Lấy thương mại, dịch vụ và ngành nghề nông thôn làm nền tảng xây dựng nông thôn mới ở xã Tiến Lộc
Trong xu thế phát triển kinh tế hiện đại, từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã đều nỗ lực giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) đã đưa tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ lên tới 91,6% trong tổng cơ cấu kinh tế địa phương. Đây cũng chính là tiền đề, là nền tảng để xã phát huy nguồn lực, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thành công.
Nghề rèn truyền thống xã Tiến Lộc phát triển mạnh.
Ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, không khí lao động của nghề rèn truyền thống xã Tiến Lộc vẫn luôn nhộn nhịp. Hàng trăm lò rèn luôn đỏ lửa, nhiều máy móc hiện đại thay thế sức người được duy trì hoạt động nhờ thị trường đầu ra cho sản phẩm ổn định. Các sản phẩm như dao, búa, liềm, cuốc, xẻng… của xã đã được đưa đi tiêu thụ khắp trong Nam, ngoài Bắc, xuất khẩu ổn định cả sang nước bạn Lào, Cam-pu-chia, My-an-ma… Thông tin từ UBND xã Tiến Lộc, trước kia, chỉ 3 đơn vị là thôn Bùi, thôn Sơn và thôn Ngọ có nghề rèn truyền thống. Tuy nhiên, khoảng chục năm trở lại đây, nghề tiểu thủ công nghiệp này phát triển mạnh ra cả 5/5 thôn trong xã.
Để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất quy mô lớn, xã Tiến Lộc đã kiến nghị huyện Hậu Lộc và tỉnh quy hoạch khu làng nghề tập trung tại thôn Ngọ, với diện tích 3,47 ha. Từ sự hỗ trợ của tỉnh cùng nguồn đối ứng của xã, hạ tầng sản xuất và hệ thống giao thông nội khu trong làng nghề được đầu tư khang trang, thuận lợi cho các xe ô tô tải vào cung ứng nguyên liệu, nhập hàng hóa đưa đi tiêu thụ. Đến nay, làng nghề tập trung này đã được lấp kín với 73 cơ sở sản xuất và công ty tham gia, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động. Doanh thu tại nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đạt hàng tỷ đồng, lợi nhuận bình quân của các hộ trong làng nghề đạt từ 250 đến 300 triệu đồng mỗi năm. Hiện tại, xã đang tiếp tục giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tập trung thứ 2 tại thôn Ngọ với diện tích 6 ha. Theo kế hoạch, vào cuối năm 2021 này, xã sẽ xây dựng 1 khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm rộng 100m2 để tăng cường quảng bá mặt hàng truyền thống của địa phương.
Video đang HOT
Để nâng cao năng suất lao động, các hộ gia đình và công ty làm nghề đã mua sắm nhiều máy móc thay thế sức người. Trên địa bàn xã hiện có 6 tổ hợp máy cán rút thép, 6 máy cắt plasma hiện đại, 307 búa máy, hơn 300 máy đột dập các loại… Ngoài ra, còn hàng nghìn máy tiện, phay, bào thép, các loại máy phổ thông phục vụ rèn và cơ khí. Ngoài các sản phẩm là mặt hàng dân dụng, những năm gần đây, nhiều cơ sở sản xuất còn mua sắm máy móc để sản xuất máy cày, bừa, các thiết bị máy nông nghiệp, bu lông, ốc vít…
Nghề tiểu thủ công nghiệp rèn phát triển mạnh cũng dẫn đến hình thành các dịch vụ thu mua, buôn bán nguyên vật liệu sắt thép, thu mua sản phẩm để đưa đi tiêu thụ. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn phát triển các cơ sở nghề mộc, gò hàn, các hoạt động vận tải với 19 xe ô tô tải các loại, 13 xe ô tô con làm dịch vụ vận chuyển khách… Với lợi thế có tuyến đường tỉnh 526B chạy qua và chỉ cách trung tâm thị trấn huyện khoảng 3 km, Nhân dân trong xã cũng phát triển hoạt động dịch vụ, thương mại, đem lại thu nhập khá cao cho hàng chục lao động.
Từ sự phát triển và chiếm lĩnh gần như tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, kinh tế xã Tiến Lộc đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. 5 năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của xã đều đạt trên 14%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người tại địa phương đã đạt trung bình 50,55 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã theo đó cùng giảm nhanh, hiện chỉ còn 0,17% tổng số hộ.
Từ sự phát triển kinh tế, gần 10 năm qua, xã Tiến Lộc đã huy động tổng nguồn lực hơn 453 tỷ đồng cho XDNTM, trong đó Nhân dân đóng góp tới 88,57%. Theo đó, hệ thống hạ tầng, nhất là cơ sở vật chất văn hóa cấp xã, cấp thôn được đầu tư khang trang, hiện đại. Các tuyến đường giao thông qua địa bàn xã đã cơ bản được bê tông hoặc nhựa hóa, có rãnh thoát nước. Hệ thống cơ sở vật chất giáo dục, y tế của địa phương cũng được chuẩn hóa theo tiêu chí NTM. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã không ngừng nâng cao. Với những nỗ lực của mình, xã Tiến Lộc đã được thẩm định đạt chuẩn NTM vào đầu năm 2021 này, mở ra bước ngoặt mới cho phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Quảng Trị: Công bố huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày 25/7, tại huyện Cam Lộ, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ Công bố và đón nhận huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Quảng Trị.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, ông Nguyễn Văn Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị (thứ 2 từ phải sang) trao bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019 cho huyện Cam Lộ. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đã trao bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ, cho đại diện lãnh đạo huyện Cam Lộ.
Trước đó, ngày 16/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 520/QĐ-TTg, công nhận huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Quyết định này cũng giao UBND tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Cam Lộ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường, đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị trao bằng Huân chương Lao động hạng Ba và tặng thưởng 10 tỷ đồng cho nhân dân và cán bộ huyện Cam Lộ. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Huyện Cam Lộ đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, khi có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới cũng đã đạt; đồng thời không có nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các công trình thực hiện bộ tiêu chí huyện, xã nông thôn mới. Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Cam Lộ xác định, vấn đề thu nhập nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong chỉ đạo. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Cam Lộ đạt gần 50 triệu đồng/năm. Viêc xóa đói, giảm nghèo đạt được nhiều kết quả vượt bậc, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Cam Lộ chỉ còn dưới 3%. Tỷ lệ người dân huyện Cam Lộ hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới đạt trên 94%...
Tỉnh Quảng Trị tặng cờ cho nhân dân và cán bộ huyện Cam Lộ, đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua "Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Để có được kết quả này, huyện Cam Lộ đã phát huy thế mạnh của địa phương để tăng giá trị cây trồng, vật nuôi nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, địa phương đã huy động được trên 3.000 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 490 tỷ đồng... Từ nguồn vốn huy động được, huyện Cam Lộ đã hoàn thành nhựa hóa 100% tuyến đường trục xã đến trung tâm huyện, đường liên xã với tổng chiều dài gần 125km; 24/24 trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn; 100% thôn, bản có quy hoạch quỹ đất và xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và các sân thể thao phục vụ nhu cầu nhân dân. Đến năm 2025, huyện Cam Lộ phấn đấu cơ bản thành huyện "Nông thôn mới kiểu mẫu".
Huyện Cam Lộ biểu dương, tôn vinh 40 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cam Lộ đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời nhấn mạnh địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức để người dân chủ động, nhiệt tình, tích cực tham gia xây dựng nôn thôn mới; duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu đã đạt chuẩn, tiến tới xây dựng xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân là mục tiêu phấn đấu. Huyện cần rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới gắn với thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế, nông nghiệp, nông thôn; triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhiều hơn nữa doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh khai thác và huy động nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
Dịp này, UBND tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 10 cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng nông thôn mới.
Chỉ 20% vị trí cấp cao ngành ngân hàng ở Việt Nam do nữ giới đảm nhiệm Ở Việt Nam, nữ giới chiếm khoảng 60% lực lượng lao động đầu vào tại các ngân hàng, nhưng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số các vị trí quản lý cấp cao. IFC - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký hợp tác nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở...