dự thảo quy định:
Thứ nhất, "suy đoán vô tội" là nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và khẳng định rõ "Mọi hoài nghi về tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ";
Thứ 2, ngoài ba chủ thể có quyền bào chữa như hiện hành, bổ sung người bị bắt cũng được bảo đảm quyền bào chữa và ghi nhận đầy đủ quyền, nghĩa vụ tố tụng của người này;
Thứ 3, thay quy định "cấp giấy chứng nhận người bào chữa" bằng quy định "cấp giấy đăng ký bào chữa" nhằm tránh cách hiểu thiếu chính xác, ảnh hưởng đến việc tham gia tố tụng của người bào chữa;
Thứ 4, mở rộng diện người bào chữa gồm cả Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho những đối tượng thuộc diện chính sách;
Thứ 5, mở rộng các trường hợp bắt buộc cơ quan tố tụng phải mời người bào chữa;
Thứ 6, Quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt;
Thứ 7, Quy định bị can, bị cáo có quyền đọc, ghi chép tài liệu liên quan đến việc buộc tội trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra để thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định;
Thứ 8, bổ sung một chương mới (chương VII) quy định các nội dung liên quan đến bào chữa nhằm bảo đảm cho người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án;
Cuối cùng, quy định Tòa án sẽ không mở phiên tòa nếu có căn cứ xác định việc điều tra, truy tố vi phạm quyền bào chữa; nếu đã mở phiên tòa thì yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khắc phục vi phạm hoặc tuyên bố tính vô hiệu của những chứng cứ có được từ các hoạt động tố tụng vi phạm pháp luật.
Trên đây là 3 điểm nhấn trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự trình Quốc hội mà nhiều người hy vọng có thể tác động đến quá trình tố tụng
Theo Infonet
Cho thuê nhà trọ phải đóng những loại thuế gì? Người có phòng trọ cho thuê có thuộc đối tượng chịu thuế không? Nếu có thì phải nộp những loại thuế nào? Thủ tục đăng ký cho thuê phòng trọ Về các giấy tờ cần thiết: Theo điểm d, khoản 1, điều 1 Nghị định 72/2009/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh...