Lấy thành công dị vật vùng hàm mặt sau 1 tháng bị chấn thương
Ngày 24-5, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho bé gái Đ.T.N.H. (6 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng có khối sưng lớn vùng má phải gây biến dạng mặt và há miệng hạn chế.
Dị vật đã được lấy ra khỏi vùng má
Mẹ bé H. cho biết, bé bị sưng má phải hơn 1 tháng nay sau khi té va đập vào cầu khỉ. Bé H. đã điều trị nhiều nơi và uống thuốc nhưng không khỏi. Bác sĩ trực nghi ngờ bé bị dị vật má phải sau chấn thương.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, bé H. được chụp X-quang và siêu âm khẩn.
Kết quả siêu âm cho thấy má phải bị viêm mô tế bào, có một dị vật kích thước dài 10mm, cách bề mặt da 15mm, gần sát bề mặt cành ngang xương hàm dưới. Bé H. được yêu cầu mổ khẩn.
Video đang HOT
Sau 30 phút tiến hành phẫu thuật, dị vật đã được tìm thấy và lấy ra. Đó là 1 mảnh gỗ màu đen sậm, có nhiều cạnh nhọn, kích thước 8×10x12mm, dính chặt vào cấu trúc xơ chung quanh. Hiện tại, vết mổ ổn, bệnh nhân khỏe, đặc biệt là thẩm mỹ vùng hàm mặt đạt yêu cầu.
Muốn chạy bộ hiệu quả, sức khỏe thăng hạng, sau luyện tập nhất định không được quên 3 điều này
Kiên trì chạy bộ, ít nhất bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng chỉ chạy thôi chưa đủ, bạn phải chú ý đến cả việc chăm sóc sức khỏe trước và sau khi luyện tập để cơ thể có thể đạt trạng thái tốt nhất.
Alyssa Atkinson là một blogger chuyên viết về sức khỏe, phong cách sống... Cô cũng là một người yêu thích chạy bộ và luôn tìm cách để tối ưu hóa việc luyện tập của mình. Dưới đây là kinh nghiệm mà Alyssa Atkinson học hỏi được từ những người bạn làm huấn luyện viên sức khỏe giúp cho việc luyện tập của cô hiệu quả và an toàn hơn mỗi ngày:
Tôi đã bắt đầu chạy bộ khoảng 10 năm. Và trong 6 năm đầu, tôi lặp đi lặp lại thói quen chạy bộ giống nhau mỗi ngày. Mỗi sáng, tôi ra khỏi giường, xỏ giày và lao ra khỏi nhà. Sau đó, tôi sẽ ngồi nghỉ hàng giờ trên ghế và không làm gì cả. Dường như đó là một thói quen sai lầm mà tôi không hề nhận ra. Tôi chỉ tập trung vào đường chạy và không nhận ra rằng, những hành động ngoài việc chạy để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, an toàn, không chấn thương khi chạy còn quan trọng hơn.
Mãi cho tới cách đây 6 năm, tôi mới nhận ra sai lầm đó. Nhờ sự tư vấn của một người bạn là huấn luyện viên sức khỏe, tôi đã học được tầm quan trọng của việc khởi động trước khi chạy, những điều cần thực hiện sau khi chạy để ngăn ngừa chấn thương, phục hồi sức khỏe để chuẩn bị cho đường chạy tiếp theo.
Có lẽ, đối với mọi người chạy bộ, tất cả những gì họ muốn làm sau quãng đường chạy chăm chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và tâm trí. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là đừng bao giờ bỏ qua các bước dưới đây để tối ưu hóa thành quả luyện tập của mình.
1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể ngay sau khi chạy
Mặc dù có vẻ như bất kỳ ai sau khi chạy cũng đều uống nước, nhưng thực sự ít người bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần. Hầu như, những người chạy bộ chỉ uống nước ngay sau khi luyện tập mà không biết rằng, điều quan trọng hơn là họ phải bổ sung đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày. Đó mới thực sự là chìa khóa.
Nếu bạn chỉ uống khoảng 200ml - 300ml sau khi luyện tập và hầu như không để ý đến việc uống nước trong suốt cả ngày, cơ thể bạn có thể bị mất nước. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không tối ưu hóa được mức tăng thể chất. Vì vậy, đừng bỏ qua việc bổ sung đủ nước trong suốt cả ngày. Bạn có thể mang theo một bình nước nhỏ để có thể uống bất cứ lúc nào.
2. Ăn gì đó trong vòng 30 -60 phút sau khi luyện tập
Không nhiều người thực hiện bước này sau khi luyện tập, nhất là khi bạn vừa nỗ lực, chăm chỉ luyện tập sau 1 thời gian dài. Nhiều người sẽ cho rằng ăn thêm sau khi luyện tập sẽ khiến công sức "về mo" và cố nhịn chờ tới bữa ăn chính. Tuy nhiên, theo chuyên gia sức khỏe, bổ sung năng lượng trong vòng 30 - 60 phút sau khi chạy là rất quan trọng để cơ thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi đúng cách.
Theo quan sát của các huấn luyện viên sức khỏe, những người không bổ sung năng lượng sau khi luyện tập cảm thấy đau nhức nhiều hơn và ngay hôm sau, nghĩa là cơ thể họ đã phục hồi không tốt. Bởi vậy, bạn nên cố gắng ăn một chút gì đó sau khi luyện tập như sinh tố bơ chuối đậu phộng... Đây là món ăn bổ sung năng lượng rất tốt bởi chúng dễ tiêu, cân bằng tốt giữa carbs và protein, vị thơm ngon...
3. Đi dạo sau khi luyện tập
Có thể bạn nghĩa rằng, tại sao còn phải đi bộ trong khi tôi vừa chạy xong? Lý do là vì việc đi dạo chậm rãi sau khi chạy sẽ giúp các cơ bắp của bạn bớt đau hơn. Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ sau khoảng thời gian vận động mạnh, các khớp, cơ bắp có xu hướng trở nên cứng, và phục hồi kém hơn. Bằng cách đi bộ, thả lỏng khoảng 10 -15 phút sau khi chạy, các khớp và cơ bắp được phục hồi một cách tích cực và giảm đau đáng kể.
Mặc dù chạy là một cách luyện tập thể chất đơn giản nhưng rất nhiều bộ phận cơ thể chuyển động phối hợp với nhau. Vì thế bạn cần có sự quan tâm đúng mức đến các khâu từ khởi động cho tới phục hồi cơ bắp trước và sau khi chạy để phát huy tối đa khả năng, hạn chế chấn thương khi luyện tập.
Chườm lạnh hay chườm nóng để giảm đau? Chườm lạnh khi đau cấp tính, viêm, chấn thương mới, chườm nóng giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng. Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết chườm lạnh hoặc chườm nóng rất hiệu quả khi bị đau, chấn thương lưng, đầu gối, các khớp. Tùy loại...