Lấy người phụ nữ lương tháng 100 triệu làm vợ là sai lầm lớn nhất cuộc đời tôi
Tôi tôn trọng vợ, không muốn kìm hãm cô ấy trong 4 bức tường nhưng mọi thứ đã đi quá giới hạn của nó. Giờ đây nhìn con thậm chí còn không theo mẹ, tôi thấy sao mà quá xót xa.
Từ ngày quen nhau, tôi đã biết Nguyệt là cô gái giỏi giang và rất cá tính. Ở cô ấy luôn có một sự kiêu kỳ và cá tính đến kỳ lạ khiến tôi vô cùng ấn tượng. Ngày chúng tôi kết hôn, bạn bè ai cũng chúc mừng một cặp vợ chồng tài giỏi.
Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi khá êm đềm. Sau khi cưới được hơn 1 năm, Nguyệt sinh cho tôi một cô con gái. Con bé đáng yêu vô cùng và có đôi mắt tròn thông minh rất giống mẹ. Nhưng cơn sóng ngầm trong cuộc hôn nhân của chúng tôi cũng xuất hiện từ ấy.
Vợ tôi là một người vốn đam mê sự nghiệp, điều đó tôi biết. Tôi cũng không muốn kìm hãm cô ấy trong bốn bức tường nên khi con tròn 6 tháng, tôi đã đồng ý để vợ quay lại làm việc dù con tôi do sinh non nên khá hay bị ốm. Tôi không muốn vợ bị áp lực nên cũng thuê người giúp việc để đỡ đần vợ phần nào.
Tôi cũng không muốn kìm hãm cô ấy trong bốn bức tường nên khi con tròn 6 tháng, tôi đã đồng ý để vợ quay lại làm việc (Ảnh minh họa)
Vợ tôi rất tài giỏi, nhưng cô ấy lại đam mê công việc một cách quá đáng. Con mới 6 tháng tuổi đã phải cai sữa mẹ vì công việc của vợ tôi quá bận, những chuyến công tác nước ngoài có khi kéo dài đến cả tuần trời. Chẳng biết từ bao giờ, con bé còn theo bà giúp việc hơn theo mẹ.
Nhìn vợ suốt ngày chỉ có công việc, tôi không dám trách vì tôn trọng quyền được có sự nghiệp riêng của phụ nữ song để ý đến gia đình một chút là điều gì đó nặng nhọc lắm sao?
Con còn nhỏ nhưng vì tiền bạc cô ấy lao vào làm đến mức chẳng có thời gian gần con. Những lần con ốm con đau, chỉ có tôi đưa con đi viện hoặc thêm bà giúp việc. Lắm lúc nghe những người xung quanh hỏi có phải tôi là bố đơn thân, lòng tôi lại trĩu lại. Chẳng biết sẽ thế nào nếu con tôi lớn hơn và có thể hiểu được câu hỏi đó.
Công việc của vợ tôi thăng tiến rất tốt. Cô ấy đã đạt được vị trí mà bao gã đàn ông ao ước cùng mức lương cả trăm triệu đồng. Nhưng các bạn cũng biết đấy, làm việc cho tư bản họ sẽ vắt kiệt sức lực của ta.
Video đang HOT
Vợ tôi đi làm từ khi còn chưa dậy, đến lúc về con có khi đã ngủ rồi. Thậm chí, giờ con bé còn không theo mẹ mà cứ tối đến là ôm bà giúp việc ngủ. Nhìn con gái lắc đầu nguây nguẩy khi thấy mẹ mà lòng tôi như có ai xát muối.
Công việc của tôi thu nhập cũng chẳng phải ít ỏi gì. Tôi có thể nuôi vợ con, thậm chí để vợ ở nhà không phải đi làm. Nhưng tôi không muốn biến vợ thành một bà mẹ bỉm sữa không được theo đuổi đam mê. Nhưng mọi thứ đang đi quá giới hạn của nó.
Tôi xót con nên khuyên vợ chuyển việc khác. Gia đình tôi đâu phải thiếu thốn đến mức phải lao lực kiếm tiền như vậy. Con còn quá nhỏ, nó thực sự cần có được sự chăm sóc, tình yêu thương của cha mẹ.
Nhưng vợ tôi nói sự nghiệp đang phát triển rất tốt, cô ấy không thể bỏ lỡ. Chúng tôi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn từ chuyện công việc của vợ. Cô ấy cho rằng tôi ích kỉ khi chỉ biết nghĩ đến bản thân còn lại bắt cô ấy phải quanh quẩn với đẻ và nuôi con.
Cô ấy còn đưa ra lý luận việc cô ấy đang làm là để giúp con cái sau này lớn lên có tính tự lập, đó là nuôi con “theo kiểu Tây”. Tôi đâu phải một người không biết tiếp thu những điều tiến bộ, nhưng chẳng có một quốc gia nào bố mẹ lại bỏ bê con cái như vậy. Sự chán nản lên mức đỉnh điểm khi cô ấy nói tất cả là do tôi ghen tức với sự thành công của cô ấy.
Vợ tôi chỉ như một cái bóng xuất hiện ở trong nhà mỗi khi đêm về. (Ảnh minh họa)
Tôi thực sự cảm thấy chúng tôi không còn là một gia đình. Vợ tôi chỉ như một cái bóng xuất hiện ở trong nhà mỗi khi đêm về. Đã có lúc điên lên tôi muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng lại thương con gái. Tôi không muốn con bé phải có những ký ức không hay. Nó còn quá nhỏ.
Cuối tuần, một mình đưa con đi chơi, tim tôi như thắt lại. Con bé thấy cảnh gia đình khác có cả bố mẹ đi cùng mà cứ chỉ tôi rồi hỏi mẹ. Lương tháng trăm triệu, tài khoản tiết kiệm chục tỷ để làm gì khi đến con mình, gia đình mình còn không chăm sóc được?
Theo tintuconline.com.vn
Cứ ra rả nói xấu nhà chồng nhưng đã bao giờ các chị thử tự nhìn lại bản thân mình hay chưa?
Thực tế đáng buồn là sau khi kết hôn, không ít nàng dâu có thêm một "sở thích" là nói xấu gia đình nhà chồng.
Không biết có phải do ảnh hưởng của phim ảnh, cứ xây dựng nên những nhân vật mẹ chồng vừa khó tính, ghê gớm, ngoa ngoắt lại hay gây khó dễ cho con dâu hay không mà nhiều cô gái lại cảm thấy sợ cảnh lấy chồng. Thế còn cô nào đã làm dâu, xem phim mà như mở cõi lòng. Chả thế mà, cứ thử dạo một vòng quanh cách nhóm tâm sự của chị em phụ nữ mà xem, những câu chuyện kể xấu mẹ chồng, gia đình chồng cứ dài lê thê và được hưởng ứng rất nhiệt tình.
Ừ thì đồng ý là từ trước đến nay, có ai bảo làm dâu là dễ dàng đâu. Ở nhà bố mẹ cưng như trứng mỏng, chiều chuộng, chăm lo cho từng li từng tí, 24, 25 tuổi đầu mà cũng vẫn như còn bé bỏng lắm.
Nhiều nàng dâu quá bức xúc nên thường xuyên tìm đồng minh để nói xấu nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Bỗng một cái, khoác áo cô dâu, về làm dâu nhà người ta thì không có chuyện sáng ngủ nướng đến 9, 10 giờ. Đi làm về có mệt tơi tả cũng phải phụ mẹ chồng nấu cơm, không muốn ăn cũng phải ngồi vào mâm cùng gia đình chứ làm sao dám bỏ bữa? Cuối tuần ở nhà dọn dẹp nhà cửa, đi thăm bà con chứ mong gì được "lên đồ" rủ bạn bè ra phố xả stress? Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, kín đáo chứ đừng có mà gợi cảm , lòe loẹt, mẹ chồng chẳng vừa mắt chút nào đâu...
Đấy mới chỉ là một vài chiếc gạch đầu dòng nho nhỏ, còn chưa kể đến ba vụ đối nhân xử thế với bố mẹ, gia đình chồng đâu nhé, còn đau đầu hơn nhiều!
Chính bởi thế mà nhiều cô gái sốc nặng khi vừa làm dâu. Cuộc sống thay đổi quá nhiều khiến họ bị áp lực, cảm thấy mọi thứ quá khó khăn, bế tắc và cần phải giải tỏa.
Dạo một vòng nghe chị em nói xấu mẹ chồng hay gia đình nhà chồng thì ghê lắm. Có chị chán chẳng thiết gọi "mẹ" chuyển hẳn sang gọi là "bà", là "mụ"... Bao nhiêu uất ức đem xả hết cho nhẹ lòng, cứ nói cho sướng cái miệng, gõ cho sướng cái tay, miễn sao cảm thấy thỏa mãn khi đang bức xúc... Mà nào có phải chuyện to tát, quanh đi quẩn lại vẫn là vài ba chuyện lặt vặt đi đứng, nói cười, ăn uống... trong gia đình.
Lại có một địa điểm khác nói xấu mẹ chồng cực rôm rả, đó là ở văn phòng. Buổi trưa được nghỉ 1, 2 tiếng, chị em ngồi vắt chéo chân kể tội nhà chồng. Cứ một chị kể thì mấy chị xung quanh ngồi bĩu môi ra vẻ đầy cảm thông. Hễ chị nào nêu chiến tích "bật" được mẹ chồng một lần thì đám đông tán thưởng vỗ tay rào rào. Hay nhỉ, không biết trong cái đám người ấy, có chị nào giật mình nghĩ đến chuyện 2, 3 chục năm nữa, con dâu nó cũng đang ngồi nói xấu mình bằng những lời lẽ chẳng dễ nghe chút nào như thế không?
Thôi thì, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mình cũng chẳng sống trong nhà người ta, chẳng hiểu được hoàn cảnh của người ta nên không trách được. Chỉ thấy một điều không được hay ho cho lắm, là các chị cứ ra rả nói xấu nhà chồng nhưng hình như chưa thấy chị nào tự soi gương, nhìn lại bản thân mình.
Nói đơn giản thế này, gia đình chồng đang sống rất yên ổn mấy chục năm trời. Bỗng một ngày vì con trai họ thương yêu các chị, họ lặn lội năm lần bảy lượt đến thưa chuyện với bố mẹ chị, rồi tay bưng trầu, đầu đội lễ đến đón các chị về làm dâu con trong nhà. Khoảnh khắc đó là họ đã rất trân trọng các chị rồi.
Mỗi nhà có một nếp sống riêng, các cụ dạy "Nhập gia tùy tục", bản thân mình phải tự có trách nhiệm điều khiển bản thân để phù hợp với cuộc sống của nhà chồng chứ không phải đòi thay đổi nếp nhà đã tồn tại mấy chục năm nay. Đến khi không thay đổi được thì quay sang đổ vấy lên nó!
Chị nào cũng trách mẹ chồng khó tính, cổ hủ, gây khó dễ cho con dâu. Không phải đâu! Người lớn thì hay góp ý cho con cái để cái đúng thì phát huy, cái sai thì sửa. Nhưng đáng tiếc là hiếm có nàng dâu nào lắng nghe mà một mực tự cho mình đúng, dứt khoát làm theo ý mình. Tất nhiên, không phải người lớn lúc nào cũng đúng nhưng cái họ cần nhất vẫn là thái độ biết lắng nghe và tiếp thu của con trẻ. Mẹ chồng cũng dễ lắm, đôi khi nói một tràng dài rồi con dâu chỉ cần thỏ thẻ: "vâng ạ", "con nhớ rồi ạ" là xong. Nhưng được mấy chị như thế, có khi nghe mẹ nói, mặt lại hằm hằm tỏ thái độ ngay.
Thế nhưng, không biết đã bao giờ chị em tự nhìn lại bản thân mình hay chưa? (Ảnh minh họa)
Có chị lúc nào cũng bảo mẹ chồng khó gần, tính tình thay đổi thất thường khiến nàng dâu ức chế. Nhưng giá mà chị quan tâm đến mẹ một chút để biết rằng bà đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì tốt biết mấy. Cái thời gian ngồi nói xấu gia đình chồng, các chị dành để trò chuyện, đối thoại với bố mẹ để mọi người hiểu và thông cảm cho nhau hơn thì hay biết bao, thử tự kiểm điểm xem, mình đã làm tròn trách nhiệm của một nàng dâu chưa?
Rồi thay vì cứ hậm hực ở trong lòng, nàng dâu dám thẳng thắn dám nói ra những điều khiến mình cảm thấy mệt mỏi và bày tỏ quan điểm riêng với bố mẹ thay thì có lẽ mọi thứ có phải dễ thở hơn không?
Nói như vậy không có nghĩa là nàng dâu nào cũng sai. Đúng là cũng có những nàng dâu khổ lắm. Nhưng khổ thì khổ, dứt khoát không nên nói xấu nhà chồng. Mình cứ sống sao cho không thẹn với lòng, người tốt thì ắt sẽ được đền đáp.
Cuộc sống đã hiện đại hơn rất nhiều, chị em cũng nên trở thành những nàng dâu hiện đại. Làm mẹ chồng ghét thì dễ, làm mẹ chồng thương mới khó. Trước khi muốn bố mẹ chồng coi mình như con gái thì hãy đối xử với họ như với bố mẹ đẻ đã nhé!
Theo afamily.vn
Mối tình định mệnh 20 năm sau lời hứa từ thời mẫu giáo: "Lớn lên sẽ cưới cậu" Có những mối tình theo chúng ta từ thời còn thơ bé, trở thành những ký ức đẹp trong mỗi người. Thế nhưng để những lời hứa khi còn con trẻ trở thành sự thật khi lớn lên lại không phải việc dễ găp. Cậu bé Matt Grodsky và cô bé Laura Scheel gặp nhau lần đầu tiên là tại trường mầm non,...