Lẩy thơ tại Ajerbaijan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khiến Iran phẫn nộ
Một vài câu từ trong bài thơ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đọc tại Azerbaijan đã gây bão chính trị với Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt chân đến Baku ngày 10/12 để theo dõi buổi diễu binh. Tại đây, Tổng thống Erdogan đọc một bài thơ có đoạn: “Họ chia cắt sông Aras bằng đá và gậy. Tôi sẽ không chia rẽ với bạn. Họ tạo áp lực để tách biệt chúng ta”. Bài thơ Tổng thống Erdogan đọc nói về việc con sông Aras chia cách người dân nói tiếng Azeri ở Azerbaijan và Iran.
Hiện có hàng triệu người gốc Azerbaijan sinh sống ở Iran tại 3 tỉnh Tây Azerbaijan, Đông Azerbaijan và Ardabil. Tehran coi một số đoạn trong bài thơ mà ông Erdogan đọc khuyến khích tư tưởng ly khai đối với người gốc Azerbaijan ở Iran.
Video đang HOT
Kênh Al Jazeera cho biết điều khiến người dân Iran phẫn nộ bắt nguồn từ Hiệp định Turkmenchay ký kết cách đây 200 năm để kết thúc chiến tranh Nga-Ba Tư. Hiệp định Turkmenchay phân định sông Aras là biên giới giữa Nga-Ba Tư, phần diện tích nay thuộc Azerbaijan, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif ngày 11/12 đăng trên mạng xã hội Twitter: “Ông Erdogan có lẽ không nhận ra ông ấy đã hạ thấp chủ quyền của Cộng hòa Azerbaijan?”. Bộ Ngoại giao Iran còn triệu tập Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ và yêu cầu giải thích về phát biểu của Tổng thống Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triệu tập đại diện ngoại giao Iran để phản đối phát biểu của Tehran.
Ngày 12/12, Ngoại trưởng Zarif đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và cho rằng Tổng thống Erdogan đã không nhận diện được vấn đề nhạy cảm liên quan đến bài thơ.
Việc chấm dứt xung đột Azerbaijan và Armenia là ưu tiên của Iran, vốn có biên giới chung với cả 2 quốc gia này.
EU để ngỏ các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 4/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đáp lại thiện chí ngoại giao từ phía Liên minh châu Âu (EU) để giảm căng thẳng với Hy Lạp trong vấn đề Đông Địa Trung Hải, đồng thời cảnh báo các thành viên EU sẽ cân nhắc các biện pháp trừng phạt.
Tàu khảo sát địa chấn Oruc Reis tại khu vực phía tây Antalya trên biển Địa Trung Hải, ngày 12/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Michel cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cần chấm dứt việc liên tục đưa các tàu thăm dò khí đốt vào vùng biển của Hy Lạp. Phát biểu với báo giới, ông cho biết trong tháng 10, sau cuộc trao đổi cấp cao tích cực và chiến lược, phía châu Âu đã đưa ra đề nghị "rất thiện chí" với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng với điều kiện Ankara cần từ bỏ "các hoạt động khiêu khích đơn phương, các tuyên bố gây căng thẳng và không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế". Tuy nhiên, EU vẫn nhận thấy những hành động đơn phương và "luận điệu gây căng thẳng".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu cho biết thêm các nước thành viên EU sẽ thảo luận về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh ngày 10/12 tới và sẵn sàng sử dụng những biện pháp đạt được thống nhất chung. Dự kiến diễn ra tại Brussels (Bỉ), đây sẽ là hội nghị trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo sau chuỗi những hội nghị được tổ chức trực tuyến do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.
Giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp lâu nay tồn tại mâu thuẫn về vấn đề lãnh hải ở Đông Địa Trung Hải. Căng thẳng giữa hai nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thời gian qua đã leo thang với nhiều hoạt động quân sự trên biển sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tàu khảo sát Oruc Reis tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải vào tháng 8.
NATO đã thiết lập một cơ chế giảm xung đột để tránh nguy cơ xảy ra những xung đột quân sự đáng tiếc giữa các bên. Đức cũng thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao thiện chí với Ankara, nhưng không hiệu quả. Trong khi đó, một số thành viên EU, trong đó có Pháp và Hy Lạp, đang kêu gọi các biện pháp mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều nước khác lo ngại căng thẳng gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thỏa thuận nhằm ngăn chặn dòng người di cư qua Thổ Nhĩ Kỳ vượt Địa Trung Hải đổ về châu Âu.
Về phần mình, ngày 21/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi EU đối thoại, đồng thời cảnh báo liên minh này tránh những hành động gây hấn trong thời gian căng thẳng leo thang ở khu vực Đông Địa Trung Hải.
Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran Sau vụ nhà khoa học hạt nhân của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh, bị ám sát, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đã ra tuyên bố phản đối vụ việc trên, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Chiếc xe của nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bị phá hủy trong một vụ tấn công vũ trang ở thành phố...